SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi ở trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi ở trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_to_chuc_hoat_dong_vui_cho.doc
Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi ở trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1
- Đề tài: Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi ở trường tiểu học Khánh Bình Đông 1. I, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Vui chơi, múa hát là một hoạt động rất gần gũi với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Thông qua vui chơi, múa hát thì trí tuệ của các em được phát triển hình thành khả năng phân tích , phát hiện và cảm nhận thế giới xung quanh. Trong khi vui chơi, múa hát các em có thể suy nghĩ, tìm tòi, tưởng tượng và thể hiện mình trước đám đông, trước tập thể. Các em hoạt động sôi nổi, hết mình và chủ động bộc lộ những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Chính vì lẽ đó việc tổ chức vui chơi, múa hát cho thiếu nhi có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi trước hết đó là môi trường, là phương tiện giáo dục các phẩm chất đạo đức cho các em. Trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên và xã hội, phát triển các năng lực, trang bị các phương pháp, kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát triển tình cảm, thói quen đức tính tốt đẹp của con người. Cùng với các kiến thức của các môn học mà các em đã được học trên lớp thì việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát còn nhằm giúp cho các em nắm bắt được một số khái niệm, cách tổ chức vui chơi, múa hát và bước đầu làm quen với các trò chơi, các bài múa đơn giản mang tính giáo dục cao. Thông qua hoạt động vui chơi, múa hát giúp cho các em có được tính sáng tạo, thông minh và nhanh nhẹn. Ngoài ra, còn giúp cho các em phát triển một cách toàn diện về thể lực và ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách của mình. Việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho các em học sinh ở bậc tiểu học theo nguyên tắc đồng tâm. Tổ chức hoạt động ở lớp sau dựa trên cơ sở hoạt động của lớp trước và từ lớp nhỏ đến lớp lớn, từ đơn giản đến phức tạp, do đó số lượng các trò chơi, các bài múa hát sẽ tăng dần. Bên cạnh các trò chơi nhỏ, các bài múa, các bài hát Mà các tài liệu, sách báo đưa ra thì phương pháp để tổ chức thành công các hoạt động vui chơi nói trên là một điều quan trọng nhất.Tuy không có một định nghĩa hoàn thiện, nhưng các nhà Tâm lý học, giáo dục Việt Nam thừa nhận rằng vui chơi, múa hát là một dạng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, sở thích hứng thú phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm của cá nhân . Cùng với các hoạt động xã hội, học tập Vui chơi, múa hát là một hoạt động giải trí, giao lưu xã hội đặc biệt phát triển tính cộng đồng, tình thương yêu đồng loại. Vui chơi, múa hát hợp lý , khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian nhàn rỗi của các em. 2. Thực trạng của việc tổ chức vui chơi múa hát trong thời gian qua Trong thực tế thì việc tổ chức vui chơi, múa hát cho các em học sinh hiện nay ở một số trường chưa được đẩy mạnh, còn mang tính rập khuôn, áp đặt, phương pháp tổ chức rườm rà, khó hiểu gây nhàm chán cho các em. Trang 1
- a. Nguyên nhân khách quan Địa bàn trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1 nằm ở xã Khánh Bình Đông, thuộc khu vực xã nghèo, ở nơi đây người dân sống bằng nghề làm ruộng và làm mướn là chính nên việc quan tâm và chăm lo cho các em còn nhiều hạn chế. Trường hiện có 2 điểm trường cách nhau gần 3 km với số lượng học sinh khá đông nên khó thống nhất về nội dung và cách tổ chức vui chơi, múa hát cho các em. Thời tiết mưa, nắng thất thường nên vào mùa mưa khó chủ động trong việc tổ chức vui chơi, múa hát cho các em. Tài liệu trang bị về các kĩ năng tổ chức vui chơi, múa hát còn ít. Trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động vui chơi múa hát còn thiếu nhiều. Các giáo viên phụ trách lớp