SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức Lớp 5 trường Tiểu học Trần Quốc Toản

doc 21 trang sangkien 01/09/2022 9821
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức Lớp 5 trường Tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_dao_du.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức Lớp 5 trường Tiểu học Trần Quốc Toản

  1. MỤC LỤC ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN A. MỞ ĐẦU Trang 2 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Trang 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Trang 8 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ RA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5 Trang 9 C. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT Trang 19 Trang 1
  2. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đất nước ta đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để phát triển mọi mặt. Trong đó, ngành giáo dục là một trong những ngành chủ chốt, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ của đất nước vừa có tri thức và có phẩm chất đạo đức tốt. Do đó việc đầu tư vào ngành giáo dục là quốc sách hàng đầu không thể thiếu được, qua mọi thời đại. Ở bậc tiểu học thì môn học nào cũng quan trọng, nhưng riêng đối với môn Đạo đức là môn học hết sức cần thiết đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì đạo đức là “Cái gốc” của con người. Môn đạo đức góp phần làm cho học sinh thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như: Hình thành và rèn luyện nề nếp, phong cách và tác phong làm việc khoa học, giáo dục những đức tính tốt, xây dựng ý thức đạo đức Để các em có những phẩm chất đạo đức tốt. Tôi thấy nội dung giáo dục môn Đạo đức được lặp đi, lặp lại từ lớp dưới lên lớp trên, nhưng yêu cầu của các chuẩn mực đạo đức ngày cần được nâng cao hơn. Mặc dù hiện nay đạo đức học sinh nói chung đã có phần sa sút về đạo đức, không ít học sinh thiếu tôn trọng và vô lễ đối với thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ và mọi người xung quanh. Phần lớn là do tác động của cuộc sống ảnh hưởng từ môi trường xã hội, ảnh hưởng của sách báo và nhất là phim ảnh, nạn ma túy tràn lan vào học đường. Vì thế, nếu như người giáo viên chủ nhiệm không có kế hoạch và biện pháp tốt để giáo dục thì các em đó sẽ ra sao? Để khắc phục, tôi xin nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức lớp 5. 2. Mục đích nghiên cứu: Môn Đạo đức ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh: - Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cơ bản, phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ giữa các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội. - Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. Trang 2
  3. - Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin và khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh khối lớp 5. 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Khách thể: Tập thể học sinh lớp 5c được rải đều trên các khối (thuộc phường Tân Hoà), môi trường tiếp xúc của các em rất rộng lớn. Từ đó các chuẩn mực hành vi đạo đức nói chung không đều. Đó là vấn đề giáo viên phải hết sức quan tâm để khắc phục những hành vi đạo đức không lành mạnh để làm hành trang cho các em bước vào đời. 4.2. Phạm vi: Nội dung giáo dục môn Đạo đức là để các em có một nếp sống lành mạnh, có hành vi ứng xử trong giao tiếp đối với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Giúp học sinh nhận thức được học môn Đạo đức là cần thiết để các em có thái độ học tập tốt, để vận dụng những kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tế, tạo thói quen thường xuyên trong giao tiếp. 5. Các phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp đọc sách và tài liệu: - Đọc sách và tài liệu là một phương pháp không thể thiếu được của việc nghiên cứu, nó được sử dụng ngay từ khi chọn đề tài, xây dựng đề cương nghiên cứu và trong suốt cả quá trình nghiên cứu. - Thực chất phương pháp này là giúp ta tìm hiểu, tham khảo, nắm bắt những gì có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của ta, vấn đề đó được giải quyết đến đâu, giúp ta xác định được vị trí “cái mới” của đề tài mà chúng ta sẽ chọn. Nó giúp ta có tài liệu để viết phần tổng quát về vấn đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản của đề tài, các phương pháp có liên quan đến nhiệm vụ của đề tài, các luận chứng để lý giải các kết quả, các ứng dụng của chúng, 5.2. Phương pháp trò chuyện: Là phương pháp thu thập các sự kiện về các hiện tượng được nghiên cứu trong quá trình giao tiếp cá nhân theo một chương trình đã được chuẩn bị đặc biệt, nghĩa là đặt ra những câu hỏi đã chuẩn bị từ trước cho người đối thoại và dựa vào câu trả lời của họ mà trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập những thông tin liên quan đến đề tài. 5.3. Phương pháp quan sát khách quan: Trang 3
