SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần tác giả trong chương trình Ngữ văn Trung học Phổ thông

doc 26 trang honganh1 15/05/2023 10200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần tác giả trong chương trình Ngữ văn Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_phan_tac_gia.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần tác giả trong chương trình Ngữ văn Trung học Phổ thông

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHẦN TÁC GIẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1. Lĩnh vực/Môn: Ngữ văn Tên tác giả: Lương Thị Kim Khánh Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn Đơn vị công tác: Trường THPT Hướng Hóa Năm học: 2019 - 2020
  2. 2 PHẦN MỞ ĐẦU A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lí luận Có nhiều cách thức, nhiều hướng để tiếp nhận tác phẩm văn học, trong đó tiếp nhận từ góc độ tác giả là cơ sở không thể thiếu khi muốn khám phá một chỉnh thể nghệ thuật. Đây là hướng tiếp nhận có lịch sử lâu đời và có ý nghĩa quan trọng trong việc khám phá văn bản văn học. Thứ nhất, trong hoạt động giao tiếp, người nói và người nghe; người viết và người đọc là hai nhân tố đóng vài trò quan trọng liên quan đến hiệu quả giao tiếp. Dưới góc độ nghiên cứu của lí luận văn học thì khi sáng tác, nhà văn bao giờ cũng gửi gắm điều gì đó trong văn bản tác phẩm, cho nên tiếp nhận văn học là nổ lực đi tìm dụng ý của nhà văn. Lí luận văn học cổ điển Trung Quốc quan niệm “Sáng tác là giải tỏa những u uất trong lòng” (Tư Mã Thiên); là thể hiện sự quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội: “Văn chương nên vì thời thế mà viết, thơ ca nên vì hiện thực mà sáng tác” (Bạch Cư Dị). Các nhà lí luận văn học và những người cầm bút với sự trải nghiệm thấm thía của mình cũng đã khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa nhà văn với tác phẩm, giữa chủ thể sáng tạo với sản phẩm sáng tạo. Cao Bá Quát trong trang cuối bài thơ “Rừng chuối” (trong Cao Chu Thần thi tập) đã nói: “Thơ không có phẩm chất nhất định, phẩm chất của người là phẩm chất của thơ. Phẩm chất của người cao thì phẩm chất của thơ cao”. Tác giả Nguyễn Đức Đạt trong Nam Sơn tùng thoại (Tạp chi văn học số 1, 1979) cũng khẳng định: “Văn thâm hậu thì con người của nó trầm và tĩnh, văn ôn nhu thì con người của nó đạm và giản, văn hùng hồn thì con người của nó cương và nhanh, văn uyên sâu thì con người của nó thuần túy mà đúng đắn”. Thứ hai, tiếp nhận tác phẩm văn học dưới góc độ tác giả, bạn đọc sẽ có điều kiện tiếp xúc với một tài năng, một nhân cách, một tư tưởng và tâm hồn lớn. Bởi vì những tác phẩm văn học được đưa vào đọc hiểu trong chương trình THPT đều là những tác giả lớn, có vị trí đặc biệt, tiêu biểu cho một giai đoạn, một thời kì, một xu hướng; trào lưu vă học. Và ở đó, bạn đọc sẽ có sự tương tác, đối thoại và học hỏi, góp phần hoàn thiện nhân cách, kĩ năng bản thân - điều đặc biệt quan trọng đối với lứa tuổi học sinh ở chức năng giáo dục của văn học. Thứ ba hoạt động dạy học cũng như việc tiếp nhận văn bản văn học là hoạt động tiếp thu kiến thức của một trong số các môn học ở trường THPT. Vì thế việc thi cử vượt môn và tốt nghiệp THPT cũng như đại học là mục đích thực tế của học sinh. Do vậy, việc nắm kĩ phần tác giả - chủ thể sáng tạo văn bả nghệ thuật, không những giúp học sinh có cơ sở để giải mã văn bản mà còn đáp ứng yêu cầu đáp án phần mở bài trong đề thi môn Ngữ văn phần làm văn (hiện chiếm 1/2 tổng số điểm bài thi). Có thể dẫn nhiều hơn nữa những cơ sở lí luận của vấn đề, nhưng dừng ở đây cũng đủ để khẳng định một chân lí về mối quan hệ biện chứng giữa tư tưởng,
