SKKN Một số giải pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Sinh học 9 ở trường Trung học cơ sở N’thol Hạ

doc 24 trang sangkien 01/09/2022 5742
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Sinh học 9 ở trường Trung học cơ sở N’thol Hạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_tinh_tich_cuc_hoc_tap_mon_sin.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Sinh học 9 ở trường Trung học cơ sở N’thol Hạ

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN SINH HỌC 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ N’THOL HẠ Trang 1
  2. MỤC LỤC Đề mục Trang PHẦN I. Đặt vấn đề 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Phương pháp nghiên cứu 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 PHẦN II. Nội dung nghiên cứu 6 1. Cơ sở lí luận 6 1.1 Một số đặc điểm tâm lí học sinh 6 1.2 Hoạt động dạy và học 6 1.3 Tính tích cực học tập 7 2. Thực trạng 8 3. Các giải pháp 8 3.1. Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng phương tiện dạy học 8 3.2. Nâng cao tính tích cực học tập bằng các biện pháp tâm lí 10 3.3. Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách khai thác các nguồn kiến thức thực tế 11 3.4 Nâng cao tính tích cực học tập bằng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 11 3 4.1. Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi 12 3.4.2. Sử dụng sơ đồ tư duy 14 3.4.3. Sử dụng kĩ thuật công não 16 3.4.4. Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” 16 4. Kết quả 20 PHẦN III. Kết luận và kiến nghị 22 Tài liệu tham khảo 23 Trang 2
  3. PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, dẫn tới sự bùng nổ thông tin. Do dó khối lượng tri thức chung của toàn nhân loại tăng lên theo cấp số nhân, người giáo viên không thể cung cấp hết thông tin cho người học trong khi khả năng tiếp nhận và lĩnh hội nguồn tri thức mới của người học bị hạn chế bởi thời gian hạn hẹp của tiết học. Mặt khác nhu cầu xã hội đòi hỏi tri thức của người học ngày càng cao, hiểu biết ngày càng rộng và sâu sắc, bên cạnh đó còn phải có những kĩ năng nhất định về tư duy, về giao tiếp xã hội, kĩ năng giữ gìn sức khỏe phòng chống bệnh tật, sự hợp tác trong cộng đồng. Học sinh của trường THCS N’Thôl Hạ hầu hết là con em đồng bào dân tộc Tây Nguyên, nhiều kĩ năng học tập cũng như kĩ năng sống của các em còn thiếu và yếu trong đó có các kĩ năng tư duy. Việc vận dụng những phương pháp tích cực vào quá trình dạy học sẽ đáp ứng phần nào đòi hỏi, yêu cầu ở trên. 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự hứng thú, tích cực tự giác, năng động, sáng tạo, khả năng làm chủ bản thân, làm chủ tri thức là những yên cầu cần phải có ở người học: tích cực, tự giác trong xây dựng bài, năng động sáng tạo trong suy nghĩ, trong học tập, thực hành, trong lao động, trong công việc và trong cuộc sống sau này. Quá trình học tập phải là một quá trình lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người học. Như vậy người học phải có nhu cầu học tập, xuất phát từ động cơ, mục đích ham muốn hiểu biết, từ lòng say mê học tập và khát khao vươn lên. - Tính tích cực học tập giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, thu hút học sinh, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường sự chú ý, thúc đẩy tính tự giác, tìm tòi sáng tạo của học sinh trong bộ môn Sinh học và qua đó góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong Nhà trường. - Sinh học có nhiều nội dung dạy học khác nhau như các kiến thức về hình thái giải phẫu, kiến thức về chức năng sinh lí và quá trình sinh lí, kiến thức về di truyền và biến dị, kiến thức ứng dụng giải thích các hiện tượng liên quan đến cơ thể người và trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống hằng ngày, các kiến thức và kĩ năng giữ gìn vệ sinh, rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường. - Việc nâng cao tính tích cực học tập học tập bộ môn Sinh học sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh, thu hút học sinh, giảm nguy cơ bỏ học, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện của Nhà trường Trung học cơ sở. Trong quá trình dạy học, việc lựa chọn các phương pháp, biện pháp dạy học hợp lí để nâng cao tính tích cực học tập bộ môn phụ thụôc vào nhiều yếu tố như : nội dung dạy học, đặc điểm tâm sinh lí và trình độ học sinh, phương tiện dạy học, trình độ Trang 3
  4. chuyên môn và năng lực sư phạm của người giáo viên. Sinh học là môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm. Kiến thức Sinh học rộng lớn không chỉ bao gồm những quy luật, định luật, học thuyết cơ bản mà còn bao gồm cả những nội dung thực nghiệm cần học sinh nắm bắt. Nâng cao tính tích cực học tập trong dạy học Sinh học tạo nguồn kích thích tới học sinh, từ đó các em thêm say mê tìm hiểu môn Sinh học và đem lại hiệu quả trong việc tìm tòi, tiếp thu kiến thức. Việc nâng cao tính tích cực học tập trong dạy học mang lại một số tác dụng đặc biệt như: - Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của học sinh. - Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ, cho phép học sinh duy trì sự chú ý thường xuyên và cao độ vào kiến thức bài học. - Làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn vì các em được duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể, giúp học sinh phấn chấn vui tươi, học tập lâu mệt mỏi. - Ảnh hưởng đến tính