SKKN Một số phương pháp dạy và lồng ghép giải bài tập phần "Biến dị" trong môn Sinh học 9

docx 21 trang sangkien 05/09/2022 6941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy và lồng ghép giải bài tập phần "Biến dị" trong môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_day_va_long_ghep_giai_bai_tap_phan_b.docx

Nội dung text: SKKN Một số phương pháp dạy và lồng ghép giải bài tập phần "Biến dị" trong môn Sinh học 9

  1. SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong môn Sinh học 9. 1. PHẦN MỞ ĐẦU. 1.1. Lý do chọn đề tài. Khoa học tự nhiên nói chung và sinh học nói riêng nó có vai trò quan trọng trong đời sống và trong các ngành khoa học, nó có khả năng lớn trong việc phát triển trí tuệ của học sinh thông qua việc rèn luyện các thao tác tư duy, lĩnh hội các khái niệm trừu tượng. Để nâng cao chất lượng môn sinh học lớp 9, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, căn cứ vào mục 2 điều 4 Luật Giáo dục đã ghi rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Chương trình sinh học bậc THCS, đặc biệt sinh học lớp 9 là điều kiện, là cơ sở để học sinh vận dụng giải các bài tập sinh học ở bậc THPT. Tuy nhiên theo cấu trúc và phân phối chương trình môn sinh học lớp 9 học sinh chỉ được học lý thuyết trong các tiết học chính khóa, ít có thời gian để giải bài tập. Bởi vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để có những giờ dạy đạt hiệu quả cao, học sinh vừa nắm được lý thuyết vừa vận dụng giải được bài tập. Làm thế nào để đạt được mục tiêu giảng dạy theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tập trung hướng phát huy tính năng động, sáng tạo, tính tích cực và phát triển năng lực cho học sinh (lấy học sinh làm trung tâm), nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Để làm được điều đó thì trong quá trình dạy học môn Sinh học nói chung, quan trọng là hình thành vững chắc cho học sinh một hệ thống kiến thức lý thuyết, đồng thời lồng ghép cách giải bài tập từ đó học sinh biết áp dụng để làm bài tập.Vậy nên với kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi nhận thấy đây là chương mà học sinh khó vận dụng để giải bài tập. Đó là lí do mà tôi chọn đề tài: Một số phương pháp dạy và lồng ghép giải bài tập phần "Biến dị" trong môn sinh học 9. Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền 1
  2. SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong môn Sinh học 9. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. - Giúp học sinh hứng thú trong việc học tham gia xây dựng bài trong giờ học, bên cạnh đó nâng cao chất lượng học môn sinh học trong nhà trường, mục đích xây dựng kiến thức mới. - Định hướng phương pháp giảng dạy có hiệu quả, phù hợp với nội dung kiến thức của từng bài trong chương. - Kỹ năng vận dụng nội dung kiến thức ứng dụng của chương vào thực tế cuộc sống của học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Tiến hành thực hiện đối với học sinh khối lớp 9 trường THCS Phạm Hồng Thái - Huyện Cưjút nơi tôi đang công tác. 1.4. Giới hạn của đề tài. Nghiên cứu và tìm hiểu để áp dụng trong phần biến dị lớp 9. Đề tài có thể áp dụng cho các thầy cô trong tổ bộ môn, qua quá trình giảng dạy có kinh nghiệm, bài học được rút ra, có sửa chữa và bổ sung qua các năm. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Sách giáo khoa, sách tham khảo liên quan đến chương biến dị. - Tài liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. 1.5.2. Phương pháp thống kê toán học: Trên cơ sở phân tích, so sánh các số liệu thu thập được kết quả tin cậy, đề ra phương hướng khả thi nhất, áp dụng tính toán giải bài tập. 1.5.3. Phương pháp tư vấn giáo dục kĩ năng sống: Dựa trên cơ sở sự phát triển có tính quy luật của sự vật, hiện tượng, mà suy diễn logic, đề ra các định hướng phát triển các phương pháp dạy học có hiệu quả trong chương biến dị ở chương trình sinh học 9, đặc biệt vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền 2
  3. SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong môn Sinh học 9. 1.5.4. Phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm: Thường xuyên trao đổi với các đồng nghiệp trong các buổi dạy chuyên đề, họp tổ để đóng góp kiến, rút kinh nghiệm. Áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học trong quá trình đổi mới tôi áp dụng từ giai đoạn 2006 đến 2016 và tiếp tục 2016 đến 2020. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo quyết định số 61/2006/QĐ-BGDDT ngày 5/6/2006 của Bộ GDĐT đã nêu “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng của học sinh, điều kiện của từng lớp, bồi dưỡng học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh”. 2. PHẦN NỘI DUNG. 2.1.Cơ sở lí luận. Bản thân là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn sinh học ở trường trường THCS Phạm Hồng Thái - Huyện Cưjút tôi đi sâu vào nghiên cứu chương trình trong quá trình dạy và dự giờ của các đồng nghiệp, tôi thấy: - Một là học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động thiếu tích cực, thiếu chủ động, thiếu sáng tạo. - Hai là học sinh chỉ biết ngoan ngoãn tiếp nhận những kiến thức của thầy cô truyền đạt trong sách giáo khoa một cách hời hợt chung chung , không chịu tư duy độc lập mà nắm kiến thức như bị gò ép và áp đặt khả năng vận dụng lí thuyết vào để giải bài tập còn hạn chế đối với bộ môn sinh ,mà đặc thù bộ môn thì bài tập trong sách giáo khoa còn rất hạn chế nên cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát hiện và đào tạo học sinh giỏi. Ngày nay việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh trở nên hết sức quan trọng và cần thiết. Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền 3
