SKKN Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 7 làm tốt kiểu bài biểu cảm - Phan Thị Lệ Phương

docx 52 trang sangkien 26/08/2022 9840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 7 làm tốt kiểu bài biểu cảm - Phan Thị Lệ Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_7_lam_tot_kieu_bai_b.docx

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 7 làm tốt kiểu bài biểu cảm - Phan Thị Lệ Phương

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7 LÀM TỐT KIỂU BÀI BIỂU CẢM Tác giả: Phan Thị Lệ Phương Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm ngành Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THCS Tống Văn Trân Nam Định, ngày 13 .tháng 5 năm 2018 MỤC LỤC 1
  2. Thông tin chung về sáng kiến Trang 2 Phần I: Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Trang 3 Mô tả giải pháp kỹ thuật Trang 6 I. Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến I.1.Thực trạng giáo dục THCS trước khi áp dụng sáng kiến I.2. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng sáng kiến Trang 7 1. Thuận lợi Phần II: 2. Khó khăn II. Giải pháp thực hiện Trang 9 1. Giải pháp 2. Quá trình và thời gian áp dụng 3. Cách thức thực hiện 3.1. Với các tiết học lý thuyết làm văn biểu cảm 3.2. Với các tiết học thực hành làm văn biểu cảm Trang 33 Phần III: Hiệu quả do sáng kiến đem lại Phần IV: Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Trang 51 2
  3. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7 LÀM TỐT KIỂU BÀI BIỂU CẢM” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục con người. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Học kì I năm học 2017 – 2018 (tháng 9/2017 – tháng 12/2017). 4. Tác giả: Họ và tên: Phan Thị Lệ Phương Năm sinh: 1985 Nơi thường trú: TP. Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm ngành Ngữ văn Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THCS Tống Văn Trân Điện thoại: 01234833450 Tỷ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Tống Văn Trân Địa chỉ: 36/77 Lê Hồng Sơn. Điện thoại: 03503 846029. 3
  4. BÁO CÁO SÁNG KIẾN PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Theo tinh thần của Nghị quyết số 29/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì một trong những mục tiêu rất quan trọng mà nền giáo dục Việt Nam hiện đại hướng đến là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Nói cách khác giáo dục sẽ thay đổi tư duy, bồi dưỡng tình cảm, qua đó định hình nhân cách và góp phần thay đổi xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh. Với đặc thù bộ môn “Văn học là nhân học” mà có lẽ môn Ngữ văn có một vị trí đặc biệt trong chương trình giáo dục phổ thông, là môn học có đầy đủ ưu thế để giúp “con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Văn học bồi dưỡng tâm hồn, làm phong phú trí tưởng tượng và giúp con người luôn đa dạng, tinh tế hơn trong những cảm xúc, cảm giác. Rất nhiều những tình cảm đẹp đẽ sẽ được văn học bồi đắp, và vì thế mà nhờ học Ngữ văn, con người biết sống yêu thương hơn, trung thực hơn, luôn nuôi dưỡng ước mơ được đem những điều tốt đẹp nhất của bản thân mình cống hiến cho cuộc đời chung. Bộ môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục THCS hiện hành là sự tích hợp của ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn vẫn được coi là khô khan, khó tiếp nhận, học sinh ngại học nhất nhưng lại là phân môn đánh giá được đầy đủ nhất các năng lực chuyên biệt của học sinh như năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, 4