chất, cường độ, diễn biến, kết quả của dạy và học giúp cho hiệu quả của hoạt động này được nâng cao. - Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm hiểu kiến thức. - Giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứng thú tích cực tham gia điều khiển tri giác và tư duy. - Đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo về sau. - Góp phần quan trọng trong sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo và trí tuệ của học sinh, làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao. Vì những lí do trên tôi tự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm của bản thân, học hỏi kinh nghiệm của nhiều thầy cô khác để viết đề tài “Một số giải pháp nâng cao tính tích cực học tập Sinh học 9 ở trường trung học cơ sở N’Thol Hạ”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nhằm giúp bản thân hiểu rõ thêm về tính tích cực học tập bộ môn Sinh học của đối tượng học sinh dân tộc Tây Nguyên mà mình đang giảng dạy, qua đó nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu trong phương pháp, biện pháp giảng dạy, từ đó tiếp tục tìm hiểu, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, tăng lòng yêu nghề, trách nhiệm trong công việc để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. - Giúp học sinh nâng cao tính tích cực học tập bộ môn Sinh học, giúp các em khơi dậy lòng đam mê học tập, tính tích cực, tự giác, tập trung chú ý, rèn kĩ năng giao tiếp, hạn chế bỏ học và đạt kết quả cao trong học tập. Các em sẽ được củng cố và nâng cao động cơ, thái độ và mục đích học tập, xây dựng cho bản thân các em động cơ, thái độ học tập đúng đắn về lâu dài. Trang 4
  5. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tổng kết tư liệu: sưu tầm, đọc và ghi chép tóm tắt các tư liệu liên quan đến các phương pháp dạy – học tích cực từ sách tham khảo, In ternet, từ tập huấn chuyên môn và các nguồn khác. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu thông qua công tác dự giờ, góp ý các tiết dạy, thông qua tham dự các chuyên đề môn Sinh học do Phòng giáo dục tổ chức (ở các trường Trung học cơ sở trong huyện). - Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động của giáo viên, của học sinh trong các tiết dạy trên lớp. - Phương pháp đúc rút kinh nghiệm: từ thực tiễn dạy học của bản thân, của đồng nghiệp và cơ sở lí luận tự rút ra những kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình dạy học. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: tính tích cực học tập bộ môn Sinh học 9 ở trường trung học cơ sở N’Thôl Hạ - Phạm vi, giới hạn nghiên cứu: Học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở N’Thol Hạ với kết quả và tính tích cực học tập của các em thuộc hai khối lớp này. - Thời gian tìm hiểu: qua các năm học 2010 – 2011 đến năm học 2013 – 2014. Trang 5
  6. PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh Trung học cơ sở: Về lứa tuổi: học sinh Trung học cơ sở có lứa tuổi từ 11 – 12 đến 14, 15 tuổi. Về tâm lí: Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Ở lứa tuổi này tuyến nội tiết đang hoạt động mạnh, hệ thần kinh còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài. Điều đó rất dễ gây cho các em tình trạng bị ức chế hoặc ngược lại bị kích động mạnh. Những khó khăn chính của lứa tuổi này là các em chưa biết tự đánh giá, chưa biết kìm hãm và hướng dẫn bản năng, ham muốn, hành vi Về hoạt động học tập: thái độ và động cơ học tập của học sinh trung học cơ sở rất khác nhau, từ rất tích cực đến lười biếng, thiếu trách nhiệm. Trong cách học thì có em có kĩ năng tự học rất tốt, những em khác chỉ biết học thuộc lòng từng câu từng chữ. Trong tính tích cực học tập thì từ chỗ biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó cho đến chỗ hoàn toàn chưa có tính tích cực học tập nhận thức, việc học hoàn toàn do gò ép, bắt buộc Về hoạt động giao tiếp: giao tiếp của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở có sự thay đổi lớn về bản chất so với học sinh Tiểu học. Ở các em hình thành và phát triển kiểu quan hệ giao tiếp mới với người lớn và với bạn bè. Các em nảy sinh cảm giác về sự trưởng thành và có nhu cầu được người lớn thừa nhận. Hiểu biết này giúp thầy cô giáo tìm biện pháp giúp đỡ, hướng dẫn các em một cách tế nhị, khéo léo, khơi dậy hứng thú, lòng say mê học tập của các em. ❖ Một số đặc điểm của học sinh dân tộc lứa tuổi học sinh trung học cơ sở: Đối với học sinh dân tộc Tây Nguyên nói chung và học sinh dân tộc vùng N’Thol Hạ nói riêng thì tuổi học sinh Trung học cơ sở có thể cao hơn vài tuổi. Phần lớn học sinh dân tộc từ nhỏ đến lớn sống chủ yếu ở quê hương, thường là trong phạm vi xã, huyện. Chất lượng học tập của học sinh dân tộc còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là là do đời sống kinh tế của bà con người dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã N’Thol Hạ còn khá cao. Quá trình chú ý của học sinh dân tộc ở trường trung học cơ sở chưa cao. Có thể xuất hiện sự “chú ý giả tạo”, chú ý hình thức, học sinh tuân theo kỉ luật, nhưng thực chất không tập trung tư tưởng, cũng không biểu hiện chán nản hoặc hưng phấn. Một số em ngại suy nghĩ, động não, không biết lật đi, lật lại vấn đề, phát hiện vấn đề và thắc mắc. Học sinh dân tộc thường thoả mãn những cái có sẵn, khả năng tư duy và óc phê phán còn còn nhiều hạn chế. 1.2. Hoạt động dạy và hoạt động học: Trang 6