SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 3 nhận biết và nhớ lâu một số kí hiệu âm nhạc trong chương trình

doc 17 trang sangkien 29/08/2022 10161
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 3 nhận biết và nhớ lâu một số kí hiệu âm nhạc trong chương trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_nhan_biet_va_nho.doc

Nội dung text: SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 3 nhận biết và nhớ lâu một số kí hiệu âm nhạc trong chương trình

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. NĂM HỌC 2011 – 2012 A. Sơ yếu lý lịch: - Họ và tên: Phạm Ánh Ngọc - Ngày tháng năm sinh: 25 tháng 5 năm 1985. - Năm vào ngành: 10/09/2007 - Chức vụ: Giáo viên. - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Văn - Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm Âm nhạc. - Hệ đào tạo: Chính quy. 1
  2. B - NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI TÊN ĐỀ TÀI : MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 NHẬN BIẾT VÀ NHỚ LÂU MỘT SỐ KÍ HIỆU ÂM NHẠC TRONG CHƯƠNG TRÌNH . I/ Đặt vấn đề (Lí do chọn đề tài) : Qua quá trình triển khai thay sách giáo khoa mới, chúng ta đều biết rằng so với chương trình Âm nhạc lớp 1 và lớp 2 đến lớp 3 ( bắt đầu giai đoạn II của chương trình môn Âm nhạc bậc Tiểu học) học sinh ( HS) không chỉ được học các bài hát mà còn học thêm một số kí hiệu âm nhạc. Tuy chưa yêu cầu HS lớp 3 tập đọc nhạc nhưng các em cần nhận biết và nhớ được một số kí hiệu âm nhạc mà chương trình đã quy định: + Tiết 16: Giới thiệu tên nốt nhạc. + Tiết 22: Giới thiệu khuông nhạc và khoá sol. + Tiết 23: Giới thiệu một số hình nốt nhạc. + Tiết 24: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông. Đó là những yêu cầu mới khá khó đối với HS lớp 3 và cũng là một trong những khó khăn cho giáo viên( GV )trong quá trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc lớp 3.Thế nhưng thời lượng dành cho HS luyện tập lại quá ít. Đến tiết 28, 29 HS mới được thực hành, tiết 31,33 ôn tập. Song song với nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 3 hiện nay hầu hết chỉ trình bày các bài hát và hình minh hoa. Các kiến thức liên quan đến một số kí hiệu âm nhạc mà HS lớp 3 cần nắm thì sách Âm nhạc lớp 3 vẫn chưa thể hiện đầy đủ so với chương trình Bộ Giáo dục quy định. Trong khi đó các thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Âm nhạc lại chưa đầy đủ hoặc chưa có . Mặt khác khi tiến hành tìm hiểu thực tế ở các trường tiểu học, tôi nhận thấy rằng ngoài những GV dạy chuyên, đa số GV dạy đại trà chỉ tập trung cho phần dạy hát hơn là cung cấp cho HS phần kiến thức âm nhạc. Do vậy sau khi học xong lớp 3, nghỉ hè, bắt đầu lên lớp 4 HS chẳng còn nhớ được bao nhiêu về các kí hiệu âm nhạc đã học. Tóm lại : Vấn đề khó khăn đặt ra ơ ûđây là một số kiến thức về kí hiệu âm nhạc mà HS lớp 3 cần nắm lại không có trong tập bài hát của HS, phương tiện dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học dẫn đến chất lượng học tập của HS chưa như mong muốn. Chính vì những lí do đã nêu trên, để giúp HS lớp 3 dễ dàng hơn trong việc lĩnh hội những kiến thức đó và trên cơ sở mặt bằng khả năng giảng dạy của giáo viên dạy đại trà, tôi đã chọn viết đề tài MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 NHẬN BIẾT VÀ NHỚ LÂU MỘT SỐ KÍ HIỆU ÂM NHẠC TRONG CHƯƠNG TRÌNH. 2
