SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT

doc 23 trang honganh1 15/05/2023 9381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_trong_cong_ta.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT

  1. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hàng năm Sở GD-ĐT Quảng Trị đều có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, năm học này Sở tiếp tục có công văn số 1535/KHGD-ĐT ngày 06/09/2018 về “ Hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ năm học”, trong đó có nội dung tổ chức thi học sinh giỏi trên cơ sở đó phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập; lựa chọn những học sinh có thành tích cao để chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp Quốc gia. Điều này đã đặt ra cho Ban giám hiệu nhà trường và nhất là các Tổ trưởng chuyên môn phải suy nghĩ để tìm ra biện pháp sao cho phù hợp và hiệu quả của bộ môn mình phụ trách. Người xưa đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Vì vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và cả đất nước nói chung. Trường trung học phổ thông (THPT) Vĩnh Linh được xem là một trong những kho đào tạo ra những nhân tài cho đất nước qua gần 60 năm qua, Ban Giám hiệu nhà trường luôn xác định việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong vài năm gần đây, chất lượng giáo dục các mặt của trường THPT Vĩnh Linh có nhiều tiến bộ trong đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo quan tâm rất nhiều, số giải học sinh giỏi cấp tỉnh được tăng lên các năm. Tuy nhiên, số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm không ổn định, chất lượng các giải không cao. Đặc biệt, riêng lẻ ở vài môn số lượng giải còn ít hơn một số trường trong địa bàn Huyện hoặc trong Tỉnh, mà ở một vài môn trong đó có môn Sinh học, đội tuyển học sinh giỏi không đủ số lượng (6em/1môn của đội chính thức). Mặt khác, một số phụ huynh không muốn cho con mình học bồi dưỡng vì nội dung kiến thức học bồi dưỡng và cách ra đề thi không gần gủi với thi trung học phổ thông quốc gia. Vì thế phụ huynh cho rằng học bồi dưỡng học sinh giỏi không thiết thực và hiệu quả Đó là những vấn đề trăn trở mà với trọng trách của người Tổ trưởng chuyên môn của nhà trường tôi phải suy nghĩ tìm ra biện pháp tháo gỡ để bảo đảm sao cho phong trào học tập của học sinh được duy trì tốt nhất và việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phong trào mũi nhọn của nhà trường đạt được kết quả cao nhất, với những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề xuất “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT”. II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. - Tăng cường năng lực tự học, năng lực làm việc với tài liệu, giáo trình của học sinh giỏi. - Nâng cao năng lực hợp tác, hiệu quả nhóm học tập của học sinh giỏi trong đội tuyển thi học sinh giỏi. - Nâng cao sự hợp tác và phối hợp giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 11,12 thuộc đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học trường THPT Vĩnh Linh. - Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học cấp trung học phổ thông. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 1 -
  2. - Điều tra thực tế. - Sưu tầm, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp thực nghiệm. - Đánh giá kết quả qua các năm. V. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Từ năm học 2013 – 2014 thay đổi phương pháp bồi dưỡng. - Năm 2014 -2015 áp dụng và thực nghiệm phương pháp bồi dưỡng mới. - Từ năm 2015 – 2016 đến nay tiếp tục áp dụng các giải pháp này. - 2 -
  3. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần 8 của BCHTW khóa XI về“Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.Trong đó có nêu: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Đúng như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, sự nghiệp trồng người là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang. Với mỗi đối tượng giáo dục đều phải có những phương pháp chung và những giải pháp đặc thù. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất vinh quang nhưng không kém phần vất vả. Đối tượng học sinh này có khả năng nhận thức tốt nhưng đây chỉ là điều kiện cần, bởi đó chỉ là một nền tảng bền vững còn việc phát triển nền tảng ấy ra sao còn phải nhờ quá trình rèn luyện và học tập. Và người Thầy chính là người giữ trách nhiệm phát triển nền tảng ấy. Học sinh giỏi phải là người có tư chất thông minh, đồng thời có sự nỗ lực cá nhân, tự học, tự rèn luyện, sự đam mê, nghị lực phi thường đối với công việc của mình làm, lại được sống trong một môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tài năng. Không phải ai có tư chất thông minh cũng đều say mê với công việc, cũng đều có những nỗ lực cá nhân cần thiết để đạt tới tài năng. Ở đây đòi hỏi sự tu luyện của bản thân, công tác giáo dục của gia đình, xã hội và môi trường sống tốt. Vai trò của nhà trường và xã hội trong việc tạo nên điểm tựa cho tài năng nảy nở và phát triển là rất lớn, chẳng khác nào hạt giống tốt được nảy mầm và lớn lên trên mảnh đất màu mỡ. Người tài là những cá biệt, có năng lực đặc biệt xuất sắc, có những cá tính khác thường, và do vậy cần được giáo dục theo một chương trình đặc biệt và cần phải có những giải pháp, những “nghệ thuật” trong quá trình dạy học. