SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt Lớp 3 - Theo mô hình trường học mới VNEN

doc 23 trang sangkien 01/09/2022 13125
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt Lớp 3 - Theo mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_nham_gay_hung_thu_cho.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt Lớp 3 - Theo mô hình trường học mới VNEN

  1. Phßng gd& ®t huyÖn Thanh Oai Tr­êng tiÓu häc phƯƠng trung i === === Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3- Theo mô hình trường học mới VNEN”. Họ và tên: Lê Thị Phượng Chức vụ: Giáo viên Tiểu học Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phương Trung I Năm học: 2015-2016 1
  2. I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học ở Tiểu học ( được xem là môn học công cụ).Bởi lẽ Tiếng Việt không những dạy cho các em biết kiến thức về ngôn ngữ trong giao tiếp mà còn giúp các em giữ gìn tiếng mẹ đẻ,Tiếng Việt có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao. Tiếng việt là một thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng mà lịch sử đã chứng minh rằng “ Tiếng Việt trở thành vũ khí của dân tộc Việt Nam”. Nhằm để đào tạo những con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới, đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục, trong đó bậc Tiểu học là bậc học đóng vai trò làm nền móng. Cùng với những môn học khác, môn Tiếng Việt ở tiểu học giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Nó trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết nhằm phục vụ đời sống và phát triển của xã hội. Môn Tiếng Việt ở lớp 2 và lớp 3 là cơ sở ban đầu có tính quyết định cho việc dạy học Tiếng Việt sau này của học sinh. Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tiếng Việt, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới VNEN, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học.Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học. Giáo viên là người theo dõi quan sát và giúp đỡ các em thực hiện mục tiêu đó. Từ những lí do trên cộng với kinh nghiệm đứng lớp, tôi đã thường xuyên áp dụng trò chơi vào các tiết học Tiếng Việt.Tôi thấy những trò chơi ấy thật sự có hiệu quả cao trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, tiết học lại sôi nổi gây hứng thú cho học sinh. Vì thế tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số 2
  3. biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3- Theo mô hình trường học mới VNEN”. Để thực hiện được nội dung sáng kiến trên bản thân tôi nhận thấy ngay từ đầu năm nhận lớp chủ nhiệm cần phải nghiên cứu cách tổ chức học tập theo mô hình VNEN, nội dung chương trình hướng dẫn học Tiếng Việt 3.Cùng với việc nghiên cứu chương trình bản thân tôi còn phải kiểm tra đánh giá phân loại học sinh cũng như mở rộng các nội dung kiến thức mang tính đặc thù của môn học.Chính vì vậy mà tôi đã lập kế hoạch cũng như giới hạn nghiên cứu ngay trên thực tế giảng dạy lớp mình và dạy thực nghiệm một số tiết của các lớp trong khối . 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 2.1.Mục tiêu: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Điều đó dẫn đến những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Chương trình mới chú ý đến phương pháp dạy học nhằm thúc đẩy quá trình tự học của học sinh, tạo cho học sinh những cơ bản ban đầu kỹ năng và thói quen tự học để có thể học tập lên và học tập suốt đời. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài: Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học sinh hứng thú tham gia trong và ngoài lớp học. Trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh thực hành rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đồng thời tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác sáng tạo. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển về cả trí tuệ, thể lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu môn học Theo hướng đổi mới VNEN đó là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự lĩnh hội và chiếm lĩnh kiến thức- người giáo viên chỉ là giúp đỡ các em thông qua các hoạt động học. 3
  4. 3. Đối tượng nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm này được thực hiện cho học sinh lớp 3A – Trường Tiểu học Phương Trung I . 4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung nghiên cứu“Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3- Theo mô hình trường học mới VNEN” .Tại trường Tiểu học Phương Trung I . 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp tìm hiểu thực tế. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm II. PHẦN NỘI DUNG: 1.Cơ sở lý luận Môn Tiếng Việt theo chương trình trường tiểu học mới VNEN có một vị trí quan trọng trong giáo dục ở Tiểu học, điều đó được thể hiện ở thời lượng giảng dạy trong từng khối lớp và nó làm công cụ để học các môn học khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt theo chương trình trường tiểu học mới VNEN góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. 4
