SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán có lời văn cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán có lời văn cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_tom_tat_bai_toan.doc
Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán có lời văn cho học sinh Lớp 2
- Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán có vị trí quan trọng vì môn học này không chỉ cung cấp cho học sinh các kiến thức ban đầu về số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học; và yếu tố thống kê đơn giản mà còn hình thành ở các em kĩ năng tính toán, khả năng tư duy, suy luận, kích thích trí tưởng tượng, hình thanh phương pháp tự học và làm việc khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Trong dạy - học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Thông qua hoạt động giải toán “có lời văn” học sinh có thể: + Củng cố các kiến thức đã học. + Trình bày, diễn đạt, lập luận chặt chẽ, lôgíc. + Dần hình thành phương pháp “giải quyết vần đề” linh hoạt trong những tình huống khác nhau. + Bước đầu tập vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống Ngoài ra thông qua hoạt động giải toán có lời văn của học sinh, người giáo viên có thể : + Đánh giá được trình độ học toán của học sinh trong lớp. + Phát hiện được những hạn chế, nhược điểm cũng như những năng lực đặc biệt của các đối tượng học sinh trong lớp. Với những lý do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Hai nói riêng, việc học toán và giải toán có lời văn là rất quan trọng và rất cần thiết. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lôgic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán. 1
- Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn, từ thực tế học của học sinh lớp 2A 6 tôi đã tìm một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2. 2
- PHẦN HAI NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn bó chặt chẽ với nội dung của số học và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong chương trình. Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu nên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xẩy ra hành ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán, hay nói cách khác là chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán. Đề bài của bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần: - Phần đã cho hay còn gọi giả thiết của bài toán. - Phần phải tìm hay còn gọi kết luận của bài toán. Ngoài ra, trong đề toán có nêu mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải tìm hay thực chất là mối quan hệ tương quan phụ thuộc vào giả thiết và kết luận của bài toán. 3
- Việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn còn hạn chế. Giáo viên chưa tập trung hướng dẫn học sinh phương pháp giải toán theo các bước nhất định, chưa hướng dẫn các em tìm hiểu sâu đề bài, việc tóm tắt bài toán chưa được chú trọng đúng mức. học sinh khi giải toán còn máy móc, chưa đọc kĩ đề, chưa hiểu hết từng từ, từng chữ trong bài, chưa thấy được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Một số em còn không tóm tắt bài toán đã ghi ngay lời giải; các phép tính và lời giải không khớp nhau. Có em còn đặt tính ngược, ghi không đúng đáp số, trình bày một bài toán chưa khoa học, chưa cân đối giữa lời giải và phép tính. 2. Các biện pháp hướng tóm tắt bài toán có lời cho học sinh lớp 2: Thông thường, để giải một bài toán có lời văn, dù là học sinh lớp 2, thì học sinh phải qua các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu đề bài Để có kết quả làm bài đúng, học sinh cần phải hiểu kĩ nội dung của đề bài. Vì vậy việc đọc kĩ đề bài là rất cần thiết. Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm; tóm tắt bài toán. Bước 3: Lập kế hoạch giải Bước 4: Giải bài toán Bước 5: Kiểm tra kết quả và ghi đáp số. Tuy nhiên, ở lớp 2, học sinh chỉ học dạng toán có lời giải bằng một phép tính nên bước tìm hiểu đề và ghi lời giải học sinh thường không hay gặp vướng mắc nhiều mà chủ yếu vướng mắc ở bước tóm tắt bài toán. Trong khuôn khổ của sáng kiến này tôi xin trìnhbày tập trung vào bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho vầcí phải tìm; tóm tắt bài toán. Giải pháp 1: Tóm tắt bài toán bằng lời Tóm tắt bằng lời là việc dùng những kí hiệu và lời để lược bỏ những lời văn không còn giá trị về mặt lôgíc trong bài toán, để học sinh dễ nhận ra các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố đó hơn. Ví dụ 1: Bài 2 (trang 13) 4