vừa phải giảng dạy, nên thời gian dành cho công tác Đội không được nhiều. b. Nguyên nhân chủ quan Một số bộ phận phụ trách chưa chịu khó tìm tòi, nghiên cứu tài liệu , sách báo hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoại khoá nên khi tổ chức vui chơi, múa hát cho các em còn nhiều lúng túng, rập khuôn gây nhàm chán cho các em. Việc tổ chức các trò chơi, bài hát nhiều lúc chưa phù hợp với các đối tượng học sinh. Đôi lúc việc xử phạt trong các trò chơi còn nặng về hình thức nên các em sợ và e ngại khi tham gia. Kĩ năng giao tiếp, xử lý các tình huống của một số cán bộ phụ trách đôi lúc chưa thật sự mềm dẻo. * Nhận ra thực trạng trên, bản thân tôi trong nhiều năm qua đã tìm tòi và tham khảo sách vở, bạn bè đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp tích cực trong việc tổ chức vui chơi, múa hát ở Trường tiểu học Khánh Bình Đông 1; việc tổ chức vui chơi, múa hát thành công đã góp phần không nhỏ vào kết quả giáo dục của nhà trường và thành tích của Liên đội, đặc biệt nó đóng góp đáng kể vào việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhiều năm qua. Do vậy tôi đã đưa ra: “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi ở trường tiểu học Khánh Bình Đông 1”. Thông qua nội dung này sẽ giúp cho các anh chị phụ trách và các em thiếu nhi có thể tổ chức vui chơi đạt kết quả tốt hơn. II, CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Qua nhiều năm tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho các em học sinh ở trường tôi cho thấy nếu biết tận dụng sự nhiệt tình tham gia của các phụ trách có tâm huyết và trình độ thì nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi có những ích lợi không nhỏ cho xã hội. Tận dụng được thời gian nhàn rỗi của mọi người và hoạt động bổ ích, xây dựng được môi trường, quan hệ xã hội lành mạnh. Nhận ra được tầm Trang 2
- quan trọng đó tôi xin trình bày những kinh nghiệm nhỏ về việc tổ chức vui chơi, múa hát cho các em thiếu nhi như sau: 1. Tham khảo tài liệu: Đây là vấn đề cần thiết cho mỗi cán bộ phụ trách đội, sao nhi đồng vì tài liệu đưa ra những kiến thức, nội dung cần cung cấp cho học sinh khi vui chơi. Tài liệu là cái giúp cho người phụ trách định hướng được mục tiêu cần truyền thụ cho thiếu nhi. Từ đó, giúp cho chúng ta chuẩn bị tốt hơn một trò chơi, một bài múa Tài liệu là sự tích luỹ từ thực tiễn, được sắp xếp thông qua tổ chức lại, truyền thụ kiến thức cho thiếu nhi. Bằng các phương pháp truyền thụ kiến thức cho thiếu nhi và sau khi tiếp thu thiếu nhi sẽ tự tổ chức hoạt động vui chơi cho riêng mình. Thực tiễn chính là nơi kiểm chứng quá trình sắp xếp nội dung của tài liệu và kiểm chứng quá trình truyền thụ kiến thức cho thiếu nhi. Dựa trên nền móng của nội dung và các phương pháp thông qua tài liệu hướng dẫn bằng lời nói hành động của mình để đưa các em đến luồng thông tin về kiến thức. Nếu phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ thì kết quả tiếp thu của các em sẽ cao hơn và ngược lại. 2. Vị trí, vai trò của việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi. Việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Vì hoạt động vui chơi, múa hát là một hoạt động nhằm đưa các em hoà nhập cộng đồng, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh, bổ ích và thoải mái sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Ở trên lớp thì các em được học các môn học chính khoá còn trong hoạt động ngoại khóa thì các em có thể được vui chơi, múa hát. Vì hoạt động vui chơi, múa hát là một hoạt động nhằm đưa các em hoà nhập với cộng đồng, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh, bổ ích và thoải mái sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Thông qua hoạt động này các em được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản về nhận thức, điều đó cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động vui chơi, múa hát sẽ phát huy tốt trí tưởng tượng, các kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động vui chơi, múa hát thì các em sẽ học tốt