SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học biện pháp tu từ nhân hoá ở Lớp 3

doc 17 trang sangkien 29/08/2022 7521
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học biện pháp tu từ nhân hoá ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_bien_phap.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học biện pháp tu từ nhân hoá ở Lớp 3

  1. đặt vấn đề I. Lời mở đầu Nhân hoá là biện pháp tu từ rất quan trọng trong việc hình thành cho học sinh Tiểu học tình cảm gần gũi, yêu thích thế giới xung quanh: Bởi nhờ nhân hoá, các con vật, đồ vật trở nên sống động, có hồn, có tính cách như con người, trở thành người bạn thân thiết của các em. Nhân hoá được sử dụng rất nhiều trong văn thơ viết cho thiếu nhi. Nhân hoá góp phần nâng cánh ước mơ, phát triển năng lực cảm thụ và khả năng tư duy cho các em. Hiện nay, giáo dục đang là ngành được Đảng và Nhà nước chú trọng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, trong đó giáo dục Tiểu học là giành được sự quan tâm đặc biệt được tạo mọi điều kiện để phát triển và được đổi mới về nhiều mặt. Cụ thể là đã có sự cải cách, vừa đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa (SGK) cho phù hợp với sự phát triển của khoa học và khả năng nhận thức của học sinh. Qua nghiên cứu chương trình sách giáo khoa mới tôi nhận thấy có nhiệư đổi mới khác biệt, mà nổi bật là sách giáo khoa mới đã chú ý đến việc đưa các biện pháp tu từ, trong đó có biện pháp nhân hoá vào giảng dạy. Việc giảng dạy biện pháp tu từ nhân hoá được triển khai theo hướng vừa cung cấp lý thuyết vừa thực hành phân tích cảm thụ văn học. Để phục vụ cho việc giảng dạy này chương trình đã tuyển chọn rất nhiều bài thơ có sử dụng các biện pháp tu từ đưa vào chương trình sách giáo khoa Tiểu học. Từ những đặc điểm trên, tôi thấy rằng việc chọn đối tượng nghiên cứu là biện pháp nhân hoá trong các bài thơ viết cho thiếu nhi ở chương trình Tiếng Việt lớp 3 là việc làm cần thiết, không chỉ để khẳng định một vấn đề lý thuyết mà còn giúp cho giáo viên thực hiện tốt việc giảng dạy kiến thức này ở cấp Tiểu học. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài này. II. Thực trạng của việc dạy - học biện pháp nhân hoá ở lớp 3 1. Thực trạng Năm học 2005 - 2006 là năm đưa chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 3 đi vào giảng dạy ổn định. Qua dự giờ các tiết Tiếng Việt ở khối 3 tôi nhận thấy tình hình giảng dạy phần kiến thức về biện pháp nghệ thuật nhân hoá hầu hết giáo viên chưa khái quát được các đơn vị kiến thức này cho học sinh nắm vững chính vì thế 1
  2. dẫn đến việc phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật nhân hoá có trong các tác phẩm các em còn lúng túng. Từ đó dẫn đến việc cảm thụ các văn bản còn hời hợt chưa đi sâu khám phá ra những cái hay cái đẹp, dụng ý của tác giả khi sử biện pháp nhân hoá đó trong từng dòng thơ khổ thơ. Trong các giờ tập đọc những câu hỏi cảm thụ thường dưới dạng: Em thích khổ thơ nào, dòng thơ nào? Vì sao? Thì hầu hết các em chỉ trả lời được vế thứ nhất của câu hỏi trên mà chưa cảm thụ được để trả lời vế thứ hai. Giáo viên cũng chưa khai thác được cách dùng biện pháp tu từ nhân hoá độc đáo của tác giả trong từng khổ thơ, dòng thơ đó. Chính vì vậy dẫn đến khi học lên các lớp trên các em đều lúng túng trước các câu hỏi cảm thụ văn bản nghệ thuật. Từ việc phát hiện, hiểu cách dùng biện pháp nhân hoá trong thơ chưa được kĩ cũng dẫn đến việc khi các em viết đoạn văn, bài văn chưa biết sử dụng biện pháp nhân hoá để cho bài văn trở nên sinh động cuốn hút người đọc. 2. Kết quả của thực trạng Qua khảo sát chất lượng ở khối 3 qua những tiết dự giờ thăm lớp tôi thu được kết quả như sau: Đề khảo sát múc độ nắm và vận dụng kiến thức của học sinh: Thời gian làm bài 30 phút. Câu 1: Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 61 em Kết quả trên cho thấy việc dạy – học biện pháp tu từ nhân hoá ở lớp 3 hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng trên là một phần giáo viên còn bỡ ngỡ khi dạy mạch kiến thức này cho đối tượng là học sinh lớp 3. Mặc dù ở lớp 3 cũng chỉ mới yêu cầu học sinh bước đầu nhận biết biện pháp nhân hoá trong bài học và trong lời nói và biết sử dụng biện pháp nhân hoá ở mức độ đơn giản. Tuy để dạy tốt phần kiến thức này 2
