SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng thực hành trong lập trình Pascal bộ môn Tin học Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng thực hành trong lập trình Pascal bộ môn Tin học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_thuc_hanh_trong_lap_trinh.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng thực hành trong lập trình Pascal bộ môn Tin học Lớp 8
- Trường THCS Nguyễn Văn Xơ Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 8 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG THỰC HÀNH TRONG LẬP TRÌNH PASCAL BỘ MÔN TIN HỌC LỚP 8 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Mục tiêu cơ bản của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học mà trong đó cấp Trung học cơ sở là không thể thiếu. Để làm được điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên nhà trường ở tất cả các bộ môn cần thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực trong mọi lĩnh vực để hoàn thành tốt sứ mệnh của ngành đã đề ra. Trong các môn học, Tin học là môn học không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tin học trong nhà trường đặt lên vai đội ngũ thầy cô giáo giảng dạy Tin học là nghĩa vụ cao cả để hoàn thành các chỉ tiêu và hiệu quả đào tạo của nhà trường đặc biệt là bậc học Trung học cơ sở; Việc giảng dạy Tin học trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam nhiều năm nay đã xem môn Tin học là môn học không thể thiếu, bậc học Trung học cơ sở lại rất cần thiết đối với lứa tuổi phát triển về tư duy, về tâm sinh lý. Trong đó, môn Tin học được triển khai thực hiện ở tất cả các khối 6, 7, 8, 9; Học sinh được tiếp cận nhiều trên các phương tiện hiện đại, hệ thống phòng máy với các thiết bị máy tính có cấu hình tương đối cao, hệ thống mạng cáp quang tương đối mạnh để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu học tập và tra cứu bộ môn Tin học của học sinh trong nhà trường; Trong các khối lớp học thì Tin học lớp 8 là môn học tương đối khá trừu tượng, khó hiểu, nếu không nói là khô khan khó nuốt đối với các em. Việc học tốt GV: Phan Nghĩa Bình Nam 1
- Trường THCS Nguyễn Văn Xơ Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 8 môn Tin học lại càng khó khăn hơn đối với các em vì hầu hết kiến thức chủ yếu và trọng tâm của chương trình là lập trình trên môi trường ngôn ngữ Pascal, đòi hỏi học sinh phải chú ý tìm hiểu kỹ vấn đề, hiểu được cách giải bài toán, hiểu cách mô tả thuật giải bài toán, cách viết chương trình, kiểm lỗi, sửa lỗi chương trình và chạy thử; Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy học sinh khối 8 là khối học rất sợ môn Tin học vì kiến thức lập trình khá mới mẻ và khó hiểu. Các em phải tập trung cao độ, tìm hiểu chặt chẽ vấn đề của từng bài toán trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên thì mong mới hiểu được cách viết lập trình cho một bài toán; Chính vì vậy, để giúp các em hiểu được vấn đề của ngôn ngữ lập trình Pascal và hiểu được cách mô tả bài toán, lập trình viết bài toán nên tôi mạnh dạn chọn giải pháp “Một số biện pháp rèn kỹ năng thực hành trong lập trình Pascal bộ môn Tin học lớp 8” để giúp học sinh tiến bộ hơn trong học tập đặc biệt là các giờ thực hành ở bộ môn Tin học khối 8 bậc Trung học cơ sở. II. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐỀ TÀI. Áp dụng vào một số bài toán thực tế trong chương trình Tin học lớp 8 và một số bài toán nâng cao áp dụng cho đối tượng học sinh giỏi bộ môn; Nâng cao tính ứng dụng, phát huy khả năng tư duy, nhận xét các bài toán, rèn luyện kỹ năng lập trình từ đó nâng cao hiệu quả học tập bộ môn giúp học sinh hiểu rõ cách mô tả và giải quyết từng bài toán; Học sinh thích tìm hiểu, nghiên cứu khoa học đặc biệt là lĩnh vực lập trình, học sinh tự tin hơn trong học tập bộ môn và từ đó say mê và ham thích học tập bộ môn nhiều hơn để đạt kết quả cao. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Sử dụng đề tài này để hướng dẫn các em học sinh lớp 8 một số kỹ năng rèn luyện thực hành lập trình cơ bản và nâng cao đối với bộ môn Tin học, giúp học GV: Phan Nghĩa Bình Nam 2
