SKKN Một số nội dung về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học trong môn Giáo dục công dân

doc 10 trang honganh1 15/05/2023 7582
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số nội dung về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học trong môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_noi_dung_ve_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_huo.doc

Nội dung text: SKKN Một số nội dung về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học trong môn Giáo dục công dân

  1. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG MÔN GDCD A . ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. a. Tính lý luận. Bản chất của hoạt động học là sự phát huy nội lực của người học để phát triển chính mình. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT là xã hội phát triển thì các em cũng phải thích ứng với yêu cầu tự học, năng động sáng tạo, tự giải quyết những vấn đề của cuộc sống đặt ra. Vậy vấn đề đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học để định hướng được sự phát triển năng lực của HS. b. Tính thực tiễn Thực trạng việc dạy học môn GDCD hiện nay là qua nhiều năm đổi mới về PPDH: GV đã có nhiều cố gắng và thu được nhiều kết quả . Tuy nhiên, hiện tượng dạy học lệ thuộc vào SGK và SGV còn phổ biến. Việc rèn luyện kĩ năng và giáo dục thái độ, hành vi cho HS chưa đạt được yêu cầu của chương trình. Nhiều trường CSVC còn nghèo, việc đầu tư vào chất lượng còn thấp nên chưa quan tâm đến việc đổi mới PPDH. Ở trường THPT Hướng Hóa, viêc thực hiện đổi mới PPDH giữa các môn, các giáo viên chưa đồng bộ. Nhận thức của một bộ phận HS còn yếu và chưa bắt nhịp được với việc đổi mới PPDH. 2. Tính cấp thiết - Nhu cầu học của HS trong thời kì CNH – HĐH với nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. - Sự nghiệp CNH- HĐH đất nước đòi hỏi phải có những con người lao động chất lượng cao. Sự nghiệp ấy đòi hỏi nhiệm vụ của giáo dục là phải nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài .Đặc biệt cuộc C/m 4.0 mở ra nhiều cơ hội và thách thức. Vì vậy việc thực hiện đổi mới PPDH trong giờ học và KTĐG là cần thiết để giúp HS đánh giá đúng mình để khỏi tụt hậu. 3. Về năng lực nghiên cứu. Trên cơ sở học tập, nghiên cứu, tiếp thu qua các văn bản. Đồng thời qua các đợt tập huấn, bằng việc đúc rút kinh nghiệm, vốn hiểu biết của mình qua nhiều năm giảng dạy 1
  2. và quản lý tổ, tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình với đồng về "Một số nội dung về đổi mới PPDH theo hướng phát huy năng lực người học" để nâng cao hiệu quả giờ học. 4. Mục đích ngiên cứu Việc nghiên cứu đề tài là để tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Qua đó giúp cán bộ quản lý, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực , tự lực, sáng tạo của học sinh. Đồng thời để chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong thời gian tới. 5. Đối tượng nghiên cứu Là việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học mới, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học đối với giáo viên và HS trong giai đoạn hiện nay. Trong mỗi bài học, theo logic của quá trình nhận thức, thông thường người học phải trải qua các hoạt động: khởi động nêu vấn đề, hình thành kiến thức bài học, luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tòi mở rộng. Vậy là đề tài tập trung giải quyết những vấn đề đó. 6. Đối tượng khảo sát - Đối tượng khảo sát là HS khối 12 qua các năm học 2016- 2017, 2017- 2018, 2018- 2019. - Thực nghiêm qua các tiết dạy. - Qua các buổi sinh hoạt chuyên đề tổ chuyên môn. 7. Phương pháp nghiên cứu Bằng việc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của các cấp, qua các đợt tập huấn chuyên môn' qua các hoạt động dự giờ thăm lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn, công tác KTĐG và qua các tiết dạy trên lớp. Bằng việc khảo sát, KTĐG, thực nghiệm so sánh đối chiếu , từ 2
  3. đó bản thân đã đúc rút thành kinh nghiệm, thành kiến thức chuyên môn để trình bày nội dung SKKN này. 8. Về phạm vi và kế hoạch nghiên cứu nghiên cứu: Bằng việc tiếp cận, học tập nghiên cứu các văn bản: - Nghị quyết của Trung ương Đảng Khóa XI, XII về đổi mới và nâng cao chất lượng GD. - Nghị quyết 40 của Quốc hội Khóa 10 năm 2000 - Luật GD năm 2005, Điều 28, Khoản 2. - Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH của Bộ GD&ĐT ngày 8/10/2014. Đồng thời qua các đối tượng giáo viên, HS , qua dự giờ môn GDCD và các môn học khác. Đồng thời qua kết quả của KTĐG để xây dựng đề tài này. Thời gian xây dựng, hoàn thành đề tài này là trong cả năm học 2018- 2019. B. NỘI DUNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC I. Khái niệm và mục đích đổi mới phương pháp dạy học 1. Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học - Nói một cách khái quát: ĐMPPDH là sử dụng các PPDH phù hợp theo cách mới, trong những điều kiện mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. - Nói một cách cụ thể hơn: ĐMPPDH là sử dụng các PPDH một cách tích cực và hiệu quả hơn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm HS, sở trường của GV, với đặc điểm môn học và đ/k, hoàn cảnh cụ thể của lớp học. 2. Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học: Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, Tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lý. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác, ) dạy phương pháp và kỹ thuật lao động 3
