SKKN Một số biện pháp khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 4-5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 4-5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_khai_thac_va_su_dung_do_dung_day_hoc_n.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 4-5
- Phần I : đặt vấn đề Giáo dục trong thời kỳ mới đặt ra yêu cầu cấp bách đó là đào tạo những thế hệ con người có tri thức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, linh hoạt, sáng tạo và kỹ năng hợp tác. Trong đó có mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đặc điểm, trí truệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, trương trình giáo dục tiểu học được xây dựng toàn diện, thể hiện ở các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức, Thể dục, Kỹ thuật, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tự chọn Trong đó phân môn Lịch sử có ý nghĩa và vị trí quan trọng, tạo nền tảng ban đầu đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được xác định. Năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác Hồ biên soạn quyển “Lịch sử nước ta” và mở đầu bằng hai câu: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đây là nguyên tắc phương pháp lập luận về sự cần thiết phải học tập lịch sử. Trên cơ sở “biết” để “tường” (hiểu đầy đủ sâu sắc) cho nên mục tiêu của phần lịch sử trong chương trình Tiểu học là được xây dựng: Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay. Mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ và hiện tại trong xã hội loài người (thuộc phạm vi địa phương, đất nước Việt Nam). Có kỹ năng nhận biết đúng đắn các nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử, biết trình bày lại kết quả học bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, bảng thống kê, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Từ đó góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh, yêu thiên nhiên, con người, yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử của địa phương và đất nước. 1
- Trong mỗi tiết học lịch sử lớp 4 -5, việc yêu cầu học sinh nắm và thuật lại được các kiến thức lịch sử từ xa xưa là một công việc hết sức khó khăn. Nó đòi hỏi ở người thầy không những về kiến thức lịch sử, tâm huyết nghề nghiệp mà nó còn đòi hỏi ở người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp và thực sự lôi cuốn. Tham gia góp phần đắc lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp đạt mục tiêu bài học phải kể đến vai trò của thiết bị dạy học (đồ dùng dạy học). Bởi vì, đặc trưng bản thân hiện thực lịch sử và “lịch sử đã xảy ra không thể diễn lại”, hơn thế nữa ở học sinh tiểu học mức độ tư duy của các em còn hạn chế, cho nên việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên là vô cùng cần thiết nhằm tạo biểu tượng lịch sử, khôi phục hình ảnh quả khứ giúp học sinh hiểu lịch sử. Xác định được vị trí của môn lịch sử trong nội dung chương trình giáo dục tiểu học và tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong phân môn lịch sử ở bậc tiểu học nên tôi mạnh dạn viết về “Một số biện pháp khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 4 -5”. Với trình độ và cách viết còn nhiều hạn chế của bản thân, tôi rất mong các đồng nghiệp góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện và có thể áp dụng tốt việc giảng dạy phân môn lịch sử lớp 4 - 5 ở trường Tiểu học. 2