  3. 3 tâm hồn nhà văn với linh hồn tác phẩm. Vì thế yêu cầu của người đọc văn và người dạy văn là phải làm thế nào để học sinh thấy được mối quan hệ đó, hay nói cách khác học sinh muốn hiểu đúng, muốn cảm nhận được tư tưởng của tác phẩm cần có sự liên hệ với tư tưởng tác giả, ngược lại từ sự tìm hiểu tác phẩm người đọc có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn hơn về nhà văn. Để giúp học sinh khám phá được thế giới diệu kỳ của tác phẩm văn học, hiểu được những triết lí nhân sinh hay cảm được những cung bậc cảm xúc tinh tế; những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm văn học, bên cạnh việc khám phá nhiều tầng bậc, nhiều lớp lang của tác phẩm từ góc độ văn bản, văn hóa, với tư cách là một chỉnh thể cũng cần suy luận, liên hệ từ cuộc đời, con người, tư tưởng của nhà văn. Tức là cần tìm hiểu nghiêm túc những yếu tố “ngoài văn bản”. Ví dụ khi bàn luận về hình ảnh những kiếp ca kĩ trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du không thể không thấy một căn nguyên sâu xa ám ảnh Nguyễn Du trong những năm tháng tuổi thơ đi nghe hát cùng người anh Nguyễn Khản; bình giá hình ảnh “lò than rực hồng” trong bài thơ “ Mộ” của Hồ Chí Minh người đọc cần nhận thấy mối liên hệ giữa ý nghĩa hình ảnh với tâm thế của người chiến sĩ cộng sản lạc quan, luôn hướng về tương lai với một tinh thần “thép”; vì sao đề tài người nông dân, người trí thức cứ trở đi, trở lại trong sáng tác của Nam Cao, vì sao Nam Cao lại dành cho Chí Phèo lòng tin tưởng về phẩm giá con người hoặc những câu hỏi tương tự? người đọc có thể trả lời bằng chính cuộc đời gắn bó yêu thương với người nông dân, người trí thức của Nam Cao. Bởi vậy, dạy học bài về tác giả văn học hoặc hướng dẫn học sinh nắm được những thông tin cơ bản về một tác giả văn học nào đó có vai trò rất quan trọng. Trước hết hoạt động này sẽ giúp học sinh có được một lối nhỏ (dù không phải là con đường chính thức) để đi vào thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Hơn nữa học sinh sẽ có cơ sở để đọc hiểu những tác phẩm khác của cùng nhà văn, của một giai đoạn, một thời đại văn học. Văn chính là người, nói “qua văn phần nào biết người” là vì vậy. 2. Cơ sở thực tiễn Mặc dù kiến thức về tác giả văn học có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học văn nói riêng và đời sống văn hóa, văn học nói chung nhưng trên thực tế việc dạy học phần tác giả văn đang có nhiều vấn đề phải bàn luận. Do quy định của thời lượng chương trình, có lúc người giáo viên phải cắt thời gian dành cho phần tiểu dẫn, yêu cầu học sinh đọc tại nhà. Bài “Hai đứa trẻ”, “Chữ người tử tù”, “Hạnh phúc của một tang gia” thuộc chương trình lớp 11 chuẩn, bài “Vợ chồng A Phủ”, “Chiếc thuyền ngoài xa thuộc chương trình 12, mỗi bài được học 02 tiết trên lớp. Trong khi ở chương trình nâng cao cũng những bài đó phân phối chương trình chỉ cho thời lượng 02 tiết kèm theo một bài đọc thêm, có nghĩa nếu chỉ sơ lược bài đọc thêm thì mỗi bài ở trên chỉ được dành thời lượng 1,5 tiết. Với thời lượng như vậy để hướng dẫn học sinh đọc hiểu những tác phẩm xuất sắc đó thì bắt buộc người giáo viên phải giản lược tới mức tối thiểu nội dung phần tiểu dẫn. Và như vậy kiến thức về tác giả Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng (riêng Nguyễn Tuân, Nam Cao sẽ được bổ sung bằng những bài học riêng sau này) đã bị giản hóa khá nhiều.