- Trường THCS Nguyễn Văn Xơ Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 8 sinh hiểu được những bước cơ bản và hoàn thiện các bài tập thực hành giáo viên yêu cầu; Học sinh tiến hành vận dụng kỹ năng để viết các bài tập trong chương trình, các bài tập áp dụng cho học sinh giỏi, vận dụng các kỹ năng lập trình để giải quyết một số bài toán từ đơn giản đến nâng cao. IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Phạm vi nghiên cứu: Rèn luyện kỹ năng thực hành lập trình Pascal trong quá trình giảng dạy bộ môn Tin học lớp 8 (quyển 3), năm học 2016 – 2017; Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 8A1, 8A2, 8A3, 8A4, 8A5 của trường THCS Nguyễn Văn Xơ, huyện Củ Chi. V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đổi mới kiểm tra đánh giá thì việc hình thành trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao khả năng lập trình là một trong những yếu tố quan trọng và chủ yếu để các em học sinh tự tin trong học tập bộ môn Tin học đặc biệt là học sinh khối 8; Ngôn ngữ lập trình Pascal và rèn luyện kỹ năng cơ bản cho học sinh khối 8 là nền tảng phát triển khả năng tư duy kiến thức một cách hiệu quả. Hình thành cho học sinh các kỹ năng như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự học, kỹ năng đặt tên, kỹ năng hợp tác với mọi người, Nếu học sinh có thể giải quyết vấn đề, học mọi thứ nhanh chóng, đặt tên mọi thứ hợp lý, và hợp tác hiệu quả với mọi người, thì các em sẽ có được kết quả học tập cao hơn nhiều so với trước khi các em chưa được trang bị và sẽ thành chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực công nghệ nào trong tương lai. GV: Phan Nghĩa Bình Nam 3
- Trường THCS Nguyễn Văn Xơ Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 8 PHẦN B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận: Công nghệ thông tin càng ngày càng phát triển, có nhiều đổi mới và sự thay đổi rất bất chợt đến nỗi ngày nay tất cả các lập trình viên hầu như không thể nắm rõ hiện tại là có những gì đang xảy ra. Sự phát triển nhanh vọt kéo theo những yêu cầu mới về kỹ năng, và trình độ hiểu biết của một lập trình viên; Trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang trên đà phát triển hiện nay, đã và đang nảy sinh khá nhiều lĩnh vực và tạo nên các nhóm ngành mới, tạo điều kiện cho các lập trình viên mới có thể tiếp cận và chọn lựa ngành phù hợp với khả năng của mình; Chính vì vậy việc trang bị và rèn luyện kỹ năng lập trình bằng việc tăng cường các tiết thực hành ở nhà trường cho các em học sinh là một cách vô cùng hiệu quả. Việc học lập trình cũng giống như giải một bài toán, có rất nhiều cách khác nhau để đi đến đáp số của một bài toán. Các em cũng sẽ có nhiều cách khác nhau để viết nên một chương trình. Việc tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu từ các kênh khác nhau sẽ giúp các em biết được cách làm nào tốt, cách làm nào chưa tốt, và rút ra cách làm tối ưu nhất cho mình trong tất cả các trường hợp ở các dạng bài tập. 2. Thực trạng học tập bộ môn tại nhà trường: Theo thói quen của nhiều em học sinh, học môn Tin là học những thao tác sử dụng như cách sử dụng internet, sử dụng hệ điều hành window, chương trình soạn thảo văn bản MS Word, chương trình soạn thảo trình diễn MS PowerPoint Đây là những phần học không cần đòi hỏi tư duy, mà chỉ cần học kĩ và nhớ thao tác, thực hành nhiều lần thì sẽ thành thạo; Pascal là một ngôn ngữ lập trình cho máy tính thuộc dạng mệnh lệnh, được Niklaus Wirth phát triển vào năm 1970 là ngôn ngữ đặc biệt thích hợp cho kiểu lập trình có cấu trúc. Pascal dựa trên ngôn ngữ lập trình ALGOL và được đặt tên theo GV: Phan Nghĩa Bình Nam 4