  3. giáo viên cần có một số kiến thức nhất định về các biện pháp tu từ nhân hoá và nắm vững phần kiến thức này được thể hiện trong sách Tiếng Việt 3 Từ thực trạng trên, để việc dạy- học biện pháp tu từ nhân hoá được tốt. hơn tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học biện pháp tu từ nhân hoá ở lớp 3”. 3
  4. B. giảI quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện: 1. Tìm hiểu về cơ sở phát hiện và tiêu chí phân loại nhân hoá. 2. Khảo sát thống kê - phân loại các biện pháp nhân hoá được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3. 3. Phân tích kết quả khảo sát để rút ra những lưu ýgiảng dạy về từng loại nhân hoá. 4. Tổ chức hướng dẫn giáo viên dạy lớp 3 thảo luận nghiên cứu nắm vững các nội dung trên. II. Các biện pháp để thực hiện 1. Cơ sở phát hiện và đánh giá nhân hoá Nhân hoá là cách dùng từ ngữ chỉ người hoặc biểu thị về các hoạt động, tính chất của sự vật không phải là người, qua đó bày tỏ thái độ của người nói với đối tượgn được miêu tả. Có tài liệu gọi nhân hoá là ẩn dụ, khi chuyển đổi những vật vô sinh sang vật hữu sinh, hoặc từ thế giới vật chất sang thế giới ý thức của con người. Để phát hiện ra nhân hoá tôi dựa vào những cơ sở sau: 1.1. Dựa vào ngữ cảnh. Nhân hoá là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu hiện thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính của đối tượng không phảI là con người . Nhân hoá chỉ có thể được thể hiện trong ngữ cảnh nhất định . Nếu tách nó ra khỏi ngữ cảnh thì hiệu quả biểu đạt của nó sẽ không còn giá trị. Vì vậy, khi thống kê những nhân hoá trong các bài thơ tôi luôn xem xét trong mối quan hệ với những yếu tố ngữ cảnh. 1.2. Dựa vào tính có lí và hợp logic. Các tác giả nghiên cứu phong cách học cho rằng: Nhân hoá là một loại, hoặc biến thể của ẩn dụ. Về hình thức cấu tạo, nhân hoá cũng giống như ẩn dụ chỉ có một vế được phô bày, nó không gọi thẳng tên đối tượgn mà để người ta tự tìm đến đối tượng đó trong ngữ cảnh theo qui luật logic. Qúa trình liên tưởng đến đối tượng đó là phân tích logic để xác lập đối tượng miêu tả. 1.3. Về mặt nội dung, cơ sở Để tạo nên nhân hoá là sự liên tưởng, nhằm đi đến phát hiện ra những nét giống nhau giữa người và đối tượng không phảI là người. ở đây đòi hỏi một sự quan sát tinh 4
  5. vi, một sự hiểu biết chính xác về những thuộc tính của con người cũng như những thuộc tính không phảI là của con người. Như vậy sự thống nhất giữa tính chính xác của việc rút ra nét cá biệt giống nhau và những nét khác biệt, tính bất ngờ của sự liên tưởng trong nhân hoá là căn cứ bình giá nó. 1.4. Muốn bình giá giá trị nghệ thuật của nhân hoá phải đi từ nguyên tắc: Nhân hoá chính là sự chuyển trường nghĩa của các từ, các từ vốn manghĩa của một trường nghĩa nhất định, nay được chuyển sang một trường nghĩa khác, tạo nên một sự đối lập mới. Chính sự đối lập này tạo ra sự bất ngờ trong khi diễn tả các sự vật hiện tượng. Ví dụ: Gắn đặc tính của con người: siêng năng, cần cù, chịu khó, đùm bọc lẫn nhau, . Cho cây tre từ đó tạo ra sự đối lập, làm nên tính hấp dẫn, mới mẻ, lý thú. Khi đó có sự chuyển trường nghĩa: Từ trường nghĩa sự vật vô tri vô giác sang trường nghĩa con người. 2. Tiêu chí phân loại 2.1. Quan điểm phân loại nhân hoá có nhiều quan điểm khác nhau 2.1.1. Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ” (Nxb GD, 1999) đã tóm gọn nhân hoá trong hai hình thức cấu tạo: a) Dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động cho đối tượng không phải là con người. b) Coi đối tượng không phải là người như con người để tâm tình, trò chuyện. 2.1.2. Tác giả Phan Thị Thạch (Giáo trình phong cách học Tiếng Việt, Nxb Hà Nội, 1992) cùng tác giả nghiên cứu về phương pháp khác thì xét các kiểu nhân hoá của Tiếng Việt phân chia thành 3 kiểu: a) Có thể dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để gán cho đối tượng không phải là con người: chạy, nhảy, khóc, vui, cười, b) Có thể dùng các từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc của con người để gọi tên các đối tượng không phải là người: ông, bà, chú, bác, . c) Coi sự vật không phải là người như con người để tâm tình, trò chuyện với chúng 5