- Phần II : Giải quyết vấn đề I. Cơ sở lí luận Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì quá trình nhận thức của con người nói chung và của học sinh nói riêng diễn ra theo quy trình: Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng đến thực tiễn. Như vậy trực quan sinh động là khâu đầu tiên trong quá trình nhận thức, do đó đồ dùng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu này. Trong lý luận dạy học thì quá trình dạy học, giáo dục được cấu thành bởi nhiều thành tố có mối quan hệ tương hỗ hai chiều, trong đó mục tiêu giáo dục đựpc đặt lên hàng đầu, thiết bị giáo dục là một trong những thành tố tạo nên mối quan hệ tương hỗ đó. Ta có thể nhận thấy vị trí, vai trò của thiết bị giáo dục qua sơ đồ sau: Mục tiêu Nội dung Phương pháp Giáo viên Học sinh Thiết bị dạy học Ngoài ra các nhà nghiên cứu về giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học đã nhận định rằng: - Nhìn: Học sinh chiếm lĩnh được kiến thức 81% - Nghe: Học sinh chiếm lĩnh được kiến thức 11% 3
- - Yếu tố khác: Học sinh chiếm lĩnh được kiến thức 8% Như vậy trực quan là nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học mà dạy học phân môn lịch sử lớp 4 -5 không thể nằm ngoài nguyên tắc này. Nếu như đồ dùng ở môn toán , môn tiếng việt, môn khoa học học sinh được quan sát, tri giác, thao tác trên đồ dùng và dễ dàng chiếm lĩnh được kiến thức thì ở phân môn lịch sử lớp 4 -5, học sinh không thể tiếp xúc được với những sự kiện của đời sống xã hội, được chứng kiến được diễn biến của các trận đánh đã xảy ra trong quá khứ. Chính vì lẽ đó mà việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy lịch sử là cả một nghệ thuật của người thầy. Khai thác và sử dụng hiệu quả bản đồ, lược đồ, tranh ảnh minh họa và hệ thống phiếu học tập trong phân môn lịch sử sẽ giúp thầy cô, học sinh tốn ít thời gian, công sức mà chất lượng dạy học có chiều sâu, hiệu quả giáo dục được nâng cao rõ rệt. II.Cơ sở thực tiễn Chương trình Lịch sử lớp 4 - 5 được chia thành 3 dạng cơ bản sau: - Dạng bài cung cấp kiến thức về nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. - Dạng bài ôn tập -Kiểm tra. - Một số tiết dạy về lịch sử địa phương ( Phần này không có trong SGK, SGV) Năm học 2006 - 2007 và 2007 - 2008, tôi được phân công dạy khối 4 - 5 và trực tiếp giảng dạy phân môn Lịch sử tại các lớp 5A, 5B, 4A, 4B. Trình độ học lực của các em tương đối đồng đều, có nhiều em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện ở các môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh. Tuy nhiên với các em thì lịch sử lại là một phân môn mới (lớp 4) và tương đối khó. Bởi vậy khi dạy đến phân môn lịch sử ở những tuần đầu, học sinh lúng túng trong quá trình tham gia xây dựng và tìm hiểu bài. Hơn thế nữa, tiết dạy mà không có đồ dùng dạy học thì chỉ có khoảng 25% số học sinh tham gia xây dựng bài, số còn lại hầu như không có hứng thú tìm hiểu bài. Trao đổi với các động nghiệp trong tổ và trực tiếp phỏng vấn các em thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa tôi nhận thấy: 4
- * Về phía giáo viên: - Giáo viên giảng giải, thuyết minh quá nhiều nhằm mô tả lại các sự kiện lịch sử mà giờ dạy vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. - Giáo viên chưa thấy hết vai trò quan trọng của đồ dùng minh họa, đôi khi còn ngại sử dụng đồ dùng dạy học. Do đó còn nhiều hạn chế, bất cập trong khai thác và sử dụng đồ dùng ở tiết dạy lịch sử. - Còn nhiều lúng túng trong các tiết dạy về lịch sử địa phương. * Về phía học sinh: - Một số em có suy nghĩ không đúng về vị trí của môn lịch sử, không thích học lịch sử, coi lịch sử là môn “ phụ”. - Học sinh ghi nhớ các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc, “công thức”, chóng quên, không hứng thú dẫn đến việc các em bị nhầm lẫn giữa các sự kiện này với các sự kiện khác, thậm chí còn nhầm lẫn tên nhân vật lịch sử trong các giai đoạn lịch sử quan trọng. Ví dụ: Trong cuộc thi “Rung chuông vàng” do chi đoàn nhà trường tổ chức vào ngày 26/3, có một câu hỏi được đưa ra cho các học sinh năng khiếu khối 4 - 5 như sau: Người làm nên chiến thắng lẫy lưng trên sông Như Nguyệt là ai? Một số em trả lời: - Người đó là Trần Hưng