SKKN Một số cách đặt vấn đề cho phần mở bài nhằm cao chất lượng một tiết học Tiếng Anh ở trường THCS Cẩm Tân

doc 16 trang sangkien 7980
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số cách đặt vấn đề cho phần mở bài nhằm cao chất lượng một tiết học Tiếng Anh ở trường THCS Cẩm Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_cach_dat_van_de_cho_phan_mo_bai_nham_cao_chat_lu.doc

Nội dung text: SKKN Một số cách đặt vấn đề cho phần mở bài nhằm cao chất lượng một tiết học Tiếng Anh ở trường THCS Cẩm Tân

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lý do về mặt lý luận Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Trong rất nhiều các lĩnh vực chúng ta đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Với vai trò là uỷ viên không thường trực của hội đồng bảo an Liên hợp quốc, chủ tịch ASEAN Việt Nam góp phần không nhỏ trong giữ gìn an ninh toàn cầu, và trong khu vực, ổn định, phát triển của thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đưa hàng nông sản, hàng may mặc, gốm sứ truyền thống vượt biên giới mang theo khát vọng chinh phục thị trường, sẵn sàng đương đầu với thử thách. Giải thưởng toán học mà giáo sư Ngô Bảo Châu mang lại đã thêm một lần khẳng định với thế giới về con người và trí tuệ Việt Nam. Trong những thành công đó nghành giáo dục đóng góp phần không nhỏ, đặc biệt môn Tiếng Anh luôn giữ vai trò chìa khoá của cánh cửa hội nhập quốc tế. Thực vậy ngôn ngữ được số lượng người sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới này là ngôn ngữ của thương mại, của nghành hàng không, của du lịch, dịch vụ . Cùng với Tin học Tiếng Anh là chiếc chìa khoá vạn năng giúp các ứng viên mở cửa các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước, là chiếc mũ bảo hiểm an toàn chống lại nạn thất nghiệp đang có nguy cơ bùng phát ngày nay. Nhận thức sâu sắc vai trò của Tiếng Anh trong cuộc sống môn Tiếng Anh đã được nâng lên vị thế mới bên cạnh Toán và Văn. Chương trình SGK được thay đổi, cải tiến cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Hằng năm Sở giáo dục và đào tạo thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề để giáo viên tiếp cận với những thay đổi của nội dung chương trình, các phương pháp dạy - học hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Trong quá trình trực tiếp tham gia giảng dạy tôi nhận ra rằng sau khi kết thúc một tiết dạy tôi luôn có cảm giác hoặc thoải mái hoặc chưa hài lòng với kết quả tiết học, và tôi luôn trăn trở tìm hiểu nguyên nhân, tìm cách khắc phục những yếu điểm, phát huy mặt tích cực để cải thiện chất lượng giờ học. và rõ ràng câu " Đầu có xuôi , thì đuôi mới lọt " hay " Vạn sự khởi đầu nan " rất đúng khi giảng dạy Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp hiện nay. 1.2. Lý do về mặt thực tiễn và tính cấp thiết Thông thường, chúng ta chia một tiết làm ba phần chủ yếu: phần mở đầu gồm có kiểm tra bài cũ, vào bài ( Warm up ) và giới thiệu ngữ liệu ( Presentation ) ; phần thân bài gồm có các hoạt động thực hành theo hướng dẫn ( Controlled practice ) và thực hành nâng cao ( Free practice ) ; phần kết thúc gồm các hoạt động tổng hợp lại những kiến thức, kĩ năng được giới thiệu, thực hành trong các phần trước đó và hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. Ai cũng biết phần thứ hai là quan trọng và chiếm nhiều thời gian hơn cả. vì vậy khi xây dựng giáo án cũng như tiến hành giảng dạy chúng ta thường chủ yếu tập trung 1
  2. vào phần này mà có phần xem nhẹ vai trò của các phần khác. Đây chính là một phần lí do của một tiết dạy không đáp ứng được yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng, đáp ứng mong đợi của giáo viên. Qua đề tài này tôi mạnh dạn nêu lên và đưa ra “ Một số cách đặt vấn đề cho phần mơ bài nhằm cao chất lượng một tiết học Tiếng Anh ở trường THCS Cẩm Tân “ 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng phần mở đầu và đưa ra một số giải pháp, nhóm giải pháp để khắc phục những yếu điểm trong khâu vào bài nhằm nâng cao chất lượng một tiết học Tiếng Anh trong trường Trung học cơ sở. