SKKN Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS

doc 34 trang sangkien 26/08/2022 13382
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_nang_luc_tu_hoc_nang_luc_tu_duy.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS

  1. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN HẢI HẬU BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN NĂNG LỰC TỰ HỌC, NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP TRONG MÔN ĐỊA LÍ Ở THCS Tác giả: VŨ THỊ THƠM – Trường THCS Hải Nam NGUYỄN THỊ HẠNH – Trường THCS B Hải Minh PHẠM THỊ HẰNG – Trường THCS Hải Phương Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Địa lí Hải Hậu, ngày 02 tháng 05 năm 2018
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học trong bộ môn Địa lí THCS 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2018 4. Tác giả: Họ và tên: Vũ Thị Thơm Năm sinh: 1980 Nơi thường trú: Hải Nam- Hải Hậu- Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm- Địa lí Chức vụ công tác: Tổ phó Tổ Khoa học xã hội Nơi làm việc: Trường THCS Hải Nam Điện thoại: 0972788508 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40 % 5. Đồng tác giả: 1. Họ và tên: Phạm Thị Hằng Năm sinh: 1979 Nơi thường trú: Hải Phương- Hải Hậu- Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm- Địa lí Chức vụ công tác: Tổ phó Tổ Khoa học xã hội Nơi làm việc: Trường THCS Hải Phương Điện thoại: 0913379235 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30 % 2. Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh Năm sinh: 1979 Nơi thường trú: Hải Trung - Hải Hậu- Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm- Địa lí Chức vụ công tác: Nơi làm việc: Trường THCS B Hải Minh Điện thoại: 01254567564 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30 % 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: a) Trường THCS Hải Nam Địa chỉ: xã Hải Nam - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định Điện thoại: 02283877781 b) Trường THCS Hải Phương Địa chỉ: xã Hải Phương - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định Điện thoại: 02283877484 c) Trường THCS B Hải Minh Địa chỉ: xã Hải Minh - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định Điện thoại: 02283878885 1
  3. I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Để tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh đạt hiệu quả cao hơn ở môn Địa lí THCS, và tiếp cận với mục tiêu xây dựng chương trình SGK mới THCS chúng tôi nhận thấy cần phải coi: hoạt động học tập là trung tâm của quá trình dạy học, học sinh chủ động lĩnh hội các kiến thức còn giáo viên là người ‘‘đạo diễn’’ luôn đồng hành giúp học sinh khám phá, tiếp nhận kiến thức. Chúng tôi là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Địa lí ở bậc THCS luôn trăn trở làm thế nào tổ chức được các hoạt động dạy học có hiệu quả để khơi dậy niềm say mê, sự hứng thú học tập với các em ngay từ những lớp đầu cấp học. Chính vì vậy, tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động dạy học theo các phương pháp mới có nhiều điểm nổi bật: + Học sinh làm chủ bản thân, chủ động lĩnh hội kiến thức. + Có tinh thần đoàn kết, chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. + Hơn hết là học sinh phát triển được nhiều phẩm chất và năng lực trong quá trình học tập như : tính chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập; năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác Từ suy nghĩ trên, chúng tôi nhận thấy cần tổ chức linh hoạt các hoạt động dạy học để kích thích sự tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời giúp các em hiểu bài, nhớ lâu, đưa các em từ chỗ có ý thức học tập đến tự giác tích cực, đam mê yêu thích môn Địa lí hướng tới phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực quan sát tranh ảnh và sử dụng bản đồ, tư duy theo lãnh thổ, tính toán cũng như hình thành những phẩm chất quý báu cho người học. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi luôn cố gắng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực với các kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học để thiết kế mỗi bài, mỗi chủ đề vữa có tính khoa học, hệ thống vừa có tính riêng biệt kết hợp với tính thời sự, tính thực tiễn của địa phương. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS” 2