  5. năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề Vì vậy, đây cũng chính là phân môn đòi hỏi người giáo viên phải dành nhiều tâm sức để có những giải pháp tích cực nhằm tạo hứng thú học tập, niềm say mê bộ môn cho học sinh. Từ đó mới có thể giúp các em chủ động, tích cực tích lũy kiến thức phần văn học và tiếng Việt để say sưa nhiệt huyết trong những bài làm văn của mình; không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ môn học mà thông qua đó còn khám phá, phát huy những mới mẻ, sáng tạo của cá nhân mình, hoàn thiện nhân cách, đáp ứng những nhu cầu của thời đại. Với học sinh lớp 7, lứa tuổi đang có sự thay đổi và phát triển về tâm sinh lý, với khả năng nhận thức bắt đầu có sự sâu sắc hơn, tinh tế hơn thì việc bồi dưỡng kĩ năng Tập làm văn, đặc biệt là kĩ năng làm văn biểu cảm sẽ giúp cho các em được bồi dưỡng toàn diện không chỉ về kiến thức mà còn cả tâm hồn, lối sống tạo tiền đề cho những bước phát triển cao hơn. Có thể khẳng định chắc chắn rằng văn bản biểu cảm là những văn bản có tác động trực tiếp nhất, mạnh mẽ nhất đến suy nghĩ, tình cảm của học sinh. Viết văn, làm thơ chính là những cách giúp các em lưu giữ, bày tỏ những tình cảm trào dâng ở trong lòng trước những vẻ đẹp của cuộc sống. Qua các bài làm văn biểu cảm, rất nhiều những xúc cảm đẹp đẽ bên trong người học sẽ được đánh thức, nâng niu, các em sẽ tìm được những giá trị sống đích thực, biết yêu thương bản thân, yêu gia đình, quê hương, đất nước và tự tin hơn trong vai trò người chủ của đất nước tương lai. Có vai trò quan trọng là thế, nhưng kiểu văn bản biểu cảm cũng là kiểu làm văn khó truyền tải nhất. Giáo viên sẽ rất khó đưa ra những định hướng được gọi là chuẩn xác nhất cho người học bởi có lẽ thế giới tình cảm, cảm xúc vốn tinh tế, vi diệu mà lại trừu tượng, mơ hồ. Việc gọi ra được các xúc cảm vốn đã khó, nay lại chỉ cho học sinh phải xúc cảm gì, xúc cảm như thế nào, và diễn đạt xúc cảm đó trên trang giấy lại càng khó khăn hơn nhiều. Trong khi đó, thực tế là học sinh trong một số năm gần đây (có thể do ảnh hưởng của những tác động tiêu cực của đời sống hiện đại ???) đang có những biểu hiện của lối sống thực dụng, ích kỉ, nhiều khi trở thành vô cảm, cằn cỗi tâm hồn. Một số em sống khép kín, ngại thể hiện, ngại chia sẻ vì thế mà rất nhiều năng lực, phẩm chất của các 5
  6. em bị hạn chế. Vì thế từ ý thức trách nhiệm của nghề nghiệp, từ tình yêu và niềm tin với thế hệ học trò, mong muốn các em luôn được bồi dưỡng để trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giúp học sinh lớp 7 làm tốt kiểu văn bản biểu cảm. Những giải pháp này đã được tôi áp dụng trong năm học 2017-2018, bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực cho cả người dạy và người học. Chia sẻ trong báo cáo sáng kiến này, tôi rất hy vọng chúng có thể có ích với bạn bè đồng nghiệp. Bản thân tôi rất cũng rất mong muốn được nhận nhiều đóng góp ý kiến, để tiếp tục bổ sung hoàn thiện giải pháp trong quá trình giảng dạy của mình. 6
  7. PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN I.1.