  3. II - Phạm vi thời gian thực hiện đề tài 1- Thời gian thực hiện đề tài ( Từ tháng 8 – 2011 đến tháng 4 – 2012 ). 2- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 3. - Địa điểm nghiên cứu: Trường Tiểu học Thanh Văn - Thanh Oai – TP Hà Nội III - Quá trình thực hiện đề tài 1- Khảo sát thực tế a. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài . * Thực trạng việc dạy và học phân môn hát tại trường Tiểu học Thanh Văn. Bước vào năm học 2011- 2012, Trường Tiểu học Thanh Văn thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục Âm nhạc và thay sách giáo khoa Âm nhạc bắt đầu từ lớp 1 kèm theo nâng cấp các phòng học. - Giáo viên Âm nhạc của trường có lòng nhiệt huyết với nghề, yêu thương học sinh, nhiệt tình với công việc, có giọng hát truyền cảm, đàn và đệm hát tốt, được học sinh qúy mến. Tuy vậy, việc dạy và học môn Âm nhạc mà đặc biệt là phân môn tập đọc nhạc vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như sau: - Về phía giáo viên Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy GV đã giới thiệu tới HS những ki hiệu ghi nhạc nhưng HS chưa nắm vững và hay quên.Ứng dụng CNTT vào bài giảng còn hạn chế, vận dụng các phương pháp giáo dục mới bằng CNTT cũng hạn chế. - Toàn trường có 299 học sinh, trong đó học sinh lớp 3 là 56 em . - Đội ngũ giáo viên là 33 đồng chí. Giáo viên Âm nhạc là 2 đồng chí. - Cơ sở vật chất của nhà trường gồm có 10 phòng học chính, 2 đàn phím điện tử, bảng phụ, tranh minh họa cho môn âm nhạc đa phần là chưa đáp ứng được cho việc dạy và học. Dụng cụ học tập của học sinh chưa đầy đủ, và một số đồ dùng khác. - Về phía học sinh. Hạn chế lớn nhất của học sinh là thói quen thụ động trong quá trình học tập, trong giờ học Âm nhạc cụ thể là phân môn học hát, các em chưa chủ động tìm hiêủ bài mà chỉ trông chờ vào giáo viên để hát lại một cách máy móc. Đối với các kí hiệu Âm nhạc ghi trên bài hát thì các em tỏ ra lúng túng trong việc ghi nhớ. Mặc dù học sinh rất thích văn nghệ, thích nhạc, nhưng cái khó khăn đối với giáo viên là nơi có nhiều ngôn ngữ địa phương, phát âm còn ngọng l và n. Trong giờ học hát, có nhiều em học sinh đặc biệt là các em học sinh ở nông thôn còn rụt rè, nhút nhát không chủ động xây dựng bài. Bên cạnh đó, giờ học hát còn tẻ nhạt không thu hút được các em, học sinh chỉ thích giờ học hát vì sẽ được ra chơi sớm. Khả năng đọc của nhiều học sinh lớp 2 còn kém nên ảnh hưởng rất lớn tới quá trình giảng dạy của giáo viên cũng như sự tiếp thu của học sinh. 3
