SKKN Một số giải pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường TH Vĩnh Phước B1 năm học 2014-2015

doc 3 trang sangkien 01/09/2022 2820
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường TH Vĩnh Phước B1 năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_chuyen_mon_nham_nang_cao_chat.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường TH Vĩnh Phước B1 năm học 2014-2015

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Vĩnh Phước B, ngày 31 tháng 5 năm 2015 BÁO CÁO GIẢI PHÁP QUẢN LÝ - Họ và tên: Huỳnh Thị Mơ - Chức danh: Phó hiệu trưởng - Đơn vị công tác: Trường TH Vĩnh Phước B1, huyện Gò Quao, tỉnh KG. 1/. Tên giải pháp: “Một số giải pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường TH Vĩnh Phước B1 năm học 2014-2015”. 2/. Căn cứ: Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học; Căn cứ Công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015; Căn cứ Công văn hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gò Quao về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015; Thực hiện kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ, chỉ tiêu năm học 2014-2015 của trường Tiểu học Vĩnh Phước B1. 3/. Thực trạng tình hình: Một số em bị hổng kiến thức từ lớp dưới và lớp đầu cấp, thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào GV nên khi chuyển lớp các em không tiếp thu nổi kiến thức mới. Một số ít giáo viên ít tâm huyết với nghề, không chịu học hỏi, tự học trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực còn chuyển biến chậm, việc tự làm đồ dùng dạy học chưa thường xuyên, việc áp dụng công nghệ tin học và các phần mềm trong dạy học còn ít, việc tổ chức ôn luyện cho học sinh khá giỏi và bồi dưỡng cho HS yếu kém chưa thường xuyên. * Kết quả khảo sát đầu năm: TSHS: 318 em, không tính khối 1 - Giỏi: 55 (17,3%), Khá: 104 (32,7%), TB: 127 (39,9%), Yếu: 32 (10,1%) 4/. Các nội dung chính của giải pháp: 4.1 Tăng cường biện pháp quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy: - Triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về giảng dạy các môn học và bộ môn của từng năm học, đặc biệt là những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnh trong chương trình giảng dạy. Trên cơ sở chương trình các môn học và bộ môn và hướng dẫn của cấp trên hàng năm, từng giáo viên lập kế hoạch giảng dạy của mình một cách chi tiết cho năm học, kế hoạch giảng dạy của giáo viên phải được thông qua tổ chuyên môn để bàn bạc và kiểm tra. - Phó HT chỉ đạo lập thời khoá biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi GV và quyền lợi học tập của HS, dùng thời khoá biểu để quản lý giảng dạy hàng ngày, qua đó nắm bắt được việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV. 1
  2. - Tổ chức hoạt động thăm lớp dự giờ của các tổ chuyên môn, bản thân Hiệu trưởng và PHT cũng thường xuyên dự giờ của GV để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV. - Hàng tháng, Phó hiệu trưởng quy định các tổ khối báo cáo việc thực hiện chương trình của các thành viên trong tổ, các giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình học tập của lớp. Nếu phát hiện được các trường hợp thực hiện chưa đúng hoặc có những kiến nghị xác đáng của giáo viên chủ nhiệm và học sinh, nhà trường thông báo đến giáo viên bộ môn và yêu cầu GV có biện pháp khắc phục. - Đối với giáo viên được phân công dạy ôn bồi dưỡng học sinh khá giỏi, Phó hiệu trưởng yêu cầu các tổ khối xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy chuyên đề, phân công người phụ trách các chuyên đề và tổ chức thực hiện, mọi giáo viên của trường đều được dạy và cũng phải dạy chuyên đề cho lớp ôn, đây là tiêu chí quan trọng để đáng giá trình độ giáo viên. Phó hiệu trưởng căn cứ, xem xét để không phân công những giáo viên không có khả năng dạy chuyên đề cho các lớp ôn. 4.2 Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học. - Cung cấp cho giáo viên những quan điểm cơ bản của triết lý giáo dục mới, nâng cao hiểu biết của giáo viên về phương pháp dạy học, đặt yêu cầu cao về việc đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT. - Yêu cầu các tổ chuyên môn có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức thao giảng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, rút kinh nghiệm sư phạm để hoàn thiện dần phương pháp. - Tạo điều kiện tối đa trong khả năng hiện có của nhà trường về các phương tiện dạy học hiện đại để giúp giáo viên có điều kiện thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, coi việc sử dụng đồ dùng dạy học là một tiêu chí bắt buộc khi xét thi đua, xét công nhận danh hiệu giáo viên giỏi. - Tích cực tham gia với các ngành, các tổ chức triển khai các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là việc đưa công nghệ thông tin vào dạy học, khai thác các phần mềm dạy học hiện đại. 4.3 Tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn. Với biên chế giáo viên hiện có, Trường TH Vĩnh Phước B1 cơ cấu thành 5 tổ khối là: Khối 1, Khối 2, Khối 3, Khối 4, Khối 5. Mỗi tổ khối là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ dạy học của khối lớp mình và giáo viên bộ môn để có hiệu quả cao. Mỗi tổ chuyên môn có 1 tổ trưởng, có tổ đủ cơ cấu thành phần để giúp Phó hiệu trưởng điều hành việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và các hoạt động giáo dục khác của tổ, tư vấn cho Hiệu trưởng các công việc liên quan đến công tác của tổ và của nhà trường. * Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm các công việc: - Quản lý lập kế hoạch công tác của tổ: đề xuất phân công giảng dạy, lập chương trình công tác hàng tháng, học kỳ và cả năm học, xây dựng các chỉ tiêu công tác của từng thành viên và của tổ. - Quản lý công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của các tổ viên. - Quản lý công tác nghiệp vụ, công tác thi đua, công tác bồi dưỡng của tổ. 2
  3. * Yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng: Phó hiệu trưởng yêu cầu mỗi giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi, sau năm học bắt buộc phải có một bản tổng kết kinh nghiệm hoặc sáng kiến trong công tác dạy học. Các bản kinh nghiệm, sáng kiến này phải được thông qua toàn tổ để cùng được bàn bạc, thảo luận, rút kinh nghiệm chung, hoàn thiện và được lưu giữ thành tài liệu nghiệp vụ của tổ. Những bản xuất sắc được gửi lên Hội đồng khoa học của ngành để xét khen thưởng. * Trong công tác bồi dưỡng giáo viên: - Một mặt yêu cầu GV tự học, tự bồi dưỡng như trên, mặt khác nhà trường tích cực cộng tác với PGD&ĐT trong việc tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn; tổ chức chuyên đề sinh hoạt tổ chuyên môn. Đồng thời tạo điều kiện, động viên GV đi học các lớp đào tạo liên thông để nâng cao trình độ, đạt trình độ trên chuẩn. - Nhà trường thường xuyên tư vấn, bồi dưỡng về tin học cho giáo viên, để giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính trong một số công việc, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, từng bước để GV biết sử dụng công nghệ thông tin, khai thác các phần mềm dạy học, các tư liệu hữu ích bổ trợ kiến thức chuyên môn. 5/. Kêt quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng: Qua thời gian thực hiện các giải pháp trên trong công tác quản lí chuyên môn, chất lượng dạy và học trong nhà trường từng bước được nâng lên rõ rệt. Qua đó góp phần đổi mới phương thức quản lý chuyên môn, nắm vững mục tiêu, yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện trong nhà trường. Thúc đẩy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, tạo điều kiện để GV và học sinh chủ động phát huy năng lực, tư duy sáng tạo góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm học. Chất lượng dạy học cuối năm như sau: I. Xếp loại hạnh kiểm TSHS 1. Năng lực 2. Phẩm chất Đạt % CĐ % Đạt % CĐ % 359 100 359 100 359 II. Xếp loại học lực (học tập) Hoàn thành % Chưa hoàn thành % 350 97,49 9 2,51% - HS hoàn thành chương trình tiểu học: 77/77, tỷ lệ 100% - HS hoàn thành chương trình lớp học: đạt 97,49% Đề tài sáng kiến đã được công nhận và được áp dụng trong đơn vị có hiệu quả và phạm vi huyện Gò Quao. 6./ Kiến nghị: Không Người báo cáo Huỳnh Thị Mơ 3