SKKN Một số kinh nghiệm để xây dựng cơ sở vật chất của trường TH thuộc vùng đặc biệt khó khăn

doc 12 trang sangkien 7860
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm để xây dựng cơ sở vật chất của trường TH thuộc vùng đặc biệt khó khăn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_de_xay_dung_co_so_vat_chat_cua_truon.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm để xây dựng cơ sở vật chất của trường TH thuộc vùng đặc biệt khó khăn

  1. A- Đặt vấn đề: I- Mở đầu: Nhà trường nằm trong hệ thống giáo dục nói chung, trường Tiểu học nói riêng. Muốn có được một hệ thống giáo dục phát triển tốt thì không chỉ trong nhà trường đó có một đội ngũ cán bộ giáo viên: - Ban lãnh đạo tài năng. - Đội ngũ giáo viên chuẩn hoá, nhiệt tình. - Học sinh chăm ngoan lễ phép. Tất cả các điều kiện trên vẫn chưa có thể quyết định được, mà một trong xn yếu tố cần thiết là cơ sở vật chất nhà trường. Cụ thể hơn là: Phòng học, trang thiết bị cho phòng học, bàn ghế giáo viên và học sinh, bảng chống loá, phòng thư viện, phòng chức năng. Hơn nữa là phòng ở cho cán bộ giáo viên khu tập thể v.v được chuẩn hoá. 1- Đặc thù của xã: Tân Trường là một xã thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Đất đai vừa rộng, lại vừa có địa hình phức tạp. Diện tích toàn xã rộng 36km2, trong đó 3/4 diện tích là rừng núi. Tân trường chính là một xã vừa đông dân và có người góp ở nhiều nơi đến định cư, cấy cư, tập trung hội tụ. Đến nay tính toàn xã có 1.476 hộ, có khoảng 7.136 khẩu. Trong đó gồm 167 hộ thuộc gia đình chính sách và cũng là xã có nhiều hộ nghèo. Mức thu nhập bình quân trên một đầu người trong một tháng là 90.000đ. Thậm chí ở hai bản Tam Sơn và Đồng Lách (100% là người dân tộc Thái) có mức thu nhập bình quân còn thấp một người trong một tháng là 50.000đ. Hơn thế nữa khoảng cách từ khu trung tâm đến bản Đồng Lách cách xa từ 8km đến 9km. Đường đi lại vừa dốc lại vừa trơn nhất là trong những ngày mưa phun gió bấc. Nghề nghiệp chính của người dân xã Tân Trường chủ yếu sống bắng nghề chăn nuôi, trồng trọt và trang trại (tư liệu do xã cung cấp). 2- Đặc điểm trường Tiểu học: 1
  2. Trường Tiểu học, được tách ra từ trường phổ thông cơ sở năm học 1977- 1998. Năm học 2002-2003 tôi được thuyên chuyển công tác về làm quản lý tại trường trong thời gian đến nay 2005-2006. Học sinh ở xa khu trung tâm có nơi cách từ 3 đến 4km. Học sinh học nhờ trong nhà dân, thôn bản. Phòng học chỉ là tạm bợ, tranh tre nứa lá. Đối với cán bộ, giáo viên hầu hết là từ xa đến từ Thị trấn ra phía Bắc Tĩnh Gia. Phòng ở cho giáo viên thì thiếu, mặc dù chỉ là phòng ở tạm bợ, tre nứa. Nhà trường khi chuyển sang khu đất mới lại chình là một nơi cây lúa nước, sân trường thì ẩm thấp, ướt át nhất là những lúc vào thời điểm mưa kéo dài, rét mướt. Các công trình vệ sinh, hố xí, hố tiểu xuống cấp trầm trọng. Đặc biệt là nước ăn, nhà tắm hoàn toàn phải nhờ trong nhà dân. Sinh hoạt tạm bợ nhờ trong dân là một điều bất tiện và không thể nào kéo dài tình trạng đó mãi được. Nhận công tác quản lý một nhà trường mới từ 01/9/2002, trước một tình thế về cơ sở vật chất thì thiếu trầm trọng. Tất cả như phòng học, bàn ghế học sinh, kể cả nơi ăn, nơi ở, nơi làm việc cho cán bộ giáo viên còn tạm bợ. Trong khi đó về chủ trương và đường lối của Đảng, Nhà nước, ngành học thì xoá phòng học, tranh tre nứa lá, học hai ca. Cơ sở vật chất phải chuẩn hoá như phòng học kiên cố, bảng chống loá, bàn ghế giáo viên và học sinh phải đạt chuẩn theo điều lệ trường Tiểu học ban hành. Từ nguyên nhân trên mà việc cần thiết xây dựng cơ sở vật chất cho một nhà trường là một điều tất yếu và cấp bách. 3- Thực trạng của trường Tiểu học Tân Trường từ năm 2002-2006: a) Quy mô phát triển: Số phòng hiện có Tổng số Số Năm học Kiên Cấp Tạm Còn thiếu Ghi chú học sinh lớp cố 4 bợ 2002-2003 1.162 40 6 5 3 6 Học trong dân 2003-2004 1.043 39 6 5 3 6 Học trong dân 2004-2005 943 37 15 5 0 đủ Học 2 ca 2005-2006 806 33 15 5 0 đủ Học 2 ca 2