  4. - Về phía nhà trường. Do chương trình đào tạo hiện nay, các em phải học quá nhiều môn học nên không có thời gian để ôn tập bài hát dẫn đến tình trạng tiết học tiếp theo không đạt chất lượng yêu cầu. Do kinh phí cấp trên còn hạn hẹp chưa đầu tư cho môn học.Hơn nữa, do nhận thức xã hội nhiều phụ huynh học sinh thậm chí có cả giáo viên vẫn cho rằng, Âm nhạc chỉ là môn học phụ nên chưa định hướng cho các em học tốt môn học này. c. Các số liệu điều tra khảo sát . Để đưa ra nhận định một cách chính xác nhất về chất lượng học hát ở học sinh lớp 3. Đồng thời làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức phân môn học hát của các em, giúp giáo viên dạy Âm nhạc của trường có biện pháp dạy thích hợp nhất với học sinh của mình, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát toàn bộ học sinh lớp 3 của trường, để việc điều tra được khách quan, tôi cũng chọn ngẫu nhiên 3 nhóm học sinh của mỗi lớp, mỗi nhóm 10 em học sinh của lớp 3 để điều tra. Kết quả tôi xin đưa ra như sau : * Kết quả điều tra về mức độ yêu thích phân môn học hát của học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Thanh Văn. HS biết các kí hiệu ghi HS chưa nhớ các kí hiệu SLHS Tên nhạc ghi nhạc lớp SLHS % SLHS % SLHS % 3A 28 100 13 46 25 89 3B 28 100 14 50 23 82 IV/ Những biện pháp giải quyết vấn đề : Từ những nguyên nhân như đã nêu trên, để giúp HS lớp 3 khắc phục khó khăn ,nắm vững các nội dung theo yêu cầu của chương trình, tôi đã thực hiện như sau : 1/ Tiết 16: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi . Ở nội dung này nhiều HS có thể nêu được tên nốt nhạc nhưng kể tên các nốt nhạc lại không đúng thứ tự. Về nhà, HS muốn luyện tập nhưng tập bài hát không có các nội dung đó. Điều này sẽ dẫn đến việc sau này HS dễ nhầm lẫn khi thực hành viết tên các nốt nhạc trên khuông nhạc . Để giải quyết khó khăn trên, sau khi giúp HS nắm được tên gọi của 7 nốt nhạc cơ bản(Đô – Rê – Mi – Pha – son – La – Si )tôi đã tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động sau : 1.1. Tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “ Tìm đường về nhà của gấu” - Chuẩn bị : + Dùng giấy krô-ki cắt khoảng 7-8 mũi tên dài khoảng 20cm-25cm ( hoặc dùng phấn màu) + GV trình bày trên 4 bảng phụ (hoặc giấy Krô-ki , tuỳ theo điều kiện, từng cách lựa chọn phương pháp của từng GV ) như sơ đồ dưới đây: 4
  5. Si Bắt đầu Đô Pha Rê Mi Son La - Tiến hành cho HS chơi như sau: HS sẽ chơi theo 4 nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 1 bảng như đã chuẩn bị ở phần trên, 8 mũi tên( hoặc phấn màu ). Sau đó yêu cầu các nhóm dùng mũi tên (hoặc phấn màu để vẽ) đính vào tên các nốt nhạc trên sơ đồ sao cho đúng thứ tự 7 nốt nhạc cơ bản đã học qua đó tạo thành đường đi về nhà của gấu . Ví dụ như hình dưới đây: Si Bắt đầu Đô Pha Mi Rê La Son Sau khi có hiệu lệnh của GV, các nhóm tiến hành chơi, GV theo dõi. Nhóm nào xong đính lên bảng lớp. Sau đó GV cho nhận xét, bình chọn xếp thứ tự thi đua, tuyên dương. * Có thể thay đổi thành trò chơi tiếp sức: GV đính 4 bảng phụ ( hoặc bảng bằng giấy krô-ki trình bày như phần chuẩn bị ) lên bảng. Sau đó cho 4 nhóm chơi tiếp sức đính mũi tên ( hoặc dùng phấn màu vẽ ) vào các nốt nhạc trên sơ đồ sao cho đúng thứ tự các nốt nhạc đã học qua đó tạo thành đường đi về nhà của gấu. Qua trò chơi này sẽ giúp HS nhớ lâu được tên và thứ tự 7 nốt nhạc 5