Đạo. - Người đó là Ngô Quyền. - Các em thuật lại diễn biến của các cuộc kháng chiến, các trận đánh chưa đầy đủ các chi tiết quan trong, chưa hay. Số lượng học sinh biết thuật lại diễn biến của các cuộc kháng chiến là rất ít, chiếm khoảng 15 - 16 % tổng số học sinh của lớp. - Tinh thần yêu lịch sử dân tộc chưa cao. Nói tóm lại trong giảng dạy phân môn lịch sử lớp 4 - 5 ở trường TH đòi hỏi người giáo viên phải tư duy, sáng tạo và đặc biệt phải chú trọng đến việc khai thác và sử dụng tốt các thiết bị dạy học. Phải tạo cho học sinh niềm hứng khởi cùng tham gia vào hoạt động học tập thông qua các phương pháp dạy học phù hợp. Nếu khai thác và 5
- sử dụng các thiết bị dạy học đạt hiệu quả tức là thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và chất lượng giờ học được nâng cao. II. Giả thuyết. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung, chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phân môn lịch sử lớp 4- 5 nói riêng thì khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học là một khâu quan trọng không thể thiếu. Nếu áp dụng những biện pháp khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học đầy đủ, có hệ thống trong từng giờ dạy thì chất lượng học tập môn lịch sử của học sinh sẽ nâng lên rõ rệt. Học sinh sẽ hứng thú và tích cực tham gia xây dựng bài, chủ động lĩnh hội kiến thức. Từ đó các em thấy yêu thích môn học, yêu thích lịch sử dân tộc, có niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc và tự xây dựng ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc. III. Quá trình áp dụng và giải pháp mới. 1. Quy trình tiến hành thực nghiệm. Đồ dùng dạy học cho phân môn lịch sử lớp 4 – 5 có thể kể đến một số dạng cơ bản sau: - Bản đồ hành chính. - Lược đồ các vùng miền. - Lược đồ các trận đánh, các chiến dịch. - Lược đồ dành cho tiết ôn tập. - Tranh, ảnh minh họa một số di vật, di tích, nhân vật lịch sử tiêu biểu hoặc mô phỏng một số nét chính về hình thái, kinh tế, chính trị xã hội trong các thời kỳ dựng nước. - Phiếu học tập khổ lớn, khổ A4 Do đặc trưng của phân môn lịch sử là “ Con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ”, muốn học sinh của mình hiểu và nhớ lâu những kiến thức lịch sử ấy thì tranh ảnh, lược đồ, bản đồ là phương tiện hữu ích nhất giúp giáo 6
- viên khai thác nội dung bài. Trong chương trình của phân môn lịch sử lớp 4 -5 thì số lượng các dạng bài cung cấp về kiến thức lịch sử trong từng giai đoạn theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay chiếm một số lượng lớn. Đây là các bài học về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, phản ánh những dấu ấn về sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp dựng nước (Kinh tế, chính trị, văn hóa) và giữ nước (Chống giặc ngoại xâm). Khi dạy những kiểu bài này tôi thường sử dụng và khai thác các loại đồ dùng theo các bước sau: 1.1 Sử dụng các thiết bị được cấp. Bước 1: Nắm vững mục tiêu cần đạt của bài học, xây dựng hệ thống đồ dùng dạy học cần có và chú ý xắp sếp chúng theo từng hoạt động của bài dạy trong thiết kế bài dạy của mình. Ví dụ: Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1798) - lịch sử lớp 4. * Mục tiêu bài học: Học xong bài này, học sinh biết: + Kiến thức: - Biết được nguyên nhân việc Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. - Nhớ được mốc thời gian và diễn biến của trận đánh quân Thanh của Quang Trung. - Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh. + Kỹ năng: - Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ. + Thái độ: - Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn. * Đồ dùng dạy học: - ảnh chụp tượng Quang Trung ( đưa ra lần 1: HĐ 1: Giới thiệu bài) - Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh ( HĐ 3: Diễn biến của trận đánh Ngọc Hồi, Đống Đa) 7