SKKN Một số giải pháp giúp học sinh vùng sâu, vùng xa học tốt câu tường thuật trong Tiếng Anh Lớp 8

doc 20 trang sangkien 27/08/2022 9782
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh vùng sâu, vùng xa học tốt câu tường thuật trong Tiếng Anh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_vung_sau_vung_xa_hoc_tot.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp giúp học sinh vùng sâu, vùng xa học tốt câu tường thuật trong Tiếng Anh Lớp 8

  1. Sáng kiến kinh nghiệm- Giáo viên: Nguyễn Duy Trung THCS Bằng Doãn A/ ®Æt vÊn ®Ò : I/ BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI : Trong giai đoạn hội nhập như ngày nay, hơn bao giờ hết, các giáo viên dạy môn Tiếng Anh cũng cần phải học hỏi về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu giáo dục và giảng dạy các em học sinh. Một trong những sự học hỏi đó là phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo chiều hướng tích cực, học sinh dễ hiểu và thực hiện được các yêu cầu giáo viên nêu ra và giáo viên chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn học sinh trong học tập. Trước tình hình như thế, Ban lãnh đạo nhà trường THCS Bằng Doãn của chúng tôi đã phát động nhiều phong trào thi đua học tập, nâng cao chất lượng của các môn mà đặc biệt là ba môn Toán , Ngữ Văn và Tiếng Anh. Với tư cách là một giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh tôi luôn quan tâm và thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp mình phụ trách, tránh bệnh thành tích trong giáo dục và thi cử. Để đạt được mục tiêu đề ra tôi luôn phải tự học hỏi và trau dồi thêm các kỹ năng, kiến thức chuyên môn, mà hơn hết là tìm ra các giải pháp có hiệu quả trong việc giúp học sinh hiểu và làm tốt các dạng bài tập khó. Năm học 2011-2012 là năm thứ hai tôi đảm nhận trách nhiệm dạy lớp 8 nên tôi cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy của mình. Do đó, tôi đã đầu tư và nghiên cứu đề tài này giúp đỡ các em học sinh lớp 8 học tốt tiếng Anh hơn. II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Là một trường thuộc địa phận vùng sâu, vùng xa, cùng với sự thiếu thốn về các trang thiết bị trong giảng dạy nên học sinh của trường ít nhiều cũng không có đủ điều kiện học tập như các trường ngoài thị xã. Do đó, khả năng tiếp thu kiến thức cũng có phần hạn chế. Với môn tiếng Anh các em lại gặp nhiều khó khăn hơn mà đặc biệt là việc hiểu và làm các bài tập có liên quan đến “Câu Tường Thuật” mà các em gặp trong bài 5 “Study Habits” và các bài học về sau trong chương trình tiếng Anh 8.Nhằm giúp các em nắm vững kiến thức, kỹ năng làm bài tập tốt với dạng bài tập có liên quan đến “Câu Tường Thuật” làm cơ sở giúp các em học tiếng Anh 9 và thi tuyển sinh lên lớp 10 tốt hơn, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu các giải pháp giúp đỡ các em học tốt hơn Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm- Giáo viên: Nguyễn Duy Trung THCS Bằng Doãn “Câu Tường Thuật”, do đó tôi đã chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Một số giải pháp giúp học sinh vùng sâu, vùng xa học tốt câu tường thuật trong tiếng Anh lớp 8”. Trong quá trình trình bày, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong quý thầy cô thông cảm và giúp đỡ tôi hoàn thiện hơn. III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1/ Không gian và địa điểm nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi của một trường THCS vùng sâu, vùng xa, trường THCS Bằng Doãn, xã Bằng Doãn , huyện Đoan Hùng , tỉnh Phú Thọ. 2/ Đối tượng nghiên cứu: Các em học sinh khối lớp 8 của trường mà tôi phụ trách giảng dạy. 3/ Vấn đề nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan đến câu tường thuật, cách chuyển một câu trực tiếp sang câu tường thuật trong Sách giáo khoa tiếng Anh 8, giáo dục THCS do Bộ Giáo dục biên soạn. Các dạng câu tường thuật statements, commands, requests, advice, yes, no questions và wh-questions IV/ ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 1/ Kết quả học tập bộ môn tiếng