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Sách giáo khoa sinh học lớp 10,11,12 do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành. Bộ đề thi THPT Quốc gia và học sinh giỏi quốc gia của Bộ GD&ĐT qua các năm. Bộ sách tham khảo về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10,11,12 do các tác giả biên soạn như: Vũ Đức Lưu; Phan Khắc Nghệ; Đỗ Mạnh Hùng Tuyển tập đề thi Olympic sinh học từ năm 2009 – 2018. Giáo trình về phương pháp dạy học của các tác giả: Trần Bá Hoành (1980) “Lí luận dạy học sinh học”; Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998) “Lý luận dạy học Sinh học”; Phan Trọng Ngọ (2006) “Đổi mới phương pháp dạy học” III. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HIỆN NAY Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THPT hiện nay thường gặp nhiều khó khăn. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: nội dung, chương trình đào tạo thiếu tính liên thông và liên môn, số học sinh đam mê bộ môn Sinh học rất hạn chế có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguên nhân khách quan là nghành nghề để cho học sinh theo khối B rất hạn chế. Một số trường Y thi đầu vào điểm - 3 -
  4. quá cao, thời gian học tập rất dài do đó đã hạn chế rất lớn số học sinh có năng lực tốt nhưng không giám chọn bộ môn Sinh học dẫn đến đội tuyển thường bị hụt về số lượng. Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải đảm nhiệm nhiều công tác kiêm nhiệm khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, . Ngoài ra, một bộ phận học sinh chưa thực sự yên tâm khi được chọn vào đội tuyển của trường vì phải mất nhiều thời gian, sợ thiếu kiến thức về các môn liên quan đến thi THPT Quốc gia. Do đó học sinh giỏi không mấy tha thiết khi được chọn bồi dưỡng, dẫn đến khi chọn vào đội tuyển đa số thiếu số lượng hoặc có đủ số lương thì chất lượng chưa theo mong muốn của giáo viên. Hơn nữa, chế độ tuyển ưu đãi đối với học sinh giỏi tỉnh còn ít đã làm cho nhiều học sinh và phụ huynh không “mặn mà” với các kỳ thi học sinh giỏi mà thay vào đó sẽ chọn con đường ít chông gai hơn để đi tới đích. Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và đòi hỏi sự dày công của thầy và sự hết mình của trò. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng gặp những khó khăn như: về thời gian, người thầy phải đảm bảo số tiết theo Luật viên chức và trò phải học đủ tất cả các môn theo chương trình qui định. Do đó, thầy và trò đều cần có thời gian cho hoạt động này. Nhiều địa phương cũng chưa có một chế độ đãi ngộ hợp lí với các Thầy cô trực tiếp phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhiều Thầy cô giáo đã và đang hết mình cho công việc này, bởi tự trọng nghề nghiệp, niềm đam mê và lòng yêu thương học trò. Bên cạnh đó cũng có một số ít giáo viên có năng lực chuyên môn tốt nhưng chưa thực sự gắn bó với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Ngoài ra, phương pháp học của nhiều học sinh trong các đội tuyển vẫn còn thụ động, còn trông chờ lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung cấp trong mỗi tiết học mà chưa chủ động tự tìm hiểu. Một số em đã xác định được vai trò của tự học nhưng lại chưa tìm ra phương pháp học tập đúng đắn và đạt hiệu quả. Nếu những học sinh ưu tú được ươm, trồng, phát triển trên những mảnh đất có đủ điều kiện về nhiều mặt, đặc biệt được chăm chút bởi những con người có tri thức, có tâm huyết thì chắc chắn THPT Vĩnh Linh nói riêng, Việt Nam nói chung sẽ không thiếu nhân tài. Và như vậy, nhân tài Việt Nam không chỉ phụng sự đất nước, mà còn cho cả sự phát triển của nhân loại, nhất là trong thời kỳ hội nhập và mở cửa. CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC A. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH VÀ TƯ LIỆU Về nội dung và chương trình: Việc tổ chức kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã trãi qua nhiều năm nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có một chương trình chính thống nào do Bộ hoặc Sở Giáo dục và đào tạo phát hành. Bởi vậy, chúng tôi đã chủ động nghiên cứu và xây dựng các nội dung dựa trên công văn của Sở và Hội đồng bộ môn Sinh học tỉnh Quảng Trị về hướng dẫn nội dung chương trình thi học sinh giỏi lớp 12. Trong những năm trở lại đây, kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh tổ chức vào đầu năm học (đầu tháng 10) và thi chọn đổi tuyển học sinh giỏi quốc gia sau khoảng 2 tuần, đồng thời Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh lớp 11 được tham gia; vì vậy chúng tôi phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình trên cơ bản trước khi bước vào đội tuyển. Sinh học là môn khoa học có tầm kiến thức rộng và các kiến thức Sinh học đang mở rộng với tốc độ nhanh chưa từng có, vì vậy môn Sinh học luôn cần đến sự hỗ trợ kiến thức của các môn học khác như: Toán học, Vật lý và Hóa học Tôi đã tìm hiểu - 4 -