SKKN Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 7 ở trường PTDTBT THCS Trà Cang yêu thích và lĩnh hội kiến thức môn Vật lí

pdf 27 trang honganh1 15/05/2023 23702
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 7 ở trường PTDTBT THCS Trà Cang yêu thích và lĩnh hội kiến thức môn Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop_7_o_truong_ptdtbt.pdf

Nội dung text: SKKN Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 7 ở trường PTDTBT THCS Trà Cang yêu thích và lĩnh hội kiến thức môn Vật lí

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7 Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG YÊU THÍCH VÀ LĨNH HỘI KIẾN THỨC MÔN VẬT LÍ I. Mô tả bản chất của sáng kiến: - Tên sáng kiến: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 7 ở trường PTDTBT THCS Trà Cang yêu thích và lĩnh hội kiến thức môn Vật lí. - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục. 1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: 1.1. Các giải pháp thực hiện: 1.1.1. Lấy ví dụ về ứng dụng của kiến thức bài học trong cuộc sống. Đây là biện pháp nhằm góp phần giúp học sinh khắc sâu và vận dụng tốt kiến thức vào thực tiễn, bên cạnh đó làm tăng tính hứng thú và thực tế cho môn học. Để lồng ghép lấy ví dụ vào giảng dạy môn Vật lí nói chung, môn vật lí 7 nói riêng có hiệu quả là một việc không phải đơn giản. Giáo viên phải giảng dạy đảm bảo đủ kiến thức, kỹ năng của bộ môn, còn phải đưa ra những ví dụ liên quan từ cuộc sống thực tế vào bài giảng một cách lôgic mới phát huy hiệu quả. Để giảng dạy các tiết học đạt hiệu quả, trước hết giáo viên phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài, kết hợp tìm tư liệu có liên quan như tranh ảnh, video, đến kiến thức bảo vệ môi trường từng nội dung bài học qua báo đài, internet , xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức, những đơn vị kiến thức phải dễ hiểu, và sự vật, hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh lớp 7. Tránh trường hợp, nội dung tích hợp trở thành kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây ra sự nhàm chán cho học sinh. 1
  2. Ví dụ 1: Bài: Nhận biết ánh sáng. Nguồn sáng và vật sáng. Hải đăng (hay đèn biển) là những ngọn tháp cao được các nước ven biển xây dựng dọc theo bờ biển. Ánh sáng từ hải đăng là tín hiệu thông báo cho các tàu thuyền trên biển biết được phương hướng và vị trí. Trước kia, khi chưa có những phương tiện thông tin hiện đại thì hải đăng đóng vai trò rất quan trọng trong giao thông đường biển. Có những hải đăng ở cao hơn mặt nước biển hàng trăm mét và người ta có thể nhìn thấy ánh sáng hải đăng từ cách xa vài chục kilômét. Những hải đăng đầu tiên đã được loài người xây dựng từ hơn hai ngàn năm trước. Thuở ban đầu, ánh sáng từ hải đăng được tạo ra do đốt than, củi rồi dần được thay thế bằng đèn dầu và ngày nay là đèn điện. Việt Nam ta hiện còn gần 80 hải đăng ở dọc khắp chiều dài đất nước, vẫn dêm đêm tỏa sáng, lặng lẽ chỉ đường cho tàu thuyền qua lại. Chúng cũng là tín hiệu ấm áp gửi từ đất liền đến những ngư dân, những người đang miệt mài đánh bắt cá tôm trên vùng biển quê hương. Ví dụ 2: Bài: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. Nghệ thuật bóng (rối bóng, kịch bóng, ) là loại hình nghệ thuật dùng các bóng tối, bóng nửa tối trên một phông nền sáng để diễn đạt. Các hình ảnh bóng tối trên màn có thể được tạo ra từ các con rối, từ cử động của bàn tay hoặc của cả thân người .Nghệ thuật này đã có từ rất lâu ở nhiều nơi trên thế giới và vẫn còn phổ biến trong cuộc sống ngày nay, phát triển cùng với nhiều 2