  5. - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tiếng Việt, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới VNEN, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi- khó khăn. *) Thuận lợi: - Về phía GV + Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, sự đồng thuận, vào cuộc của cha mẹ học sinh . + Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sâu sắc qua các buổi thăm lớp dự giờ, xây dựng các bước dạy cũng như bài dạy , môn học , cách tổ chức lớp học theo đúng với mô hình học tập VNEN. + Giáo viên dễ dàng hơn khi tổ chức dạy học trên lớp, khắc phục được tình trạng truyền thụ kiến thức. Dựa vào thời lượng, có thể soạn bài bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp đối tượng học sinh, đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương. - Về phía học sinh: + Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận dụng kiến thức,kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày. +Học sinh chủ yếu làm việc theo nhóm nhỏ, được tranh luận và đánh giá lẫn nhau. *) Khó khăn: 5
  6. - Đối với giáo viên : + Giáo viên chưa linh hoạt và làm chủ thời gian trong việc hỗ trợ từng cá nhân, từng nhóm để em nào cũng cảm thấy mình được thầy cô quan tâm. + Giáo viên chưa điều hành hợp lí hoạt động giữa các cá nhân, các nhóm học sinh. Chính vì vậy mà nhịp độ học tập có độ chênh lệch nhau. - Đối với học sinh: + Học sinh còn quen phong cách chờ đợi giáo viên hướng dẫn từng thao tác, từng nhiệm vụ học tập, rất khó quen với tài liệu tự học. + Một số em chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy cô những nội dung, yêu cầu chưa hiểu trong tài liệu, các em sẽ không làm việc dẫn đến hiệu quả thảo luận trong các nhóm chưa cao. + Một số học sinh ( nhóm trưởng) không đủ mạnh dạn để đặt các câu hỏi gợi mở cho các bạn trong nhóm, chưa đủ tự tin để bảo nhau điều hành hoạt động nhóm. - Đối với phụ huynh: + Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự vào cuộc và chưa có nhiều hiểu biết về mô hình trường học mới VNEN . Chính vì vậy khi học sinh chia sẻ các bài tập ứng dụng với người thân thì kết quả chưa cao, còn mang tính đại khái. 2.2. Các nguyên nhân: Trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp trong trường .Tôi nhận thấy rằng giáo viên chưa thường xuyên tổ chức các trò chơi Tiếng Việt cho học sinh trong giờ dạy do một số nguyên nhân sau đây: - Giáo viên ngại vận dụng và tổ chức trò chơi vì thời gian của mỗi tiết học là có hạn, cơ sở vật chất không đáp ứng tốt cho việc tổ chức trò chơi . - Để chuẩn bị cho một trò chơi trong tiết học người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều( đồ dùng học tập, các thiết bị dạy học, hình thức tổ chức, cách tổchức .) Vì vậy mỗi giáo viên khi tiến hành dạy học đều ngại vận dụng hơn. - Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích của trò chơi ấy mang lại ý nghĩa gì? Vận dụng kiến thức gì cho môn học. Khi tổ chức các trò chơi 6
  7. thì giáo viên giao việc cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể . Thời gian quy định cho mỗi hoạt động chơi chưa rõ ràng. - HS chưa nắm được cách chơi, luật chơi, học sinh chưa mạnh dạn, tự tin để tham gia trò chơi Chính vì những nguyên nhân đó bản thân tôi cần nhận thấy phải có những phương pháp dạy học phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt 3 theo mô hình trường học mới VNEN. 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh được học theo khả năng của riêng mình tự quản, hợp tác và tự giác cao trong học tập. Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của học sinh. Từ đó góp phần hình thành nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho học sinh. HS phải tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng thú, tự tin và tự nhiên. Tạo cho học sinh tính tự giác, tích cực trong học tập.Nhóm trưởng đóng vai trò chính trong tiết học hướng dẫn, điều hành tiết học hướng dẫn nhẹ nhàng dưới sự trợ giúp đúng mức, đúng lúc của giáo viên, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học Tiếng Việt, để từng học sinh (từng nhóm học sinh) tự phát hiện, phân tích và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và có thể vận dụng được kiến thức đó vào luyện tập thực hành, giúp cho việc phát triển năng lực cá nhân học sinh. Giáo viên cần linh hoạt về nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh. Phụ huynh và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với giáo viên giúp đỡ học sinh một cách thiết thực trong các hoạt động giáo dục; tham gia giám sát việc học tập của con em mình. 7