  4. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: A. Trước khi tạo ra sáng kiến: - Về phía giáo viên: Trước đây, hoạt động tìm tòi mở rộng chưa chú trọng nhiều hoặc chỉ xoay quanh các dạng bài tập tương tự trong các tiết học, hoạt động “hướng dẫn về nhà” (hoạt động cuối cùng trong các bước lên lớp) vẫn được tổ chức trong các giờ học nhưng chỉ tập trung vào nhiệm vụ giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa, vở bài tập, đọc trước bài mới trong sách giáo khoa; bởi giáo viên thường chú trọng hoạt động truyền thụ kiến thức mới hơn hoặc do sắp xếp thời gian không hợp lí nên thiết kế và tổ chức hoạt động này chỉ mang tính hình thức. Nhiệm vụ đó lặp lại qua từng bài học, khiến giáo viên cũng rơi vào lối thiết kế, giảng dạy theo “đường mòn” - Về phía học sinh: học sinh không hứng thú với vốn kiến thức ít ỏi, hàn lâm trong SGK Địa lí nên dẫn đến ngại học, chán học. Mặt khác phần nhiều học sinh thường chú tâm về các môn khoa học tự nhiên hơn là khoa học xã hội. Chính vì vậy, sau mỗi lần tập huấn chuyên môn do PGD và Sở GD-ĐT tổ chức nhóm chúng tôi thường trao đổi những băn khoăn với nhau làm thế nào để khơi nguồn cảm hứng học tập của học sinh, đưa các em tự giác tích cực đam mê yêu thích môn học, hướng tới năng lực tự học khám phá thực tế và thế giới thông qua học tập Địa lí. Chúng tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS” + Tại trường THCS Hải Phương: đã được học thử nghiệm SGK mới ở khối lớp 6 năm học 2016-2017. + Tại trường THCS B Hải Minh, THCS Hải Nam: chúng tôi vận dụng cách viết ở SGK lớp 6 đã học ở THCS Hải Phương trong mục “Hoạt động tìm tòi và mở rộng” kết hợp với khung mẫu thiết kế chủ đề bài học mới theo định hướng phát triển năng lực để đưa vào soạn giáo án và dạy trong các khối lớp mục: Hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập. Đây cũng là cách làm giáo viên giúp cho học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, đón đầu cho quá trình xây dựng sách giáo khoa mới. B. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến: Hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí nói riêng và trong tất cả các bộ môn học, tuy chỉ chiếm thời lượng ngắn 7-10 phút, nên giáo viên không quá nặng nề; cũng không đơn giản quá chỉ là giao nhiệm vụ học tập về nhà. Điều chủ yếu nhất là hướng dẫn cách học, hệ thống hóa kiến thức, luyện tập, cách tìm hiểu tài liệu, và đọc tài liệu bổ sung, nêu những giả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên người học tiếp tục tìm hiểu kiến thức trong quá trình học tập sau bài học, liên hệ với bài học sau; bổ trợ ghi nhớ, kích thích tư duy phê phán, khuyến khích độc lập sáng tạo. 3
  5. Hiện nay, hướng dẫn học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức thông qua các nguồn tư liệu, học liệu khác nhau đặc biệt được sự hỗ trỡ đắc lực từ công nghệ thông tin (mạng máy tính); tạo ra tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng các cách khác nhau. “Việc hướng dẫn học tập không đơn giản chỉ là giao bài tập hoặc nhiệm vụ học tập ở nhà. Điều chủ yếu nhất của khâu này là hướng dẫn cách học, hệ thống hóa kiến thức, luyện tập, cách tìm tài liệu và đọc tài liệu bổ sung, nêu lên những giả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên người học tiếp tục tìm hiểu kiến thức trong quá trình học tập sau bài học. Những ý được gợi lên cho bài học sau, hoặc có ý nghĩa bổ trợ ghi nhớ, kích thích tư duy phê phán, khuyến khích tư duy độc lập sáng tạo tạo cảm xúc và bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhu cầu nhận thức của người học, kích thích bộc lộ năng lực người học ” ( Trích – yêu cầu khung thiết kế chủ đề bài học trong môn Địa lí) Xuất phát từ yêu cầu thiết thực trên, chúng tôi thấy: làm tốt khâu này (kể cả thiết kế và lên lớp) tạo cho học sịnh tâm thế hưng phấn chờ đợi khám phá bài học mới. Nó có tác dụng vừa củng cố kiến thức vừa mở ra hướng kết nối với bài học sau, định hướng kiến thức cho tìm hiểu bài mới đạt hiệu quả. Nếu không làm tốt thì không phát huy được tính chủ động tích cực và không hình thành được những năng lực chung và năng lực chuyên biệt có hiệu quả. Làm tốt khâu này đòi hỏi giáo viên phải xây dựng chi tiết kế hoạch với từng dạng bài: Bài tìm hiểu kiến thức mới, bài thực hành, ôn tập Chúng tôi đã thiết kế và thực hiện bước lên lớp này như sau: 1. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Đối với môn Địa lí hoạt động tìm tòi là rất quan trọng bởi môn học này gắn liền với thực tiễn cuộc sống, dễ thu hút các em say mê tìm hiểu khám phá. Để các em tìm tòi mở rộng kiến thức, hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi: qua các phương tiện thông tin như: sách báo, truyền hình, internet bên cạnh đó các em được trải nghiệm qua thực tế. Song bên cạnh đó, cũng gặp khó khăn vì thời gian ít, các em phải học nhiều kiến thức, áp lực thi cử nên thường tìm hiểu qua loa mang tính “đối phó” làm tốt bước này sẽ đạt được những mục tiêu căn bản: 1.1. Mục đích - Hoạt động tìm tòi, mở rộng nhằm khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp học sinh hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi khám phá. - Thông qua hoạt động học sinh đạt được kĩ năng: thu thập và xử lí thông tin, giao tiếp, hợp tác, trình bày, suy nghĩ, ý tưởng - Hình thành năng lực: năng lực tự học, tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng bản đồ, tranh ảnh , 4
  6. - Hình thành phẩm chất của người học: tự tin, tự chủ, trách nhiệm bản thân, cộng đồng yêu mến khoa học, bồi đắp tình cảm yêu thiên nhiên, môi trường, tình yêu quê hương đất nước, nhân loại 1.2. Cách thực hiện: * Giáo viên: Chuẩn bị các câu hỏi, tình huống hướng dẫn cho học sinh. * Học sinh: Đọc, nghiên cứu các câu hỏi, tình huống của giáo viên đưa ra. * Hình thức tổ chức: có thể là cá nhân hoặc theo cặp/nhóm - Với hoạt động cá nhân: Học sinh tự nghiên cứu câu hỏi, tình huống giáo viên đưa ra có thể trình bày luôn tại lớp hoặc về nhà nghiên cứu rồi trình bày vào tiết học sau. Hoạt động này nhằm phát huy năng lực tự giác học tập của học sinh. - Với hoạt động cặp/nhóm: + Giáo viên giao nhiệm vụ cho các cặp/ nhóm. + Hoạt động trên lớp: Nhóm trưởng chỉ đạo các thành viên hoạt động cá nhân, suy nghĩ trong khoảng một đến hai phút rồi trao đổi với bạn bên cạnh. Sau đó nhóm trưởng điều hành lần lượt từng thành viên trình bày ngắn gọn. Thư kí ghi chép, tổng hợp, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. + Hoạt động ở nhà: Nhóm trưởng giao cho các thành viên trong nhóm thu thập thông tin, tìm kiếm tài liệu, tập hợp, thống nhất, cử đại diện trình bày + Giáo viên theo dõi hoạt động các cặp/nhóm, giúp đỡ những nhóm nào cần sự trợ giúp. + Giáo viên yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày, một đến hai nhóm khác góp ý kiến. + Giáo viên bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng, tóm tắt (kết luận). 1.3. Ví dụ minh họa a. Hướng dẫn học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức ngay tại lớp. Ví dụ: - Ở lớp 6: + Chủ đề Trái Đất, các chuyển động của Trái đất: ? Nêu giả thuyết nếu Trái Đất không ở vị trí thứ ba trong hệ Mặt Trời, thì chuyện gì xảy ra. ? Nếu Trái Đất ngừng quay. ? Vì sao khi xem các trận đấu bóng đá ngoại hạng Anh, được tường thuật trực tiếp trên truyền hình Việt Nam vào khung giờ 23 giờ (ngày hôm trước) – 2 giờ( ngày hôm sau) ta vẫn thấy ánh sáng mặt trời trải trên sân cỏ. 5