  4. 4 Bên cạnh đó có tác giả văn học được dạy (bài học riêng) cả trong chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, nhưng có nhiều tác giả chỉ được dạy trong chương trình nâng cao mà không có trong chương trình chuẩn. Thực tế như vậy buộc mỗi người giáo viên dạy văn cần có phương pháp, cách thức tổ chức phù hợp để không phải tăng thời lượng chương trình mà học sinh vẫn đảm bảo những yêu cầu cơ bản về kiến thức, có được lòng yêu quý trân trọng những nhân cách, tài năng văn học lớn. II. Lí do chọn đề tài Trong thời đại “kĩ trị”, một số môn học trong đó có môn Ngữ Văn có một vị trí “rất khiêm tốn” trong nhận thức (chưa đúng) của xã hội; trong quan niệm của học sinh, phụ huynh. Hay nói đúng hơn là nhiều đối tượng chưa hiểu hết vai trò đặc thù, cốt yếu của môn Ngữ văn. Điều đó dẫn đến thực trạng học bộ môn Ngữ văn của học sinh ngày nay đáng quan ngại. Học sinh THPT không tiếp nhận tác phẩm một cách có cơ sở lí luận, khoa học; không say mê hứng thú; không tích cực chủ động mà “gỏ mạng” là cách đối phó phổ biến. Về mặt ngôn ngữ, chữ viết: rất hạn chế như viết câu sai; phong cách ngôn ngữ không chuẩn; sai kiến thức cơ bản, chữ viết cẩu thả là những hiện tượng không khó gặp trong thực tế. Chép tài liệu tham khảo, đọc thuộc bài giảng của thầy là những cách thức học sinh vận dụng nhằm vượt qua trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn. Rất nhiều học sinh và có thể có cả những bậc phụ huynh mang tư tưởng học văn để đối phó, để đảm bảo tiêu chí trong đánh giá xếp loại và để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp. Nhiều giáo viên dạy trăn trở khi nghĩ rằng nếu tất cả các môn thi tốt nghiệp đều tự chọn có lẽ mỗi hội đồng thi chỉ có một vài học sinh chọn thi môn văn. Học văn nói chung là vậy, dạy học những bài về tác giả văn học hoặc các thông tin về tác giả văn học trong phần tiểu dẫn còn gặp nhiều khó khăn. Học sinh chỉ chú ý phần nội dung về tác phẩm liên quan đến những đề văn cụ thể (bởi yêu cầu chủ yếu của các bài kiểm tra là kiến thức về tác phẩm văn học) mà không chú tâm đến kiến thức về tác giả từ đó thiếu một cứ liệu để hiểu đúng, hiểu đủ hơn tác phẩm của nhà văn đó. Sự nhầm lẫn thông tin từ tác giả này đến tác giả khác, không nhớ được những tác phẩm tiêu biểu của một tác giả, nhìn một bức chân dung học sinh không biết là tác giả văn học nào, thực sự là hiện tượng không hiếm gặp và là vấn đề cần được báo động. Một học sinh phổ thông không thể giới thiệu về một tác giả văn học, một tác phẩm văn học lớn của đất nước, có kiến thức nghèo nàn về văn học dân tộc vấn đề đó buộc những thầy giáo, cô giáo dạy văn phải suy nghĩ. Đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả, những người trực tiếp trong nghề chỉ ra những nguyên nhân cơ bản tạo nên hiện tượng được trình bày ở trên. Nhưng chung quy lại thực trạng trên xuất phát từ nguyên nhân cơ bản nhất là thiếu niềm đam mê ở học sinh và thiếu một phương pháp dạy học sáng tạo, hiệu quả ở người thầy. Từ thực trạng trên, tôi suy nghĩ cần có cái nhìn đúng đắn về vai trò của những bài học liên quan đến tác giả văn học, hơn nữa cần có phương pháp hiệu quả nhằm khơi dậy lòng đam mê ở học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy học văn và hướng tới mục tiêu xa hơn là tạo cho học sinh những hiểu biết và lòng yêu quý,
  5. 5 trân trọng nền hóa hóa, văn học của dân tộc. Vì lẽ đó tôi mạnh dạn trình bày báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT”. Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài không trình bày nhiều về lí luận phương pháp dạy học văn nói chung mà từ kinh nghiệm cá nhân khái quát một số giải pháp dạy học nhằm tổ chức học sinh tìm hiểu có chất lượng các bài học về tác giả văn học Việt Nam và những thông tin cơ bản về tác giả văn học Việt Nam được tóm lược trong phần tiểu dẫn ở các bài đọc văn trong chương trình Ngữ văn THPT. B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng hơn về vai trò của kiểu bài văn học sử - tác giả văn học (bài riêng) và tác giả (trong phần tiểu dẫn) trong dạy học Ngữ văn. Đưa ra một số kinh nghiệm về biện pháp dạy học kiểu bài tác giả văn cho học sinh. Từ đó, nhằm nâng cao năng lực làm văn và chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THPT. C. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Chương trình ngữ văn THPT- phần tác giả văn học Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh khối 10,11 D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích E. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối10, 11 ở các lớp giáo viên giảng dạy ở trường THPT Hướng Hóa – Quảng Trị. - Thời gian nghiên cứu: Trong 2 năm học: 2017 - 2018, 2018 - 2019 PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY HỌC PHẦN TÁC GIẢ VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT 1. Về hoạt động học tập của học sinh