- Trường THCS Nguyễn Văn Xơ Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 8 nhà toán học và triết học Blaise Pascal. Wirth đồng thời cũng xây dựng Modula-2 và Oberon, là những ngôn ngữ tương đồng với Pascal. Oberon cũng hỗ trợ kiểu lập trình hướng đối tượng; Ngôn ngữ lập trình Pascal là một loại ngôn ngữ lập trình bậc cao, các câu lệnh và từ khóa rất gần gũi với ngôn ngữ của con người. Là một môn lập trình nên đòi hỏi người lập trình phải có tính tư duy, có khả năng phân tích, tổng hợp; Nhưng khi học bộ môn lập trình Passal chương trình lớp 8 ở Trung học cơ sở thì hầu như các em bị “choáng” vì bộ môn rất “mới”, và cách học cũng “mới”. Học những thao tác và thực hành nhiều không còn tác dụng, học thuộc bài cũng không còn ổn nữa. Lúc này các em cần phải học cách tư duy logic, tìm thuật toán, và viết những dòng lệnh máy tính chính xác đến từng đấu chấm, dấu phẩy; Với tâm lí thông thường các em học sinh coi Tin học là môn phụ không quan trọng nên nhiều em chủ quan không dành đủ thời gian để học nên không hiểu bài và dần bị mất căn bản. Đây cũng là lí do mà nhiều em bị điểm kém, thậm chí là thi lại, học lại bộ môn tin học mặc dù có thể các em học rất giỏi các môn học khác; Chính vì những điều đó nên Pascal cũng là một môn học gây khó khăn cho không ít học sinh, nhất là học sinh lớp 8. Ở lứa tuổi này, các em đang phát triển không đồng đều về tâm sinh lý nên rất ngán ngại khi học bởi vậy gặp không ít khó khăn cho các em khi phải sử dụng Pascal để lập trình. Đặc biệt, đối với những học sinh yếu, kém thì lại càng khó hơn. Mặt khác, nhiệm vụ chính trị quan trọng của năm học là không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh, đổi mới cách nhìn và tư duy học tập bộ môn Tin học khối 8; Trong quá trình giảng dạy thực tế tại trường THCS Nguyễn Văn Xơ, trong các tiết thực hành bản tôi nhận thấy kỹ năng đọc hiểu bài toán, mô tả bài toán và kỹ năng viết lập trình đối với các em học sinh khối lớp 8 là rất yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu khi tiếp xúc với các bài tập lập trình Pascal; GV: Phan Nghĩa Bình Nam 5
- Trường THCS Nguyễn Văn Xơ Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 8 Theo khảo sát kiểm tra đầu năm học với học sinh các lớp 8 tại nhà trường thì trong đó khoảng gần 60% các em chưa hiểu ngôn ngữ lập trình Pascal là gì?. Việc tiếp cận kiến thức lập trình để áp dụng giải bài toán cụ thể còn nhiều vấn đề gây khó khăn cho việc viết chương trình, trong đó phải kể đến là các bước thực hiện lập trình, mô tả thuật toán và việc khai báo thư viện cũng như cú pháp các câu lệnh trong Pascal, kiểm lỗi, sửa lỗi chương trình và chạy thử; Thực tế cho thấy tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên khi làm những bài tập đơn giản đầu tiên khá thấp, các em chưa hiểu rõ vấn đề, chưa thực sự ham thích, chưa thuộc các cú pháp câu lệnh và sai cấu trúc khá nhiều dẫn đến kết quả không như mong đợi. Điểm số Số lượng Tỷ lệ 1 25/190 13,16% 2 28/190 14,74% 3 31/190 16,32% 4 30/190 15,79% 5 19/190 10,00% 6 28/190 14,74% 7 12/190 06,32% 8 10/190 05,26% 9 05/190 02,63% 10 02/190 01,05% Bảng số liệu tỷ lệ khảo sát đầu năm qua các bài thực hành trên lớp GV: Phan Nghĩa Bình Nam 6