  3. loại hình nghệ thuật khác. Ánh sáng và tính chất truyền thẳng của ánh sáng đã tạo ra vẻ đẹp lung linh kì ảo của loại hình nghệ thuật này. Ví dụ 3: Bài: Định luật phản xạ ánh sáng: Gương phẳng phản chiếu ánh sáng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Sau đây là một ví dụ: Ngôi làng Viganella của nước Ý nằm trong một thung lũng, xung quanh là những ngọn núi cao. Vào mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2 hằng năm, Mặt Trời không bao giờ đi lên quá đỉnh núi và ngôi làng không nhận được trực tiếp một tia sáng Mặt Trời nào trong thời gian này. Dân làng đã dựng một tấm thép phẳng có diện tích khoảng 40 m2 ở đỉnh núi. Tấm thép được các thiết bị tự động để phản chiếu ánh nắng Mặt Trời ban ngày xuống khu vực trung tâm của ngôi làng. Sau bao nhiêu năm, nay làngViganella đã có được những tia nắng ấm trong những ngày mùa đông giá lạnh. 3
  4. Ví dụ 4: Bài: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Kính tiềm vọng là một dụng cụ quang giúp ta ở vị trí bị che khuất tầm nhìn ngang vẫn thấy được những vật ở xa. Kính tiềm vọng đã xuất hiện từ khoảng sáu trăm năm trước trong các lễ hội đông người ở châu Âu. Chúng giúp người tham gia lễ hội có tầm nhìn ngang cao hơn những người xung quanh. Trong chiến tranh, kính tiềm vọng giúp binh lính nấp trong những chiến hào quan sát được xung quanh mà không phải nhô người lên cao. Ngày nay, kính tiềm vọng thường được trang bị cho tàu ngầm, xe tăng để giúp người bên trong quan sát phía trên cao hoặc cảnh vật xung quanh. Ví dụ 5: Bài: Gương cầu lồi. Hình ảnh của người, đồ vật, chữ viết tạo bởi gương phẳng đặt thẳng đứng đều bị lộn ngang. Điều này có xảy ra tương tự như đối với gương cầu lồi hay không? Quan sát một số xe được ưu tiên trong giao thông như xe cứu thương, cứu hỏa, cảnh sát, ta có thể thấy một hàng chữ ngược sơn ở thân trước của xe. Các dòng chữ ngược này trên thân xe lưu thông phía sau sẽ có hình ảnh nhìn thấy qua gương chiếu hậu của xe lưu thông phía trước là một dòng chữ xuôi. Ví dụ như trong hình: AMBULANCE nghĩa là xe cấp cứu. Cùng với còi hiệu 4
  5. của xe sau, điều này sẽ giúp cho xe trước dễ dàng nhận biết xe ưu tiên ở phía sau và nhanh chóng nhường đường. Ví dụ 6: Bài: Gương cầu lõm. Bếp Mặt Trời là một thiết bị đã được sử dụng ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, dùng gương cầu lõm (hoặc gương mà có bề mặt có tác dụng tương tự) để đun nấu thực phẩm, nước uống. Như chúng ta đã biết, chùm tia sáng song song của Mặt Trời đến gương cầu lõm có chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm. Nếu đặt nồi ở vị trí thích hợp trước gương thì năng lượng ánh sáng Mặt Trời sau khi hội tụ tại một điểm bởi gương sẽ có tác dụng nấu chín thực phẩm, nước uống. 5
  6. Ví dụ 7: Bài: Độ cao của âm. Chiếc đàn bầu là một loại đàn rất độc đáo trong các nhạc cụ cổ truyền của dân tộc ta. Đàn chỉ có một dây nhưng lại có thể phát ra những âm thanh trầm bổng réo rắt ngân nga rất phong phú. Người chơi đàn dùng một tay gảy vào các vị trí khác nhau trên dây đàn, tay kia nắm và uốn nhẹ cần đàn để làm thay đổi lực căng của dây đàn. Cách cầm đàn này khiến đàn phát ra âm thanh rất đa dạng. Các em hãy nghe một số bài hát độc tấu đàn bầu như: Lí ngựa ô, Lòng mẹ, Việt Nam quê hương tôi để cảm nhận sự truyền cảm của tiếng đàn bầu. Ví dụ 8: Bài: Phản xạ âm - Tiếng vang. Các nhà khoa học đã chế tạo được hệ thống thiết bị dò tìm và xác định khoảng cách bằng siêu âm (SONAR) từ cách nay khoảng một trăm năm. Đến nay, SONAR vẫn được sử dụng phổ biến để thăm dò đáy biển, đánh bắt cá, tìm và theo dõi tàu ngầm Siêu âm từ hệ thống SONAR trên tàu thuyền phát ra và truyền vào trong nước. Khi gặp các đàn cá hoặc đáy biển, siêu âm phản xạ trở lại tàu và được hệ thống SONAR ghi nhận thành hình ảnh. Hệ thống này giúp tàu thuyền “nhìn” được rõ ràng vào trong lòng biển sâu. Tuy nhiên, siêu âm đã được nhiều loài sinh vật sử dụng trước loài người từ hàng triệu năm qua. Nhiều loài sinh vật có thể phát ra được siêu âm và sử 6