  6. 1.2. Kể chuyện âm nhạc “ Bảy anh em” : Ngày xưa trong một gia đình nọ có bảy anh em . Người anh cả tên Đô, người anh thứ hai tên Rê, người anh thứ ba tên Mi, người anh thứ tư tên Pha, người anh thứ năm tên Son, người anh thứ sáu tên La và người em út tên Si. Khi mùa đông đến, một hôm trời rét đậm , người anh cả tên Đô và người anh thứ hai tên Rê phải đi vào rừng lấy củi đem về cho cả nhà sưởi ấm. Đến trưa mà vẫn không thấy hai anh Đô và Rê về , người anh thứ ba và thứ tư là Mi và Pha đã lên đường đi tìm hai người anh . Cũng như Đô và Rê, đến chiều mà Mi và Pha vẫn không về. Thấy thế , hai người anh còn lại là Son và La đã vội vã vào rừng tìm kiếm bốn người anh Đô, Rê, Mi, Pha. Chẳng khác gì số phận các người anh của mình , Son và La cũng biệt tăm. Chờ mãi, đã tối lắm rồi mà vẫn không thấy sáu người anh trở về, người em út tên Si trong lòng bồn chồn , đứng ngồi không yên , đã lo lắng lại càng lo lắng hơn. Nhưng vốn là người thông minh, tài trí Si đã quyết định lên đường tìm các anh của mình. Khi đi , ngoài các thứ cần thiết phải đem theo, Si đã cẩn thận bỏ vào túi một cái bật lửa, rồi đốt đuốc soi đường vào rừng tìm các anh . Đến nữa đêm Si đã lần lượt tìm đủ sáu người anh của mình: Đô , Rê, Mi, Pha , Son , La. Thì ra các anh dã bị cóng vì trời quá rét . Si đã đốt lửa sưởi ấm cho các anh. Sau đó bảy anh em lại đưa nhau về nhà. Sau khi kể chuyện , GV có thể hỏi HS vài câu hỏi như sau : - Em hãy kể lại tên bảy anh em trong câu chuyện trên theo thứ tự từ anh cả đến em út? ( hoặc ngược lại ) - Người em út tên gì ? Người em út đã đi tìm những ai ? kể theo thứ tự (Theo thứ tự nào tuỳ HS đúng là được, GV có thể hỏi những câu hỏi khác, tuỳ theo điều kiện của lớp ) Cuối tiết học GV dặn dò HS tập kể cho người khác nghe, càng nhiều càng tốt. Qua việc nghe và kể chuyện nhiều lần sẽ giúp HS nhớ được thứ tự và tên 7 nốt nhạc đã học. 1.3. Mưa dầm thấm lâu Cho các em bốc thăm thành lập ngẫu nhiên 7 nhóm, mỗi nhóm mang tên một nốt nhạc. Trong các hoạt động các nhóm được mời, gọi nhau bằng tên của nốt nhạc ( Ví dụ : nhóm Son, ). Như thế sẽ hình thành ở HS thói quen gọi tên các bạn theo tên nhóm nốt nhạc. Hoặc mỗi lớp thường được chia thành 4 tổ . Trong mỗi tổ các em tự phân công mỗi em mang tên một nốt nhạc. Sau đó cho các em tự sắp xếp ngồi đúng theo thứ tự 7 nốt nhạc đã học(sau một thời gian có thể đổi lại tên). Quá trình gọi tên theo nốt nhạc được lặp đi lặp lại từ đó giúp HS nhớ đủ tên và nhớ đúng thứ tự 7 nốt nhạc theo yêu cầu. GV sử dụng giấy Krô-ki vẽ hình các nốt nhạc, ghi tên 7 nốt nhạc treo lên tường làm dụng cụ trực quan lúc nào HS cũng nhìn thấy. 2/ Tiết 22: Giới thiệu khuông nhạc và khoá Son . Chúng ta thấy hầu hết các bài hát trong tập bài hát HS lớp 3 đều được viết theo khoá Son. Vì thế khi dạy nội dung này, ngoài việc chuẩn bị bảng phụ kẻ sẵn khuông nhạc , khoá 6