Anh của các em học sinh có chiều hướng tốt hơn. 2/ Nhiều học sinh tham gia phát biểu, bày tỏ ý kiến trong các tiết học làm cho không khí tiết học thoải mái, sinh động và tích cực hơn. 3/ Đa số các em học sinh thích tham khảo, học hỏi, tranh luận và làm các bài tập dạng chuyển một câu trực tiếp sang gián tiếp hơn. 4/ Trong các lần kiểm tra 15 phút hay 45 phút học sinh không còn sợ hãi vì bài tập khó, trái lại các em rất thích và bắt tay vào làm ngay bài tập dạng này. 5/ Học sinh tự rèn luyện kỹ năng làm bài tập ở nhà nhiền hơn. 6/ Góp phần nâng cao chất lượng chung của trường. B/gi¶i quyÕt vÊn ®Ò: I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm- Giáo viên: Nguyễn Duy Trung THCS Bằng Doãn - Đề tài mà tôi nghiên cứu liên quan đến một vấn đề mà hầu hết các em học sinh lớp 8 khi học tiếng Anh cũng đều than phiền là khó hiểu và khó làm. Nhiều học sinh không làm được bài tập nguyên nhân xuất phát từ việc các em không hiểu và phân biệt được các dạng câu tường thuật, sử dụng sai cấu trúc chuyển đổi , sai động từ giới thiệu, sai chủ từ, tính từ sở hữu , tân ngữ và các trạng từ chỉ nơi chốn và thời gian. Các em chưa xác định được đâu là người nói , đâu là người nghe . v.v. - Nếu thực hiện tốt các vấn đề được nêu ra trong đề tài các em học sinh sẽ học tốt hơn bộ môn, các em dễ dàng tiếp thu các kiến thức tiếng Anh lớp 9 và đồng thời giúp các em thi tuyển sinh lên lớp 10 đối với môn tiếng Anh có hiệu quả hơn. II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ : - Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Trong đó, môn tiếng Anh được nhà trường xác định là một môn học mà đa số học sinh khó tiếp thu nhất. Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học sinh. - Nhiều em học sinh chưa hiểu rõ lý thuyết và cách làm các dạng bài tập về câu tường thuật. - Đa số học sinh chưa xác định được các thành phần trong câu cần phải được biến đổi cho đúng từ câu trực tiếp sang câu tường thuật. - Nhiều em học sinh yếu, khả năng tiếp thu chưa cao, nên mất kiến thức cơ bản và cảm thấy chán học, tự ti, nhút nhát trong quá trình học tập bộ môn. - Đa số các em có hoàn cảnh khó khăn, các em phải phụ tiếp gia đình, thời gian dành cho việc học tập ở nhà chưa đủ. - Ba mẹ các em đa số là nông dân nên điều kiện về học vấn, kiến thức để giúp các em trong quá trình học tập ở nhà chưa tốt. - Cơ sở vật chất và các điều kiện học tập ở trường chưa bằng các trường khác trong thị xã. - Ý thức và động cơ tự học của học sinh chưa cao, nhiều em chỉ học để đối phó với giáo viên bộ môn. Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm- Giáo viên: Nguyễn Duy Trung THCS Bằng Doãn III/ CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1/ Nắm chắc và phân chia đối tượng học sinh : Một trong những kỹ năng giúp cho giáo viên dạy học, nói chung ,có kết quả tốt nhất và dạy một điểm ngữ pháp nào đó của bài học nói riêng là giáo viên dạy lớp cần phải biết mình đang dạy các em học sinh thuộc các đối tượng nào. Chúng ta có thể dựa vào học lực, đạo đức, thái độ học tập để phân chia đối tượng học sinh lớp mình phụ trách. Trong chuyên môn thì giáo viên cần phải dựa vào học lực và thái độ học tập của học sinh để phân chia đối tượng. Ví dụ: một lớp có 21 học sinh, trong đó giáo viên phải nắm cho được bao nhiêu em học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh khá, bao nhiêu học sinh trung bình và cuối cùng là bao nhiêu em yếu, kém. Trong các học sinh được phân chia theo học lực như trên, giáo viên nên dựa vào thái độ học tập tích cực của học sinh để có cách giúp đỡ các em khác trong lớp.Tiếp theo chúng ta phân công một học sinh khá giỏi kèm một học sinh yếu, kém đối với bộ môn.Chúng ta thực hiện khâu phân công này với lý do đôi khi chúng ta dạy các em yếu, kém không hiểu bằng chính các em học sinh khá giỏi truyền đạt lại cho các bạn. Ông Bà ta có câu “ Học thầy không tày học bạn” là như vậy. Song song với việc nắm chắc đối tượng học sinh, phân công học sinh giúp đỡ nhau, chúng ta còn phải khuyến khích và khen thưởng các em có tiến bộ khi đạt kết quả tích cực trong các bài kiểm tra 15 phút, một tiết, Sau khi đã thực hiện xong thao tác như trên chúng ta chúng ta chuyển sang giải pháp thứ 2. 