  6. 2.1.3. Các tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Thị Tú, Nguyễn Thái Hoà trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” (Nxb Hà Nội, 1982) thì lại cho rằng nhân hoá có thể tổ chức bằng hai cách: a) Dùng các tính từ miêu tả, các động từ hành vi của người khoác lên cho các đối tượng không phải là người. b) Coi các đối tượng không phải là người như con người để tâm tình, trò chuyện với chúng. Trong khuôn khổ với mục đích của đề tài, theo tiêu chí phân loại của tác giả Phan Thị Thạch, tôi đi vào tìm hiểu ba loại nhân hoá - ba hình thức cấu tạo của nhân hoá. 2.2. Mặt khác trong quá trình nghiên cứu tôi thấy nhân hoá có thể được sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau: - Cấp độ từ. - Cấp độ câu. - Cấp độ toàn văn bản. Vì vậy tôi cũng sẽ dựa vào cấp độ sử dụng biện pháp này dể phân loại. 2.2. Mỗi nhân hoá khi sử dụng sẽ đạt một mục đích riêng, hiệu quả riêng và nhằm một ý dụng riêng. 2.2.1. Nhân hoá giúp người ta thể hiện tình cảm một cách tế nhị, tinh tế. 2.2.2. Nhân hoá làm cho thế giới xung quanh thêm sinh động, hồn nhiên, từ đó chúng trở thành người bạn của trẻ thơ, giúp trẻ dễ nhận biết thế giới xung quanh. 2.2.3. Nhân hoá có tác dụng giáo dục rất phù hợp với tâm lí trẻ thơ 3. Khảo sát - thống kê - phân loại. Dựa vào cơ sở phát hiện và các tiêu chí trên tôi đã tiến hành khảo sát sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 (2 tập) và thu được kết quả sau: 3.1: Các nhân hoá phân theo cấp độ Cấp độ nhân hoá Cấp độ Nhân hoá Cấp độ từ Cấp độ câu toàn V/bản Nhân hoá dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của người để gán cho các đối tượng không 29 V/ bản 19 V/ bản 1 V/ bản phải là người Nhâ hoá dùng các từ chỉ quan hệ thân thuộc của người để gọi tên các đối tượng không 4 V/ bản 7 V/ bản 4 V/ bản 6
  7. phải là người Coi các sự vật, hiện tượng không phải là người như con người, tâm tình, trò chuyện với 0 11 V/ bản 1 V/ bản chúng 3.2. Dựa vào các đối tượng nhân hoá có những loại nhỏ sau đây. Dùng từ Dùng từ Tâm Nhân hoá chỉ tính chỉ quan tình trò chất, hoạt hệ thân chuyện Tổng số Đối tượng nhân hoá động thuộc Sống trên trời 10 3 2 15 Loài Sống dưới nước 20 6 1 27 52 lượt vật Sống trên mặt đất 8 2 10 = 36,8% Cây lương thực 3 1 1 5 Cây Cây ăn quả 5 5 25 lượt cối Cây công nghiệp 8 1 1 10 = 17,7% Hoa cây cảnh 5 5 Sự vật, hiện tượng tựnhiên 25 9 1 35 35lươt=24,8% Đồ vật 23 4 2 29 29 lượt=20,5% 3.3. Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát. Qua kết quả thống kê trên ta thấy, nhân hoá là một biện pháp tu từ có vai trò không nhỏ trong tác phẩm nghệ thuật để diễn đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nhân hoá làm ngôn ngữ nghễ thuật giàu có phong phú, phù hợp với tư tưởng tình cảm của trẻ em. 3.3.1. Nhân hoá bằng cách dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để gán cho các đối tượng không phải là con người được sử dụng nhiều nhất (chiếm 92 lần). Từ đó cho thấy sự gâng gũi, hoà hợp của tự nhiên với con người, của những vật thể tự nhiên với con người. Đối tượng nhân hoá trong các bài thơ phần lớn là các loài vật. Tôi thống kê có đến 53 lần con vật được nhân hoá. Bởi động vật là đối tượng gần gũi, gắn bó nhất với con người: Loài vật là đối tượng dễ dàng nhất để gắn cho chúng những hoạt động, tình cảm, tính chất như con người bằng trí tưởng tượng và óc hình dung và động vật cũng là đối tượng mà học sinh tiểu học dễ dàng nhận biết. 7