  4. SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong môn Sinh học 9. Nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy đã được tổ chức ở trường. Tuy nhiên việc tổ chức còn đang trong phạp vi hạn hẹp chưa mang tính đại trà. Nhiều giáo viên còn chưa nắm bắt kịp xu thế đổi mới của ngành về phương pháp dạy nói chung và môn sinh học nói riêng.Trong giảng dạy vẫn giữ phương pháp truyền thống chỉ truyền đạt những nội dung sách giáo khoa mà không khai thác hết năng lực tự học của học sinh. Việc tìm tòi tham khảo tư liệu cho bài giảng thêm sinh động tạo hứng thú, đam mê với môn sinh học còn hạn chế, bên cạnh đó trong tư tưởng một số phụ huynh và học sinh THCS xem môn sinh học chỉ là môn phụ. Do đó giáo viên phải có phương pháp tích cực và luôn sáng tạo trong các tiết dạy để tạo hứng thú và yêu thích môn học hơn. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 2.2.1. Thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: - Hầu hết đội ngũ các thầy cô giáo có trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn vững về chuyên môn, luôn học hỏi trau dồi kiến thức và luôn tận tụy với học sinh. - Phần lớn học sinh ham học, ý thức được tầm quan trọng của bộ môn và yêu thích bộ môn. Đặc biệt là bộ môn sinh học. - Đề tài này giúp các em nhớ kiến thức lâu, rèn kĩ năng giải bài tập, kĩ năng hoạt động nhóm. * Khó khăn: - Một số giáo viên ở bộ môn vẫn còn chưa cải tiến phương pháp dạy học, vẫn còn lười cải tiến phương pháp dạy, an phận thủ thường, không chịu phấn đấu, sử dụng đồ dùng không có trách nhiệm bảo vệ chung, một số đồ dùng mất mát hư hỏng Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền 4
  5. SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong môn Sinh học 9. - Ngoài giờ học trên lớp, học sinh không có thời gian học bài. Phần lớn các em phải phụ giúp gia đình công việc nhà như làm rẫy, làm thuê, phụ bán hàng, trông em. - Thêm vào đó vì đặc thù của địa phương ở vùng khó khăn, tỉ lệ học sinh đồng bào chiếm hơn 60%, nên các em ít có cơ hội tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại như các vùng ở trung tâm. - Trình độ dân trí của địa phương còn thấp, luôn bận rộn với việc kiếm sống nên không có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình. - Sĩ số học sinh trong mỗi lớp học quá đông so với yêu cầu của bộ môn nên không thể phát huy hết khả năng của tất cả học sinh trong lớp trong một tiết học. - Trình độ của các em trong một lớp học không đồng đều. Có em lại tiếp thu quá nhanh nhưng cũng có một số em tiếp thu quá chậm vì thế cũng là một khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học. Một số em còn nhút nhát ngại không dám phát biểu. - Nhà trường chưa có phòng bộ môn và phòng thực hành nên cũng thiệt thòi hơn so các trường bạn. 2.2.2. Thành công, hạn chế: * Thành công: Việc áp dụng phương pháp phân loại biến dị, đã giúp học sinh nắm vững được phần biến dị và cũng là trau dồi kiến thức cơ bản để giúp các em học ở những lớp trên. * Hạn chế: Chất lượng chung học sinh còn thấp, đa số là học sinh dân tộc nên việc tiếp thu còn nhiều hạn chế. 2.2.3. Nguyên nhân, các yếu tố tác động: Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền 5
  6. SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong môn Sinh học 9. Thực trạng do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính như sau: * Về học sinh: Mức tiếp thu bài của các em không đồng đều gây khó khăn cho việc lựa chọn các hoạt động thật phù hợp. Đối với hoạt động dễ thì sẽ gây nhàm chán cho học sinh khá, giỏi, nhưng hoạt động khó, nâng cao thì các học sinh yếu, kém không tiếp thu kịp. Hơn 60% học sinh là con em các dân tộc ít người, nói tiếng phổ thông còn chưa rõ, không hiểu được lời cô giáo giảng, một số em còn nhút nhát, e dè chưa hòa đồng với bạn bè, thầy cô. * Về cơ sở vật chất - đồ dùng dạy học: Đồ dùng được cấp chưa đầy đủ để phục vụ cho các tiết dạy, giáo viên phải tìm thêm các tranh ảnh, mẫu vật và đồ dùng có khác liên quan. Phòng thực hành bộ môn chưa có, một số đồ dùng được cấp quá lâu qua thời gian sử dụng đã bị hư hỏng gây khó khăn trong việc giảng dạy của giáo viên và việc tiếp thu bài của học sinh. 2.2.4. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra: Như chúng ta đã biết ngoài các môn như chính như: Toán ,Văn thì môn sinh ở trường THCS được phụ huynh và học sinh xem là môn phụ không cần thiết phải đầu tư thời gian vào học, thì việc làm thế nào để gây hứng thú, yêu thích bộ môn sinh học và đặc biệt là định hướng cho các em tham gia ôn luyện thi học sinh giỏi các cấp là một câu hỏi mà các giáo viên dạy môn sinh học đều muốn tìm câu trả lời. Thực tế, nếu như giáo viên chỉ đi như sách giáo khoa thì học sinh càng chán, không hứng thú, thì việc tiếp thu bài sẽ không hiệu quả. Chính vì vậy giáo viên phải có sự đổi mới phương pháp trong giảng dạy bằng cách lấy những dẫn chứng cụ thể, thực tế có thể lồng ghép những câu hỏi trong thực tế cuộc sống Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền 6