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh các lớp khối 6, 7, 9 trường trung học cơ sở Cẩm Tân 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu phần mở đầu một tiết dạy Tiếng Anh trong trường Trung học cơ sở. 4. Phương pháp và thời gian nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết : phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, nghiên cứu tài liệu. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn : tìm hiểu, quan sát, tiếp xúc trao đổi với học sinh, thực nghiệm sư phạm. 4.2. Thời gian nghiên cứu Tháng 9 năm 2012 : xây dựng kế hoạch nghiên cứu Tháng 10 : xây dựng đề cương nghiên cứu Tháng 11 năm 2012 : phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, nghiên cứu tài liệu và viết dàn ý Tháng 12 năm 2012 : tìm hiểu, quan sát, tiếp xúc trao đổi với học sinh, thực nghiệm sư phạm. và viết chi tiết đề tài. Tháng 1,2 năm 2012 : hoàn thành đề tài. 2
  3. II. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Thực trạng của vấn đề 1.1. Tình hình chung Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chươ ng trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy và học trong nhiều trường phổ thông vẫn còn chịu nặng nề bởi mục tiêu thi cử " chạy theo thành tích " học để thi, dạy để thi. Do đó việc dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đ ồng loạt, thiên về lý thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, ch ưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Việc xác định nội dung trọng tâm bài giảng của một số giáo viên chưa đ áp ứng yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng nên khi truyền thụ kiến thức cho học sinh chưa sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các phương tiện, thiết bị theo yêu cầu của bài do đó chưa khuyến khích được sự sáng tạo của học sinh, chưa khuyến khích sự nổ lực vươn lên của mỗi học sinh trong từng tiết học. * Nguyên nhân Từ những thực trạng trên có thể thấy được từ một số nguyên nhân sau : Vẫn còn mét sè giáo viên chưa trang bị cho mình một cách hệ thống, bài bản các bước lên lớp, thúc đẩy đổi mới PPDH còn lúng túng. Phần nhiều giáo viên còn hiểu đổi mới PPDH ở hình thức bên ngoài, chưa chú trọng đến bình diện bên trong. Phương tiện, thiết bị phục vụ cho giảng dạy ở trường còn thiếu không thuận lợi cho đổi mới PPDH. Đời sống của một bộ phận giáo viên còn nhiều khó khăn, bận rộn với công việc gia đình nên ít có thời gian đầu tư cho bài giảng. Động cơ thái độ học tập của nhiều học sinh chưa tốt, học sinh vẫn quen với lối học thụ động, ỷ lại, học tủ, học lệch, chưa sẵn sàng tham gia một cách tích cực chủ động với các nội dung học tập, chưa tự đánh giá chất lượng học tập của bản thân so với yêu cầu của chương trình và đòi hỏi của xã hội. Các SKKN về ph­¬ng ph¸p d¹y häc chưa có tính thực tiễn cao, ch­a ®i s©u vµo tõng phÇn viÖc cô thÓ và chưa được áp dụng một cách rộng rãi. 1.2. Thực trạng kh©u vµo bµi ë trường THCS Thực tế trực tiếp giảng dạy tại trường THCS Cẩm Tân và tham gia dự giờ một số đồng chí giáo viên dạy Tiếng Anh trong huyện cho thấy các thầy, cô đã 3
  4. xác định đúng trọng tâm bài học, hướng học sinh thực hành theo đường hướng giao tiếp, song khi kết thúc mỗi tiết học lại thấy chưa được thoả mãn về một khâu lên lớp nào đó. Điều đó có thể là sự kết nối giữa thầy và trò, tiết học chưa thật sự thân thiện, học sinh tiếp thu kiến thức có phần thụ động, thực hành có phần gượng ép. Tất cả những điều này chúng tôi đều có trao đổi với nhau sau mỗi giờ học, sau khi nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp tôi có thể lí giải tình trạng này bằng các nguyên nhân sau: * Tâm lí sợ học môn Tiếng Anh Tiếng Anh vẫn được đánh giá là khó bởi vì vừa phải thông hiểu, vận dụng kiến thức như môn Toán lại phải học và thực hành như môn Văn, hay nói cách khác Tiếng Anh là sự giao thoa, kết hợp hài hoà giữa hai phương pháp học Toán và Văn do đó học sinh mất rất nhiều thời gian ngoài giờ cho môn học này. Bên cạnh đó âm tiết, trọng âm câu ( Tiếng Việt không có trọng âm câu ) cũng gây những trở ngại không nhỏ cho tâm lí học Tiếng Anh của mỗi học