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THCS TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Dạy Tập làm văn là dạy về phương pháp làm văn tức là trước khi giúp học sinh tự tạo lập 1 văn bản theo yêu cầu, người dạy cần phải trang bị cho họ những tri thức đặc trưng nhất về kiểu văn bản, cách làm bài, và cần thiết phải đưa ra được các cách lập ý phù hợp với kiểu văn bản, từ đó giúp học sinh tự tạo lập văn bản theo yêu cầu của đề. Nhưng thực trạng chung của hầu hết giáo viên chúng ta khi giảng dạy Tập làm văn là ít chú trọng cái gốc kiến thức căn bản này, thường chủ yếu rèn kĩ năng cho học sinh sau khi các con đã tạo lập xong văn bản, hoặc cá biệt lại có quan điểm áp đặt tư duy, cảm xúc cho học sinh theo các bài làm mẫu của giáo viên nên học sinh nhiều khi chỉ nhìn thấy cái cụ thể mà không có tầm khái quát, không có khả năng chủ động, linh hoạt trong kiểu văn bản cần tạo lập. Dạy văn biểu cảm không đơn giản chỉ là dạy học sinh một kiểu làm văn mà hơn thế nữa còn là dạy học sinh biết cách bộc lộ và chia sẻ tình cảm, cảm xúc của mình với thế giới xung quanh bằng lời văn. Học sinh có được sống thực trong những cảm xúc, cảm giác của mình thì tình cảm, cảm xúc mới từ lời văn truyền đến và lay động trái tim người đọc. Bởi vậy ngoài những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, người giáo viên phải hướng dẫn được cho học sinh cách để biết tự đánh thức những suy tưởng, tình cảm trong con người mình. Muốn thế, trong quá trình dạy văn biểu cảm, không chỉ cần tích hợp với những văn bản văn học mà học sinh đã học, mà còn phải tích hợp, liên hệ với thực tế đời sống của học sinh. Thế nhưng thực trạng là một số giáo viên thường chỉ dạy được cái “ý” mà không chú trọng đến cái “tình” của văn biểu cảm, họ cho rằng chỉ cần truyền tải được những nội dung lý thuyết trong sách giáo khoa là đã có thể giúp học sinh tạo lập được văn bản biểu cảm. Chính vì không coi trọng việc bồi dưỡng cảm xúc cho học sinh nên bài làm của các em thường chỉ dập khuôn, 7
  8. máy móc, rất khô khan, gượng gạo. Học sinh làm bài như là để trả bài cho thầy cô, chứ không hề có hứng thú, say mê sáng tạo. Thậm chí, một số học sinh còn không thể phân biệt văn biểu cảm với văn miêu tả, văn tự sự; viết văn biểu cảm mà chỉ lan man kể lể sự việc hoặc ôm đồm tả cả những chi tiết vụn vặt, không cần thiết khiến bài văn trở nên vụng về, lủng củng, không thể đạt được mục đích biểu cảm. Niềm yêu thích với bộ môn Văn, vì thế mà cũng bị giảm sút rất nhiều. Viết văn biểu cảm cũng giống như công việc của các nhà thơ mà bí quyết chỉ đơn giản là “Hãy gõ vào tim anh / Thiên tài là ở đó.” Vậy làm thế nào để hình thành được cảm xúc cho học sinh? Có thể nói cảm xúc chỉ hình thành qua những trải nghiệm đích thực. Biểu cảm về một loài cây, các em phải trông thấy, gắn bó, biết được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của loài cây. Biểu cảm về vùng đất nơi em sinh ra và lớn lên, các em phải thâm nhập vào đời sống, thấy được những nét đẹp riêng về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, con người thì mới có thể yêu mến, tự hào về quê hương của mình. Thế nhưng, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với bộ môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục hiện hành hầu như rất hạn chế, nếu không muốn nói là không có hoạt động. Ngay kể cả ở gia đình, học sinh thành phố hiện nay cũng ít có cơ hội được trải nghiệm thực tế, giao hòa với tự nhiên nên cảm xúc rất nghèo nàn khiến các em không có khă năng hành văn. I.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1. Thuận lợi - Về phía nhà trường và tổ chuyên môn luôn có sự động viên, tạo điều kiện để các giáo viên có sự tìm tòi, áp dụng những giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tổ khoa học xã hội trường Tống Văn Trân gồm nhiều đồng chí có trình độ chuyên môn vững vàng, có sự trao đổi, giúp đỡ thường xuyên qua các buổi sinh hoạt tổ nhóm. Nhờ vậy mỗi người giáo viên trong tổ đều có cơ hội học hỏi, bồi dưỡng. 8