các môn học khác. Thông qua hoạt động vui chơi, múa hát các em sẽ tích luỹ được những kinh nghiệm để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để áp dụng một cách thành thạo các kiến thức vào cuộc sống cũng như sáng tạo trong học tập ở các bậc học sau. Qua hoạt động vui chơi, múa hát thì các thuộc tính nhân cách của các em được hình thành, bộc lộ, các em có cơ hội tự đánh giá mình. Lứa tuổi thiếu nhi có những bậc phát triển cơ bản về tư duy, tưởng tượng, tri giác Tổ chức vui chơi, múa hát có khoa học, hợp lý cho thiếu nhi còn có ý nghĩa về mặt xã hội vì trẻ em hiếu động, thiếu hiểu biết, hay bắt trước nếu không tổ chức vui chơi, múa hát cho các em thì các em sẽ tự phát vui chơi và múa hát riêng. Việc tự phát, tự do vui chơi ngoài việc ảnh hướng đến sức khoẻ, đến thời gian học tập Sẽ không trách khỏi tai nạn, va vấp và sự cám dỗ thiếu lành mạnh. Ví dụ: Rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, game, Do vậy không chỉ ở nhà trường mới tổ chức vui chơi, múa hát cho các em mà ở nhà các bậc phụ huynh cần Trang 3
- tạo nhiều điều kiện để các em có thời gian nhàn rỗi đễ vui chơi, múa hát một cách hợp lý và đúng mực. 3. Một số nội dung tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát: * Những trò chơi giải trí nhằm rèn luyện khả năng của các cơ quan tri giác (mắt, tai, tay, chân, mũi, mồm ví dụ như: Bịt mắt bắt dê, ném trúng đích, ném vòng vào cổ trai hoặc ném bi, ném sỏi vào ống bơ, u hơi, chơi bi, tìm vật dấu, nhảy dây, cá ngựa ) rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, độ mềm dẻo của các thao tác cơ bắp. Trò chơi này có thể tổ chức cho cả nam lẫn nữ theo hình thức tập thể; qua việc tham gia chơi các em sẽ thoải mái, mạnh dạn, linh hoạt lên rất nhiều . * Loại hoạt động vui chơi thể dục thể thao nhằm rèn luyện thể chất và các yêu cầu giáo dục đạo đức, ví dụ như: Chơi bóng (có bóng đá, bóng bàn, ném bóng ), các loại đá cầu, ném xa, ném trúng đích, chạy cự ly, thể dục dụng cụ, cờ vua, cờ tướng Loại hình nếu được tổ chức tập thể, có luyện tập, có thi đấu sẽ tạo ra sự sảng khoái, giáo dục phẩm chất đạo đức, hình thành ở thiếu nhi những tâm lý đạo đức rất quan trọng của người lao động xã hội như: Sức mạnh, sức bền, nhạy cảm, linh hoạt, khẩn trương, nhanh nhẹn, kế hoạch, bình tĩnh. * Loại hình hoạt động văn hoá nghệ thuật bao gồm: Ca nhạc, đọc truyện, kể truyện, thơ, kịch, múa, hoạ, nặn, cắt dán Đây là nội dung vui chơi giải trí đòi hỏi có sự hướng dẫn, rèn luyện của người lớn đối với các em góp phần hình thành tình cảm trong sáng, lành mạnh, giúp các em cảm thụ, sáng tạo cái đẹp, làm cho cuộc sống thêm cao đẹp hơn. Qua hoạt động nghệ thuật giúp này các em hướng thiện giàu hoài bão, sẽ có ý thức giữ gìn bảo vệ giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là một nhu cầu giáo dục đối với thể hệ trẻ mà ngày nay cả thể giới đang quan tâm, có đầu tư, có kế hoạch thực hiện. * Hoạt động tham quan khu di tích, dã ngoại: Đây là loại hình hoạt động phong phú và hấp, khi mà các em được đi xem, quan sát thực tế các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, các viện bảo tàng, các công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật tạo môi trường cho thiếu nhi phát huy hết khả năng quan sát và tưởng tượng của mình, qua việc đi tham quan như vậy đã giáo dục các em về nhân cách của con người biết sống hội nhập vào cuộc sống chung của nhân loại và hoà đồng với môi trường tự nhiên. Ví dụ: Ở địa bàn trường tôi thường tổ chức cho các em đi thăm các địa danh gần như: bia tưởng niệm liệt sĩ xã, quê hương các anh hùng liệt sĩ trong xã, ngoài ra còn hướng dẫn cho các em nếu có điều kiện đi tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh khác như: Nghĩa trang huyên, hòn khoai, các khu du lịch Tổ chức như vậy vừa không mất thời gian học tập của các em và đáp ứng được nhu cầu vui chơi của đa số các em thiếu nhi. * Những nội dung hoạt động nhằm phát triển trí tuệ, mở rộng tri thức khoa học, hiểu biết xã hội, phát triển năng khiếu của thiếu nhi. Trang 4