  3. b) Phòng ở khu tập thể: Tổng số Số phòng ở CBGV Còn Năm học Ghi chú Hiện Kiên Cấp Tạm thiếu ở lại có cố 4 bợ 2002-2003 51 25 0 0 5 13 2003-2004 46 22 0 3 5 10 2004-2005 45 20 0 7 0 6 2005-2006 42 18 0 11 0 4 Từ học kỳ I (2006-2007) Riêng khu Tam Sơn và Đồng Lách năm học nào cũng cần có 10 giáo viên dạy cho 10 lớp và ở tạm trú trong dân. Trước một tính thế thiếu thốn nghiêm trọng về cơ sở vật chất nhà trường như đã nêu trên. Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm về việc xây dựng cơ sở vật chất trong cả 4 năm học: - Năm học 2002-2003: Xây 3 phòng ở giáo viên, công trình vệ sinh, bể nước kinh phí: 30 triệu đồng. - Năm học 2003-2004: Xây nhà văn phòng, nâng cấp sân trường là 100 triệu đồng. - Năm học 2004-2005: Xây 4 phòng ở giáo viên, xây tường rào và cổng trường là 67,6 triệu đồng. - Năm học 2005-2006: Xây 4 phòng ở giáo viên với tổng kinh phí là: 39,5 triệu đồng. Trong 4 năm học đó, cũng đã xây dựng được 15 phòng học kiên cố, có 6 phòng nhà 2 tầng, còn 9 phòng là mái bằng, lợp tôn lạnh, với tổng kinh phí là 817 triệu đồng. Trong đó có 3 phòng được trang bị bàn ghế giáo viên, học sinh, bảng chống loá đạt tiêu chuẩn. (tư liệu của trường cung cấp). 3
  4. B- Giải quyết vấn đề: I- Các giải pháp thực hiện: 1- Nắm chắc được cơ sở cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cấp bách cho nhà trường như phòng học, nhà ở khu tập thể cán bộ giáo viên, bàn ghế v.v Cần phải có nhu cầu văn bản, chủ trương của Nhà nước hoặc Thông tu của ngành về xoá phòng học tranh tre nứa ká. 2- Chủ trương cần xây dựng công trình của nhà trường, sau khi được thống nhất cao trong cẩp uỷ, Ban giám hiệu, Công đoàn thể chế hoá kế hoạch thông qua Đảng bộ, HĐND, UBND xã thành Nghị quyết, thông qua các kỳ họp. 3- Được các hội cha mẹ học sinh quán triệt về chủ trương xây dựng công trình cần thiết cho nhà trường. Thông qua các kỳ họp hội phụ huynh một năm ít nhất là hai lần họp. Nội dung chủ yếu là báo cáo hai mặt giáo dục của học sinh cho phụ huynh biết. Đồng thời nêu chủ trương xây dựng cơ sở vật chất nhà trường trong năm học tới. 4- Đặc biệt huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Ngoài hội cha mẹ phụ huynh học sinh còn có các tổ chức: Đoàn xã, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh. Hoặc còn các tổ chức như các nhà doanh nghiệp hảo tâm hướng về quê hương có thể giúp đỡ, quyên góp tiền ủng hộ cho việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Có thể nói rằng: Các tổ chức đó là những thành viên chủ chốt góp phần vào việc ủng hộ, tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. II/- Các biện pháp thực hiện cho việc xây dựng cơ sở vật chất trường học: Do xã Tân trường thuộc diện 135 tất cả các phần học do kinh phí Nhà nước và nhân dân đóng góp. Riêng còn lại là do kinh phí phụ huynh học sinh như: Xây nhà ở cho giáo viên, công trình vệ sinh, bàn ghế, sân trường, cổng trường, tường rào, khuôn viên v.v 4