- Nhà bạn Mai nuôi 22 con gà, nhà bạn Lan nuôi 18 con gà. Hỏi cả hai nhà nuôi được tất cả bao nhiêu con gà? Việc tóm tắt bài toán này học sinh thường không hay vướng mắc, không hay gặp sai sót. Tóm tắt: Nhà Mai nuôi: 22 con gà Nhà Lan nuôi: 18 con gà Tất cả : con gà? Tuy nhiên, tôi vẫn nhấn mạnh cho học sinh biết khi tóm tắt bài toàn này, hai dòng đầu là những cái đã cho của bài toán, dòng thứ 3 là cái phải tìm nên cần phải đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu. Với dạng bài toán nhiều hơn, ít hơn vẫn tóm tắt tương tự như vậy. Ví dụ 2: Bài 4 (trang 26), bài toán về nhiều hơn Em 7 tuổi, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi? Tóm tắt Em : 7 tuổi Anh nhiều hơn em: 5 tuổi Anh : tuổi? Ví dụ 3: Bài 3 (trang 54), bài toán về ít hơn Đội Hai trồng được 92 cây, đội Một trồng được ít hơn đội Hai 38 cây. Hỏi đội Một trồng được bao nhiêu cây? Tóm tắt Đội Hai trồng : 92 cây Đội Một trồng ít hơn đội Hai: 38 cây Đội Một trồng : cây? Đến đầu học kì II, khi đã được học các bảng nhân và bảng chia, học sinh phải làm những bài toán có áp dụng 1 phép nhân hoặc 1 phép chia thì việc tóm tắt bài toán lại theo một cách khác. Tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng hai dòng (một dòng là cái đã cho, một dòng là cái phải 5
- tìm). Tuy nhiên, học sinh cần nắm rõ một số từ ngữ để khi tóm tắt được thuận lợi. (“mỗi” ở đây có nghĩa là 1). Ví dụ 4: Bài 2 (trang 95) Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân? Dạng toán này tôi thường kết hợp hỏi học sinh rồi thao tác ghi tóm tắt theo câu trả lời của các em một vài lần cho các em quen. + Bài toán cho biết gì? + Cho biết mỗi con gà có hai chân. + Vậy mỗi ở đây là mấy con gà? + là một con gà + Vậy là cô có thể ghi như sau: 1 con gà có: 2 chân H: Theo dõi + Bài toán hỏi gì? + Bài toán hỏi 6 con gà có bao nhiêu + Vậy cô viết như sau: chân? 6 con gà : chân? + Các em quan sát vào phần tóm tắt của cô, chú ý vào cột thứ nhất ( giáo viên vừa nói vừa dùng thước đặt dọc theo cột đằng trước dấu hai chấm) + Đều có đơn vị là con gà đều có đơn vị là gì? + Đều có đơn vị là chân + Vậy cột thứ hai, đều có đơn vị là gì? G giải thích để học sinh hiểu thực tế + Các số có cùng đơn vị phải để đây là cái chân. thẳng cột nhau. + Khi tóm tắt dạng toán này các em phải chú ý gì? Đến khi tóm tắt bài toán giải bằng một phép tính chia cũng tương tự. Nhưng nếu các em không nắm chắc được quy định các “các số có cùng đơn vị thì phải để thẳng cột với nhau” thì rất khó mà tóm tắt, và khó nhìn vào tóm tắt có thể nhận thấy được cách giải. Ví dụ 5: Bài 2 (trang 109) 6
- Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy cái kẹo? Nếu học sinh lười tư duy sẽ tóm tắt như sau: Tóm tắt: 12 cái kẹo : 2 bạn 1 bạn : cái kẹo? Nếu nhìn vào tóm tắt bài toán này, học sinh sẽ không nhận ra được mối liên hệ giữa số bạn và số cái kẹo ( Nếu lên lớp 3 các em sẽ thấy đây là bài toán rút về đơn vị, lên lớp 5, đây là bài toán quan hệ tỉ lệ : số bạn giảm đi 2 lần thì số kẹo được chia cũng phải giảm đi 2 lần). Vì thế nhiều em đã lúng túng không biết làm phép tính nhân hay phép tính chia. Tôi đã yêu cầu học sinh so sánh theo cột để học sinh nhận thấy các đơn vị trong cột này chưa cùng nhau, nên ta phải đổi vế của dữ kiện đầu. + Bài toán cho biết gì? + 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn. + Vậy 2 bạn được chia mấy cái kẹo? + Hai bạn được chia 12 cái kẹo. Từ đó học sinh có thể tóm tắt được bài toán như sau: Tóm tắt 2 bạn: 12 cái kẹo 1 bạn: cái kẹo? Ở lớp 2, ngoài cách tóm tắt bằng lời, tôi còn hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. Ưu điểm của cách tóm tắt này là ngắn gọn. Nhưng với học sinh lớp 2, mới bắt đầu làm quen với kiểu tóm tắt này nên vẫn còn gặp rất nhiều vướng mắc. Giải pháp 2: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng Ví dụ 1: Bài 4 (trang 55) Vừa gà vừa thỏ có 42 con, trong đó có 18 con thỏ. Hỏi có bao nhiêu con gà? Tôi đã hướng dẫn học sinh như sau: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán cho biết vừa gà vừa thỏ 7
- có 42 con, trong đó có 18 con thỏ. + Cô thể hiện số gà và thỏ bằng một đoạn thẳng ( giáo viên vừa vẽ vừa nói). Vừa gà vừa thỏ có tất cả bao + Có tất cả 42 con. nhiêu con? + Cô viết 42 con + Trong đó có bao nhiêu con thỏ? + Có 18 con thỏ. + Cô kẻ một vạch ở gần giữa để biểu thị số gà và số thỏ. Đã biết số thỏ rồi, cô viết vào đây ( giáo viên vừa nói vừa viết). Vậy đoạn thẳng còn + Biểu thị số con gà. lại biểu thị số con nào? + Chưa biết có bao nhiêu con gà? + Số con gà đã biết chưa? + Số gà chưa biết nên cô ghi chữ con và đánh dấu chấm hỏi vào đây. 42 con Tóm tắt 18 con thỏ con gà? Với học sinh lớp 2, tôi hướng dẫn các em kẻ các ngoặc biểu diễn bằng ngoặc vuông vì nó dễ, chỉ cần theo dòng kẻ ô li là được. Với dạng toán nhiều hơn, ít hơn, tôi lại hướng dẫn học sinh tóm tắt khác. Ví dụ 2: Bài 3 (trang 43) Thùng thứ nhất có 16l dầu, thùng thứ hai có ít hơn thùng thứ nhất 2l dầu. Hỏi hai thùng có bao nhiêu lít dầu? Tóm tắt 16l dầu Thùng 1: Thùng 2: 2l dầu l dầu? 8