sinh. * Thiếu không khí học Tiếng Anh Mặc dù đã có đổi mới trong chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học song để thực hiện dạy Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp, tập trung giảng dạy các kĩ năng thì nhiều giáo viên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn vì học sinh không nhiệt tình hưởng ứng, không chủ động thực hiện các yêu cầu của giáo viên trên lớp một phần không nhỏ là do không khí trong giờ học quá ngột ngạt, cái tôi của học sinh bị chèn ép, không phát huy được tính tích cực, sức sáng tạo của học sinh. * Kiểm tra bài cũ chưa linh hoạt Kiểm tra bài cũ là một hoạt động cần thiết để đánh giá, xếp loại học sinh tuy nhiên đây là một hoạt động mang tính hai mặt. Hoặc tạo không khí rất thuận lợi cho giờ học khi học sinh trả lời đúng và đạt điểm cao, hoặc cảm giác căng thẳng khó chịu không chỉ riêng với giáo viên mà cho cả học sinh khi học sinh không hiểu, không trả lời được câu hỏi giáo viên đưa ra. Điều này trực tiếp tác động xấu đến các hoạt động dạy - học kế tiếp làm ảnh hưởng đến kết quả giờ học. * Vào bài còn rập khuôn , máy móc Thông thường giáo viên vào bài chỉ giới thiệu qua về nội dung bài học sau đó tập trung vào phần bài mới - phần giới thiệu ngữ liệu mà quên rằng vào bài tuy chỉ chiếm một khoảng thời gian rất ngắn so với cả bài học nhưng lại chuẩn bị cho học sinh về tâm lí và kiến thức cho bài học mới nên việc liên tục đổi mới, sử dụng linh hoạt các cách vào bài để làm rõ mục tiêu bài học, đưa bài giảng tiến dần đến thành công. 2. Tầm quan trọng của khâu vào bài ( Warm up ) trong một tiết Tiếng Anh Với tính chất của một giờ học ngoại ngữ, những hoạt động vào bài có ý nghĩa như một phần của bài học mà nếu không có sẽ làm cho những phần tiếp 4
  5. theo khó hoặc không thực hiện được. Cụ thể, những hoạt động này thường có vai trò tạo tình huống, bối cảnh cho phần giới thiệu, hoặc tạo nhu cầu cho một hoạt động nào đó của bài - là những điều kiện rất cần thiết và mang tính tiên quyết để bài học sinh động, mang tính giao tiếp cao. Với những ý nghĩa trên, khi dự định làm gì trong phần này người thầy luôn luôn đặt câu hỏi làm như vậy đê làm gì, làm nhằm mục đích gì và liệu làm như vậy có đạt được mục đích đã dự định hay không? Như vậy các hoạt động vào bài không chỉ để cho vui, cho có màu sắc và tuỳ thích mà ngược lại, chúng được nhìn nhận như một việc làm không thể thiếu cho một bài học ngoại ngữ. Cách vào bài có phương pháp sẽ quyết định phần lớn kết quả của bài học. CHƯƠNG II : CÁC GIẢI PHÁP, NHÓM GIẢI PHÁP CỤ THỂ 1. Mục đích 1.1. Ổn định lớp Đây là một viêc làm vô cùng quan trọng cho phép một thời gian để học sinh có thể thích nghi với bài học mới : khi có sự thay đổi về thời gian, không gian, địa điểm hay tình huống lớp học như chuyển sang lớp học mới, thay đổi giáo viên mới, vừa ra chơi vào, học sinh vào muộn, học sinh còn đang nói chuyện chưa sẵn sàng cho bài học mới. Vì vậy việc sử dụng một số câu hỏi quen thuộc, đơn giản để ổn định lớp là rất cần thiết như : - How are you ? - How do you feel now? - What is the weather like to day? - Who is absent to day? - Who is on duty to day? Những câu hỏi này sẽ nhanh chóng đưa các em hoà nhập vào không khí chung của lớp học, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục tiếp theo. 1.2. Chuẩn bị tâm lí, kiến thức cho bài học mới Cho dù sau khi kết thúc tiết học trước giáo viên đã hướng đẫn học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà, nhưng số lượng học sinh bỏ qua, hoặc quên việc này là không ít và số này luôn sợ bị phát hiện và bị yêu cầu phải trả bài nên luôn loay hoay tìm cách đối phó với giáo viên bộ môn, do đó ta không nhất thiết phải kiểm tra khắt khe với nhóm học sinh này mà chỉ với những câu hỏi đơn giản ( như đã nói ở trên ) cùng với những lời nhắc nhở nhẹ nhàng có tính phê bình chung cho cả lớp sẽ giúp cho giáo viên và học sinh giảm thiểu tính căng thẳng, tạo không khí thân thiện ban đầu, gây dựng tinh thần sáng tạo của học sinh trong phần tiếp theo của tiết học. Sau đó sử dụng các thủ thuật dẫn dắt, gợi mở để học sinh chủ 5