SKKN Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"

doc 15 trang honganh1 15/05/2023 11700
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_chi_dao_thuc_hien_phong.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"

  1. 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến Huyện Nho Quan Chúng Tôi: Họ tên Ngày, tháng, Nơi công tác Chức Trình độ Tỉ lệ % danh chuyên đóng góp năm sinh môn vào việc tạo ra sáng kiến Bùi Văn Tuyển 09/05/1972 Tiểu học PHT Đại học 60% Cúc Phương Nguyễn Quang Huy 18/04/1982 Tiểu học GV Đại học 40% Cúc Phương Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: trong trường học II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Bùi Văn Tuyển III. THỜI GIAN ÁP DỤNG: Năm học 2018 – 2019 và 2019 – 2020. IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN: 1. Nội dung sáng kiến: Thực hiện chỉ thị 40/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"trong các trường Tiểu học và phổ thông. Mục tiêu là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, để xây dựng môi trường giáo dục an toàn thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương đáp ứng nhu cầu xã hội, phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của 1
  2. 2 học sinh trong học tập và hoạt động xã hội một cách phù hợp có hiệu quả. Cuộc vận động " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"nhằm hưởng ứng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trong trường học một môi trường sư phạm lành mạnh an toàn tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi vậy tôi lựa chọn đề tài giải pháp về phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong giai đoạn hiện nay là việc làm thiết thực của người phó Hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động ba trong nhà trường Năm học 2019 – 2020 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vấn đề đặt ra cho nhà trường nói chung và cá nhân tôi- người phụ trách mảng hoạt động ba, là cần phải làm thế nào để chỉ đạo và thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là vấn đề không mới nhưng làm thế nào để phong trào ngày càng thực hành có hiểu quả trong thực tế chứ không phải chỉ dừng lại ở kế hoạch hay một vài biểu hiện hình thức bên ngoài. vì thế tôi quyết tâm chọn đề tài này để nghiên cứu, hi vọng góp phần xây dựng được một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn . 1. 1. Giải pháp cũ thường làm: 1.1.1. Nội dung giải pháp Như chúng ta đã biết, Môi trường giáo dục luôn có những tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Nhìn lại giáo dục trong nhiều năm qua, tôi nhận thấy rằng: Giáo dục còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học còn mang tính áp đặt, chưa thực sự quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, chưa chú ý đến việc tự học của các em. Các em vẫn còn thiếu những kĩ năng sống như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác Mặt khác, kinh phí trang bị cơ sở vật chất, hoạt động giáo dục của nhà trường còn hạn chế nên chưa tạo được cảnh quan sư phạm đẹp mắt, hấp dẫn các em, các hoạt động giáo dục chưa được đầu tư đúng mức, khen thưởng động viên còn ít nên chưa thúc đẩy được phong trào. 2
  3. 3 Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường thực sự vẫn chưa hiểu đúng mức, chưa hiểu sâu sắc về phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có những mục tiêu gì? Yêu cầu gì? Nội dung gì? Mà chỉ tham gia phong trào theo thời vụ rồi lại lắng xuống. Đầu mỗi năm học, đều phát động phong trào và cuối năm học đánh giá, tổng kết nhưng chưa tạo được dấu ấn sâu sắc cho mọi người. 1.1.2. Nhược điểm của giải pháp cũ: - Nội dung chưa phong phú - Chi phí đầu tư cho phong trào chưa nhiều và ít được quan tâm. - Việc thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua như: Trường xanh, sạch, đẹp: CSVC nhà trường còn thiếu như khu vệ sinh, phòng học, phòng chức năng còn trật trội, chưa đẹp. Dạy và học: Có nề nếp, có đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy được khả năng học tập của học sinh. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Học sinh được rèn luyện các kĩ năng sống thông qua các môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhưng việc nhận thức và áp dụng vào thực tế còn hạn chế. Tổ chưc các hoạt động: Có nhưng chưa sôi nổi. Tìm hiểu, chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá địa phương: Có tham gia hàng năm song chưa kha học. 1.2. Giải pháp mới cải tiến: Như chúng ta đã biết, “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” là xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tốt đẹp, là thiết lập các mối quan hệ tích cực để học sinh được sống, rèn luyện trong môi trường thuận lợi. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được phát động hàng năm, nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng môi trường lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Có thể khẳng định rằng: môi trường giáo dục càng tốt bao nhiêu thì đó sẽ là cơ hội, là điều kiện cho mỗi người (nhất là thế hệ trẻ ở tuổi thiếu niên, nhi đồng) phát triển nhân cách tốt đẹp, thuận lợi bấy nhiêu. Năm học 2019 - 2020 là năm tiếp tục thực hiện các cuộc vận động của Ngành, của Đảng: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Đặc biệt 3