  7. dụng siêu âm trong giao tiếp, săn mồi như cá heo, dơi Nổi tiếng nhất trong việc sử dụng siêu âm để săn bắt mồi có lẽ là loài dơi, một loài động vật thường sinh sống và săn tìm mồi vào ban đêm. Dơi bị bịt mắt vẫn bay và săn mồi vào ban đêm nhưng nếu bị bịt miệng hoặc tai, chúng không thể tránh vật cản và săn mồi khi bay vào ban đêm được nữa. Khi bay miệng chúng phát ra siêu âm, tai nghe siêu âm phản xạ từ con mồi và các vật xung quanh để định hướng chuyển động. Nhờ vậy dơi rất linh hoạt khi bay và săn mồi trong bóng đêm. Ví dụ 9: Bài: Sự nhiễm điện do cọ xát. Những chiếc xe bồn chở xăng lại có một sợi xích sắt từ bồn xăng thả chạm xuống mặt đường. Khi xe chuyển động, thùng chứa xăng bị nhiễm điện do cọ xát với không khí và với xăng. Nếu điện tích của thùng lớn, nó có thể tạo ra tia lửa điện và gây cháy nổ. Nối xích sắt với thùng xe và thả xuống mặt đường sẽ làm mất hoặc giảm điện tích của thùng xe và hạn chế khả năng sinh ra tia lửa điện. Sợi xích này chính là một thiết bị an toàn của xe khi di chuyển trên đường. 7
  8. Ví dụ 10: Bài: Hai loại điện tích. Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột) được ứng dụng rất hiệu quả để sơn các sản phẩm bằng kim loại (sắt, thép, nhôm, ). Công nghệ này hình thành từ thập niên 1950 tại châu Âu và phát triển rất nhanh sau đó. Quy trình công nghệ sơn bột tĩnh điện gồm bốn bước cơ bản: xử lí bề mặt sản phẩm, làm khô, phun sơn và sấy. Trong giai đoạn phun sơn, sản phẩm được làm cho nhiễm điện âm, bột sơn nhiễm điện dương được súng sơn tĩnh điện phun vào bề mặt sản phẩm và bám chặt vào sản phẩm. Công nghệ sơn tĩnh điện có nhiều ưu điểm: lớp sơn trên bề mặt sản phẩm có chất lượng cao, ít gây ô nhiễm môi trường, Công nghệ sơn tĩnh điện hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở nước ta. 8
  9. 1.1.2. Trong từng phần kiến thức cần nắm đưa ra cho học sinh một số câu hỏi về hiện tượng trong thực tế, bài tập tình huống yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích. - Trong giảng dạy, sau khi giáo viên trình bày các kiến thức trọng tâm, cần đưa ra các dạng câu hỏi, các bài tập tình huống. Đặc biệt chú trọng kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ: Bài 1: Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng Câu hỏi 1: Tại sao trên các biển báo giao thông và trên các hàng rào ngăn các xe rơi xuống vực sâu người ta thường gắng lên tấm phản quảng? Bài 2: Sự truyền ánh sáng Câu hỏi: Tại sao khi muốn xếp hàng thẳng, để biết hàng đã thẳng hay chưa thì người thứ ba trở về cuối nhìn về trước và không thấy được người thứ nhất? Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng Câu hỏi 1: Để kiểm tra độ phẳng của một bức tường người ta thường chiếu đèn là là trên mặt tường. Tại sao? Gợi ý: Khi được chiếu sáng, vì tia sáng truyền theo đường thẳng nên chổ lồi, lỗm của tường không nằm trên đường thẳng của tia sáng. Những chỗ lồi thì sáng lên, những chỗ lõm thì tối đi, vì vậy người thợ sẽ xác định được và sửa chữa để tường phẳng hơn. Câu hỏi 2: Vì sao trong các phòng học lại được lắp nhiều bóng đèn cùng loại ở những vị trí khác nhau? Gợi ý: - Đủ độ sáng cần thiết và tránh được bóng tối hoặc bóng nữa tối do tay hoặc bóng người tạo ra. 9