2/Truyền đạt kiến thức lý thuyết về câu tường thuật: Trước tiên, chúng ta phải cho học sinh hiểu về khái niệm của câu tường thuật, hình thức câu trực tiếp và câu tường thuật, ý nghĩa của câu tường thuật trong cuộc sống. a/ Khái niệm câu tường thuật: Câu tường thuật là câu mà chúng ta thuật lại một câu nói của người khác với người mình muốn tường thuật bằng nhiều cách nhưng ý nghĩa của câu trực tiếp và câu tường thuật không thay đổi. b/ Hình thức câu trực tiếp và câu tường thuật: Trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm- Giáo viên: Nguyễn Duy Trung THCS Bằng Doãn Trong thực tế, câu trực tiếp là câu của người nói mà chúng ta tường thuật lại với người khác thường nằm trong các dấu ngoặc đơn hay ngoặc kép có dạng ‘ ’ theo lối viết tiếng Anh của người Anh và “ ” theo lối viết tiếng Anh của người Mỹ. Khi chúng ta đổi câu trực tiếp sang câu tường thuật hay còn gọi là câu gián tiếp thì không còn giữ lại các dấu ngoặc đơn hay ngoặc kép kể cả dấu chấm hỏi nữa. Câu thường thuật gồm có một mệnh đề chính có động từ giới thiệu và một mệnh đề phụ nằm trong ngoặc. Khi đổi sang câu tường thuật thì ta cần một chủ từ ( người nói), một động từ giới thiệu,cần tân ngữ (người nghe) và một mệnh đề đã được tường thuật lại.Chúng ta sẽ hiểu kỹ hơn trong những ví dụ dưới đây. c/ Ý nghĩa của câu tường thuật: Trong cuộc sống câu tường thuật được dùng rất nhiều với ý nghĩa chuyển tải các thông tin mà người được tường thuật không có cơ hội nghe hay nghe không kịp, hay người tường thuật muốn nhấn mạnh thông tin của người đã nói câu trực tiếp.Tiếp theo chúng ta cần phải giới thiệu cho học sinh lớp mình nắm các dạng bài tập, các dạng câu tường thuật thường được sử dụng trong cuộc sống và đặc biệt là trong các bài kiểm tra,bài thi học kỳ, thi tuyển sinh 3/ Học sinh nắm các dạng câu tường thuật: Khi dạy câu tường thuật giáo viên nhất thiết phải giúp học sinh phân biệt các loại câu tường thuật vì lý do có nhiều câu, nhiều dạng tường thuật. Trong tiếng Anh lớp 8, các dạng câu tường thuật thường được đề cập đến gồm có các dạng câu cơ bản như sau: - Tường thuật một câu trần thuật - Tường thuật một mệnh lệnh - Tường thuật một câu yêu cầu - Tường thuật một lời khuyên - Tường thuật câu hỏi có dạng Yes/no questions - Tường thuật câu hỏi có dạng Wh-questions? Trang 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm- Giáo viên: Nguyễn Duy Trung THCS Bằng Doãn a/ Câu trần thuật: ( a statement in reported speech) Để tường thuật được một câu trực tiếp có dạng câu trần thuật, học sinh cần phải nắm dạng của nó. Form: S + V , “ S + V + O + Adv”, hay S + V, “ S + V+ Adv ”. Cách đổi : S + said (that) + S + V + O + Adv + Ví dụ: He said, “ I am a doctor”. → He said he was a doctor. Đối với dạng này, chúng ta hướng dẫn học sinh cách đổi thì của động từ trong mệnh đề phụ của câu trực tiếp, chú ý người nói, xác định người nghe, đổi các đại từ sở hữu, các trạng từ trong câu nếu có.Sau đây là cách đổi các thì từ câu trực tiếp sang câu tường thuật: Thì trong câu trực tiếp Thì trong câu tường thuật Hiện tại đơn (am/is/are/ V1) Quá khứ đơn (was/were/V-ed/V2) Hiện tại tiếp diễn (am/is/are + V-ing) Quá khứ tiếp diễn (was/were + V-ing) Quá khứ đơn (was/were/V-2/V-ed) Quá khứ đơn (lớp 8,9), quá khứ hoàn thành (lớp 10-12) Hiện tại hoàn thành (has/have + V-3/V- Quá khứ hoàn thành (had+V-3/V-ed) ed) Tương lai đơn (will + V1) Tương lai trong quá khứ (would + V1) Trong chương trình lớp 8 học sinh cơ bản nắm các sự chuyển đổi thì như trên, lưu ý thì hiện tại hoàn thành các em sẽ được học khi lên cấp 3 nên ta không đề cập ở đây. Các đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu trong lời nói tường thuật (gián tiếp) thường được thay đổi như sau: Đại từ Chức năng Trực tiếp Tường thuật I He, she We They Chủ ngữ Đại từ nhân xưng you they Trang 6