  4. 4 là năm tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua, Trường tiểu học Cúc Phương đã hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngay từ đầu năm học. Cho đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của một phó Hiệu trưởng phụ trách phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bản thân tôi đã lựa chọn một số biện pháp hữu hiệu để chỉ đạo đổi mới các nội dung trong phong trào thi đua. Cụ thể: 1.2.1. Nêu cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể sư phạm, học sinh, cộng đồng xã hội về phong trào thi đua. Yếu tố thành công của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là sự nhận thức đầy đủ, lòng quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, sự phối kết hợp thực hiện của mỗi con người trong cộng đồng, nhà trường. Mỗi cá nhân, mỗi tập thể, cộng đồng xã hội và cha mẹ học sinh phải nắm rõ trách nhiệm của mình để cùng phối hợp thực hiện. * Đối với vai trò là phó Hiệu trưởng: - Nghiên cứu kĩ và quán triệt Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các văn bản có liên quan với phong trào thi đua đó. - Thực hiện công tác tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường, với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh, các ngành có liên quan để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua. - Tham mưu với Hiệu trưởng về việc ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2019 – 2020, phân công trách nhiệm cho từng thành viên Ban chỉ đạo. - Chủ trì việc xây dựng và triển khai kế hoạch phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tổ chức để giáo viên và học sinh khảo sát, đánh giá thực trạng nhà trường so với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào thi đua. - Xác định các hoạt động cụ thể của phong trào thi đua. - Kết hợp linh hoạt việc kiểm tra, đánh giá thi đua với các nhiệm vụ khác của 4
  5. 5 kế hoạch năm học sau mỗi giai đoạn, sau mỗi đợt thi đua. * Đối với Hội đồng sư phạm nhà trường: - Thực hiện tốt các cuộc vận động của Ngành. - Nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Các tổ chức chính trị trong nhà trường cần triển khai phong trào thi đua, phát hiện điển hình người tốt, việc tốt để nhân rộng toàn trường. Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết. * Đối với học sinh: - Tích cực học tập, tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong các cuộc thảo luận nhóm, lớp. - Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến” trong học tập, sinh hoạt ở các khối lớp, được đánh giá trong các giờ chào cờ đầu tuần. - Luôn có ý thức “ Nói lời hay, làm việc tốt”, - Có ý thức bảo vệ trường lớp xanh, sạch, đẹp. - Tham gia tích cực việc chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương mình. - Tham ra tích cực vào các hoạt động rèn kĩ năng sống. - Lựa chọn môn thể thao hay trò chơi dân gian mà mình yêu thích để tham gia. - Giúp đỡ cha mẹ công việc nhà, góp phần cùng với cộng đồng giữ vệ sinh đường làng, ngõ xóm. - Tích cực tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn ma túy, y tế học đường - Tuyên truyền và cách phòng trống bệnh COVID-19 qua mạng Internet trong thời gian các em nghỉ học tại nhà. Khi đến trường thực hiện nghiêm các quy định của nhà trường. * Đối với cha mẹ học sinh: - Xây dựng môi trường thân thiện trong từng gia đình, mọi thành viên đều yêu thương tôn trọng nhau, người lớn phải gương mẫu về cách sống, làm việc, nói năng và hành vi ứng xử. - Tạo điều kiện tốt nhất để các em học bài. - Hàng ngày dành thời gian thích hợp để kiểm tra việc học của các em. * Đối với tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường: - Tổ chức tốt các cuộc thi, liên hoan trò chơi dân gian, thi vẽ tranh, văn nghệ, đọc sách, kể chuyện .cho học sinh tham gia. - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động lao động công ích, chăm sóc khu di tích lịch sử, Đài tưởng niệm liệt sĩ của địa phương. - Tổ chức kết nạp đội viên đợt 3/2 và 19/5. 5
  6. 6 - Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, động viên học sinh vượt khó khăn học tập tốt. - Phát động thi đua có đánh giá sơ kết, khen thưởng kịp thời. * Đối với cộng đồng xã hội: - Kết hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh. - Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục. Nhận thức đầy đủ được phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường tiểu học Cúc Phương đã định hướng đúng đắn, phân công hợp lí các thành viên trong Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với điều kiện nhà trường, xác đinh rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể để thực hiện sáng tạo phong trào thi đua với 5 nội dung tính đến thời điểm hiện tại. Đồng thời nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền cho thầy, trò và các lực lượng xã hội tham gia về mục tiêu, yêu cầu, nội dung hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” dưới các hình thức: + Họp cấp ủy, chi bộ đầu năm. + Họp hội đồng sư phạm nhà trường đầu năm. + Họp phụ huynh học sinh đầu năm. + Buổi sinh hoạt tập thể nhà trường. Với việc làm trên, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã thực sự đi vào tiềm thức và hài hòa diễn ra trong nhà trường năm học 2018 – 2019 và cả năm học 2019-2020. Song, để cụ thể hóa 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngoài sự nhận thức và trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, các lực lượng xã hội tham gia, bản thân tôi đã lựa chọn các biện pháp tích cực cho từng nội dung để đi đến thành công cho phong trào thi đua. 1.2.2. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp an toàn Đây là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Những năm học trước, cơ sở vật chất còn gặp rất nhiều khó khăn: thiếu phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh, khuôn viên nhà trường còn trật trội, chưa gọn, chưa sạch sẽ, chưa đẹp. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, trường Tiểu học Cúc Phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học và đang từng bước được đưa vào sử dụng. Để xây dựng trường, lớp xanh, sạch,đẹp ,an toàn, đáp ứng được yêu cầu trường chuẩn Quốc gia giai đoạn hiện nay, nhà trường đã: - Sắp xếp phòng học, bàn ghế phù hợp với đối tượng học sinh các khối lớp. 6