  5. Là một Hiệu trưởng khi nhận đơn vị mới trước một cơ ngơi thiếu thốn về cơ sở vật chất trầm trọng. Bản thân tôi có suy nghi lo lắng làm sao, làm thế nào để trước mặt xây dựng được nhà ở cho giáo viên, bể nước, nhà tắm, giếng khoan công trình vệ sinh v.v 1- Kế hoạch biện pháp xây dựng cơ sở vật chất năm học 2002-2003: a) Xây dựng nhà ở cho cán bộ giáo viên: Bước đầu vì do chuyển công tác quản lý sang đơn vị mới chỉ biết trước 15 ngày (15/8/2002). Khi sang đơn vị mới chưa quen biết được cốt cán địa phương, cách ngoại giao, cách gần gũi với con người mới. Bản thân tôi họp cấp uỷ, công đoàn quyết tâm xây dựng nhà ở cho cán bộ giáo viên và xây dựng những thiết yếu cần thiết cấp bách cho nhà trường: Công trình vệ sinh, giếng khoan, bể nước và nhà tắm cho cơ quan. Khi gặp đồng chí Chủ tịch xã Nguyễn Công Hoan để xin chủ trương, ông trả lời: "Năm vừa rồi mua 60 bộ bàn ghế học sinh, tiền thu xây dựng còn chuyển sang năm nay để trả là: 50 triệu đồng, vì thế việc xây dựng nhà ở cho giáo viên là rất khó, thôi hãy từ từ đã" không còn cách nào khác, ngoài việc chỉ đạo cho nhà trường hoạt động (các đồng chí phó hiệu trưởng đi học liên tục) tôi lập tờ trình dự toán, gần gũi với lao động địa phương, với Đảng uỷ và Hội cha mẹ học sinh. Mãi tới khi tôi là đại biểu được đi dự các cuộc họp Đảng bộ, HĐND hoặc giao ban với UBND xã. Bản thân tôi đã tranh thủ đóng góp ý kiến chung, sau đó ý kiến xây dựng cho nhà trường, nói nhiều, đi lại cũng nhiều. Được chủ trương của HĐND, sự chỉ đạo quán triệt của UBND xã: Quyết định xây dựng 3 phòng ở cấp 4 cho khu tập thể, thời điểm đó là 18 triệu đồng (số tiền đó trả trong 2 năm). Địa phương tìm chủ trương xây dựng (bên B) mãi mà không có ai giám nhận vì lý do các bản hợp đồng năm trước còn chưa quyết toán xong. Bản thân tôi lại chạy khoán tìm chủ thầu và rốt cuộc tôi đã tìm được chủ xây dựng khu nhà ở cho giáo viên. Kinh phí xây dựng là do phụ huynh đóng góp được, Nghị quyết tại HĐND, UBND nhờ nhà trường thu và đưa qua ngân sách UBND trả cho bên B. 5
  6. Vì muốn thực hiện kế hoạch, chưa có tiền khi bên B hỏi thì hơi phiền hà, song coi như đã có chỗ ở giải quyết trước mắt cho 3 hộ gia đình có 2 vợ chồng là giáo viên ở lại trường. b) Xây dựng cơ sở vật chất: Bể, giếng khoan, nhà tắm, công trình vệ sinh. Đây là một hệ thống công trình trước mắt vô cùng cấp bách bởi vì một giáo viên xách nước trong dân, tắm nhờ trong dân rất là bất tiện. Sau khi dự toán số tiền xây dựng trên, khoảng 12 triệu đồng, tôi chỉ đạo họp phụ huynh học sinh, lấy ý kiến đóng góp, rất may Hội phụ huynh học sinh đều nhất trí mỗi em đóng 10.000đ, theo dự tính trừ học sinh Tam Sơn và Đồng Lách là 200 em. Dự thu được gần 9 triệu đồng. Nhưng thu rải rác đến tháng 5/2003 phụ huynh mới quyết toán. Tôi liền nghĩ ngay vay tiền của Công đoàn trường 4 tháng, mỗi tháng 50.000đ/ngày (tiền góp quỹ tham quan cuối năm): 4 tháng bằng 10 triệu đồng. Khoán công trình ngay cho Hội phụ huynh Lê Văn Nào thôn 3 là phó hội. Thế là trong học kỳ I khoá học 2002-2003 chúng tôi đã làm được tất cả kế hoạch trên, các đồng chí giáo viên vô cùng phấn khởi yên tâm công tác, từ nay không phải tắm và xách nước nhờ trong dân. Cuối năm học chỉ cần trích một ít tiền trong ngân sách, cùng với phụ huynh đóng góp quyết toán xong toàn bộ công trình nói trên. 2- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường năm 2003-2004: Xây nhà văn phòng trường, nâng cấp sân trường và nhà ở khu tập thể giáo viên, 4 phòng cấp 4. a) Xây nhà văn phòng: Từ thực tế trước mắt chưa có còn phải dùng phòng học làm nơi hội họp. Trong năm học sân trường ẩm thấp nhất là mùa mưa, nước không thoát được. Từ kinh nghiệm xây dựng được các cơ sở vật chất nói trên, tôi đã mạnh dạn làm tờ trình xin xây dựng cơ sở vật cho năm học mới từ trong thời gian còn nghỉ hè. Khi đã có chủ trương, tôi cùng UBND làm tờ trình xin kinh phí cấp trên. 6