  4. Quan sát khách quan là phương pháp nghiên cứu có mục đích, dựa trên sự tri giác của các cử chỉ, hành động của người được nghiên cứu trong các tình huống tự nhiên khác nhau. 5.4. Phương pháp thăm dò: Là phương pháp nghiên cứu, trong đó người nghiên cứu dùng một số câu hỏi nhất loạt, đặt ra cho một số người nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về đối tượng cần nghiên cứu. 5.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Là phương pháp nghiên cứu dùng lí luận để phân tích thực tiễn giáo dục, rồi từ phân tích thực tiển giáo dục mà rút ra lí luận thực tiễn. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN Môn Đạo đức có tác dụng giúp học sinh phát triển những hành vi cơ bản như nội dung ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5 trong quan hệ của các em với quê hương đất nước, tổ tiên; với phụ nữ, cụ già, em nhỏ; với bạn bè và những người xung quanh; với hành vi việc làm của bản thân; với tài nguyên thiên nhiên. - Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày. - Biết yêu quê hương, đất nước, biết ơn tổ tiên, kính trọng người già, yêu thương em nhỏ, tôn trọng phụ nữ, đoàn kết hợp tác với bạn bè và những người xung quanh, có ý thức vượt khó, vượt lên trong cuộc sống, có trách nhiệm về hành động của mình, yêu hòa bình, có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Thông qua việc dạy - học môn Đạo đức các giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội được chuyển thành niềm tin, tình cảm, hành vi đạo đức của học sinh, tạo cho học sinh được thực hành bài học trong thực tiễn cuộc sống. Mục đích là hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh. Một phẩm chất đạo đức bao giờ cũng có 3 khía cạnh là: ý thức, thái độ, tình cảm và hành vi, thói quen. Do đó, để đạt được mục đích đặt ra, dạy – học môn Đạo đức phải giải Trang 4
  5. quyết 3 nhiệm vụ tương ứng: hình thành ý thức, hình thành thái độ, tình cảm và hình thành hành vi, thói quen. - Giáo dục ý thức đạo đức: Môn Đạo đức cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức đạo đức sơ đẳng, trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức, hình thành năng lực, định hướng các giá trị đạo đức cho học sinh tiểu học. Điều đó giúp các em phân biệt được đúng – sai, tốt – xấu, thiện - ác để từ đó theo cái đúng, cái tốt, tránh cái sai, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, độc ác. - Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: Giúp học sinh có thái độ rõ ràng đối với các chuẩn mực đạo đức nói riêng, hình thành và bồi dưỡng cho các em cảm xúc đạo đức, biến những chuẩn mực đạo đức sơ giản thành động cơ bên trong thôi thúc các em hành động theo những chuẩn mực đạo đức đã được quy định, trên cơ sở đó hình thành tình cảm đạo đức trong sáng. - Giáo dục hành vi, thói quen: Hình thành ở học sinh các hành vi tương ứng với ý thức thái độ tình cảm và từ đó giúp các em có thói quen đạo đức bền vững. Ba nhiệm vụ này của môn Đạo đức có mối quan hệ khăng khít với nhau. Giải quyết được ba nhiệm vụ này là đạt được mục đích của môn học đặt ra. Tóm lại, các em thực hiện các hành vi chuẩn mực của môn Đạo đức lớp 5 nói riêng và toàn bậc tiểu học nói chung được cô đọng trong 5 điều Bác Hồ dạy đối với thiếu niên nhi đồng: - Học tập tốt, lao động tốt. - Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. - Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt. - Giữ gìn vệ sinh thật tốt. - Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. 1. Khái niệm về vị trí, yêu cầu của môn Đạo đức lớp 5: Môn đạo đức có tác dụng trao đổi hành vi đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn các em trong sáng về xúc cảm và tình cảm đạo đức, khắc sâu những hành vi chuẩn mực đạo đức Quan trọng nhất là học sinh cần đạt được những hành vi đạo đức tốt, biết cử xử trong quan hệ. Chẳng hạn như đầu năm học mối quan hệ giữa bạn bè còn chưa tốt, thường hay chửi thề, đánh nhau, nhưng từ khi các em học được các bài Đạo đức của chương trình lớp 5, có tác dụng giáo dục về hành vi giúp đỡ Trang 5
  6. nhau trong học tập, biết vâng lời và biết ơn thầy cô giáo Từ đó, đã gây được cho các em những xúc cảm, thẩm mỹ trước những hành vi tốt của các nhân vật đã nêu gương. Các em biến những hành vi đẹp của các nhân vật thành xúc cảm đạo đức của bản thân. 2. Yêu cầu sau khi học xong chương trình Đạo đức lớp 5: Sau khi học xong chương trình môn Đạo đức lớp 5, học sinh cần biết thực hiện tốt các chuẩn mực hành vi đạo đức, biết cách cư xử dùng lời lẽ đúng trong mọi tình huống đối với các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. 3. Nội dung chương trình môn Đạo đức và mối quan hệ giữa môn Đạo đức với các môn học khác: - Chương trình môn Đạo đức bao gồm một hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cần thiết nhất, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, được trình bày theo 5 mối quan hệ từ lớp 1 đến lớp 5. Cụ thể ở lớp 5: 1 tiết / tuần 35 tuần = 35 tiết. * Quan hệ với bản thân: - Tự ý thức được về mình, biết phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của bản thân. - Ham học hỏi, có ý thức vượt khó, vươn lên. - Biết bảo vệ lẽ phải. * Quan hệ với gia đình: - Biết ơn tổ tiên, nhớ về cội nguồn của mình. - Yêu quý những người thân trong gia đình. Lễ phép, vâng lời người lớn, nhường nhịn em nhỏ. - Có trách nhiệm với những người thân trong gia đình. - Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. * Quan hệ với nhà trường: - Biết tin cậy và xây dựng tình bạn, tôn trọng, hòa hợp với bạn khác giới. * Quan hệ với cộng đồng xã hội: - Sống hòa hợp và biết hợp tác với mọi người trong công việc chung. Kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ. - Yêu mến, tự hào về truyền thống quê hương đất nước. - Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để xây dựng và bảo vệ quê hương. - Tôn trọng các cơ quan chính quyền địa phương và ủng hộ các nhà chức trách thi hành công vụ. - Yêu hòa bình. Tôn trọng nền văn hóa và con người của các quốc gia khác. Trang 6