  4. khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội. II. Đổi mới phương pháp dạy học trên lớp 1. Một số phương pháp dạy học tích cực trong đổi mới dạy học - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp trò chơi - Phương pháp dự án 2. Yêu cầu cụ thể về chuẩn bị và thực hiện một giờ học a) Thiết kế giáo án - Mục tiêu bài học - PP và phương tiện dạy học - Các hoạt động dạy học Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ : + Tên hoạt động. + Thời lượng để thực hiện hoạt động. + Mục tiêu của hoạt động. + Cách tiến hành hoạt động. + Kết luận của GV - Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối. b) Thực hiện giờ dạy học - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Tổ chức dạy và học bài mới - Luyện tập, củng cố - Đánh giá - Hướng dẫn HS học bài, thực hành bài học và chuẩn bị cho tiết học sau 3. Yêu cầu cụ thể đối với GV 4
  5. - Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập - Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình dạy học; chú ý khai thác vốn KT, kinh nghiệm, KN đã có của HS; bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân. 4. Yêu cầu cụ thể đối với HS - Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các HĐ học tập. - Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thày, cho bạn; biết tự đánh giá và đánh giá. - Tích cực sử dụng thiết bị, ĐDHT; thực hành vận dụng kiến thức đã học; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế. III. Đổi mới việc ứng dụng CNTT trong dạy học 1. Vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học: Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới PPDH bằng việc cung cấp cho giáo viên những phương tiện làm việc hiện đại. Từ những phương tiện này giáo viên có thể khai thác, sử dụng, cập nhật và trao đổi thông tin. Việc khai thác mạng giúp giáo viên tránh được tình trạng“dạy chay” một cách thiết thực đồng thời giúp giáo viên có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD, bởi GDCD là một môn học rất nhạy bén đối với những vấn đề xã hội, việc cung cấp thông tin, liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu quan trọng xuất phát từ đặc trưng của bộ môn. Ứng dụng CNTT còn giúp giáo viên soạn thảo và ứng dụng các phần mềm dạy học có hiệu quả. 2. Những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với giáo viên và học sinh Muốn ứng dụng CNTT để phục vụ tốt công tác giảng dạy của mình trước hết người giáo viên cần phải nắm được công cụ đó, nghĩa là giáo viên phải có những kiến thức cơ 5
  6. bản về tin học, các kỹ năng sử dụng máy tính và một số thiết bị CNTT thông dụng nhất. Đồng thời hiện nay mạng Internet đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong công tác giảng dạy của giáo viên, sử dụng Internet giúp giáo viên tìm kiếm thông tin nhanh và có hiệu quả. Tuy nhiên điều đó đòi hỏi giáo viên phải thu thập những địa chỉ web hay trong từng lĩnh vực cụ thể, phải trang bị cho mình các kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng, kỹ năng tra cứu, lưu giữ, xử lý thông tin Các kỹ năng tạo ra các sản phẩm tích hợp dạng multimedia bao gồm nhiều dạng tài liệu như văn bản, video, hình ảnh, âm thanh và tích hợp nó trong trong một sản phẩm trình diễn Tất cả điều đó đòi hỏi giáo viên phải luôn tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính để ứng dụng CNTT đổi mới PPDH có hiệu quả. Giáo viên phải biết cách thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong môi trường CNTT. Phải nói rằng, những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã tác động rất lớn đến khả năng ứng dụng CNTT của học sinh. Nhiều em học sinh tiếp cận rất nhanh, sử dụng thành thạo nhiều phần mềm vi tính. Đặc điểm nổi bật ở đa số các em học sinh hiện nay là tính năng động, sáng tạo và yêu thích khám phá cái mới. Do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác học tập là điều nên làm để góp phần đổi mới phương pháp học tập của học sinh hiện nay. Điều đó đòi hỏi phải trang bị những kiến thức, kỹ năng vi tính cơ bản cho học sinh thông qua bộ môn tin học ở trường phổ thông. Trên thực tế, việc dạy học bộ môn GDCD phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống như đặc trưng vốn có của nó, do vậy giáo viên không chỉ tăng cường tìm kiếm và sử dụng các tình huống, các câu chuyện, hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc của xã hội để phân tích, đối chiếu, minh họa cho bài giảng mà quan trọng hơn là giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh tự liên hệ, điều tra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống xã hội Giáo viên và học sinh sẽ thực hiện tốt nhiêm vụ này với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT, đặc biệt là mạng Internet. IV. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá 1. Quan điểm cơ bản về kiểm tra, đánh giá: Đánh giá là công cụ quan trọng chủ yếu xác định năng lực nhận thức của người học, 6