SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Thể dục Lớp 4 ở trường Tiểu học Thiện Mỹ A
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Thể dục Lớp 4 ở trường Tiểu học Thiện Mỹ A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_the_duc_lop.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Thể dục Lớp 4 ở trường Tiểu học Thiện Mỹ A
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn thể dục lớp 4 ở trường Tiểu học Thiện Mỹ A”. “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN THỂ DỤC LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆN MỸ A” A. Phần mở đầu: 1. Tính cấp thiết của vấn đề: Trong đời sống con người tập luyện thể dục thể thao là phương pháp có hiệu quả đối với việc tăng cường sức khỏe, giúp con người có ý thức hơn về cái đẹp, cái đáng quý của bản thân. Vì vậy sức khỏe và trí tuệ là hai thứ quý nhất và là tài sản vô giá của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia trong đó giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức như Bác Hồ đã nói: “Dân giàu thì nước mạnh mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần mỗi người dân mạnh khỏe góp phần làm cho đất nước mạnh khỏe”. Hơn nữa người ta thường nói mất tiền là mất ít, mất thời gian là mất nhiều mất sức khỏe là mất tất cả vì thế việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất rèn luyện sức khỏe là rất cần thiết và là vấn đề đáng được quan tâm. Đối với môn thể dục ở tiểu học cũng được chú trọng đổi mới nhằm phù hợp với điều kiện hiện nay.Như chúng ta đã biết một trong những nguyên nhân làm cho kết quả học tập của học sinh giảm sút đó là sự căng thẳng, mất tập trung và thiếu minh mẫn trong học tập. Chính vì vậy để giúp các em có được một tinh thần thoải mái tập trung hơn trong học tập thì việc nâng cao chất lượng dạy học môn thể dục, đặc biệt ở khối lớp 4 là hết sức quan trọng và cần thiết, từ những vấn đề đó bản thân tôi đã nghiên cứu và viết ra sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn thể dục lớp 4 ở trường Tiểu học Thiện Mỹ A”. 1
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn thể dục lớp 4 ở trường Tiểu học Thiện Mỹ A”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: - Đề ra một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Thể Dục lớp 4 ở trường Tiểu Thiện Mỹ A. -Tìm hiểu cơ sở lý luận về mục tiêu đổi mới của môn học, đề xuất một số phương pháp dạy học tập trung nhiều vào việc phát huy tính tích cực của học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: a/ Đối tượng nghiên cứu. - Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Thể Dục lớp 4 ở trường Tiểu Học Thiện Mỹ A. b/Phạm vi nghiên cứu. - Học sinh lớp 4 ở trường Tiểu Học Tiểu Học Thiện Mỹ A. 4. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp quan sát: Quan sát giờ lên lớp của các đồng nghiệp và thái độ học tập của học sinh ở tiết học môn Thể dục. - Phương pháp thực nghiệm: Bằng cách đưa vào giảng dạy thực nghiệm. - Phương pháp tập luyện: Sử dụng một số biện pháp nhằm hỗ trợ cho việc tập luyện động tác kĩ thuật. - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Tổng hợp lại những kinh nghiệm thực tiễn, đề ra một số phương pháp. CHƯƠNG I : MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ HỌC SINH – BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: 1.Một số đặc điểm tâm sinh lí học sinh. - Học sinh lớp 4 (9-10) là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm sinh lí và tư duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Lứa tuổi này, bước đầu các em đã có 2
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn thể dục lớp 4 ở trường Tiểu học Thiện Mỹ A”. khả năng phân tích và tổng hợp đơn giản, biết tự điều chỉnh những hoạt động của bản thân nhưng ở mức độ không cao. HS đã có ý thức và khả năng tự quản tương đối tốt , biết phối hợp và giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện , nhưng còn kém linh hoạt với những thay đổi trong sinh hoạt, tập luyện. - Ở lứa tuổ này cơ của các em có chứa nhiều nước, tỉ lệ các chất đạm, mở còn ít nên khi hoạt động chóng mệt mỏi, sức mạnh lứa tuổi này còn hạn chế, giới hạn sinh lí về khả chịu đựng mà các em có thể mang vác được tính theo lứa tuổi. 2. Biện pháp khắc phục Trong môn Thể Dục việc rèn luyện phương pháp cho học sinh không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Nếu rèn luyện cho người học có kĩ năng, phương pháp, thói quen tự học biết linh hoạt ứng dụng những điều đã học và những tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra thì sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi học sinh. Ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động cho học sinh trong quá trình dạy học, quan tâm phát triển tự học ngay trong tiết học, lớp học môi trường giao tiếp giữa thầy và trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa cá nhân trên con đường đi tới chân lý. Trong giáo dục công việc, hợp tác giữa các nhóm, tổ, lớp, hiệu quả học tập sẻ tăng lên nhất là lúc giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc, trong hoạt động theo nhóm tính cách năng lực của mỗi cá nhân được bộc lộ, được uốn nắn , phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần tương trợ. trong học tập đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của học sinh mà đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy, giáo viên trở thành người thiết kế tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự chiếm lĩnh các kiến thức mới hình thành 3
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn thể dục lớp 4 ở trường Tiểu học Thiện Mỹ A”. kĩ năng thái độ mới theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp học sinh hoạt động là chính, nhưng trước đó khi soạn bài giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian mới có thể thực hiện bài trên lớp khi dạy cần chú ý về phương pháp ở từng nội dung như: Cho học sinh tập động tác nhảy dây kiểu chân trước chân sau; giáo viên phải nêu tên động tác, sau đó làm mẫu và giải thích động tác để học sinh nắm được, nhưng lần đầu nên cho học sinh tập ở mức tương đối thấp, sau đó giáo viên cho học sinh tập đúng yêu cầu rồi mới tăng dần nhịp điệu để giúp các em dễ định hình động tác từ những lần tập đầu tiên. Đối với động tác khó hơn giáo viên nên cho học sinh tập các cử động khó một lần rồi mới kết hợp lại VD: Dạy động tác nhảy dây kiểu chân trước chân sau, giáo viên nên sử dụng các động tác bổ trợ như: + Cho học sinh tập nhảy chân trước chân sau không kết hợp tay quay dây. + Tập nhảy chân trước chân sau có kết hợp tay quay dây không có dây. + Tập nhảy chân trước chân sau có kết hợp tay quay dây có dây. VD: Dạy động tác đi đều tôi thường sử dụng các động tác bổ trợ như: + Cho học sinh tập đánh tay sang phải sang trái. + Tập nâng đùi trái nâng đùi phải. + Kết hợp động tác đánh tay và nâng đùi đề hoàn chỉnh động tác đi đều. * Ngoài ra còn có một số động tác khó trong chương trình lớp 4 tôi thường phân đoạn động tác ra thành riêng lẻ để học sinh dễ tiếp thu động tác. Với học trò giáo viên là người gợi mở, động viên, cố vấn là trọng tài trong các hoạt động tìm tòi, hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh, vai trò của giáo viên không hề bị hạ thấp mà trái lại nó đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm mới có thể tổ chức, hứơng dẫn cho học sinh hoạt động độc lập. 4
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn thể dục lớp 4 ở trường Tiểu học Thiện Mỹ A”. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng của vấn đề: Trong lúc viết chuyên đề thì bản thân tôi được sự quan tâm và giúp đỡ của tổ khối trưởng qua các tiết dự giờ của chuyên môn, các anh em đồng nghiệp động viên tinh thần, giáo viên nhiệt tình giảng dạy và chịu khó tìm tòi các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Bên cạnh những thuận lợi đó trong lúc viết chuyên đề thì tôi cũng gặp nhiều khó khăn: Một số các em học sinh đi học không đều hoặc đi theo cha mẹ làm thuê một thời gian mới quay vào lớp học làm cho các em mất kiến thức cơ bản, khi giáo viên phân tích động tác thì các em không hiểu và chưa nắm bắt được động tác, các em quá thụ động, chưa tích cực và chủ động trong tập luyện, trang phục TDTT của các em còn thiếu, chưa đồng đều vì gia đình của các em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế dẫn đến việc tập luyện của các em thiếu tự tin, không được thoải mái khi tập luyện dẫn đến tình trạng tập không hết biên độ động tác do đó khi viết chuyên đề thì bản thân tôi tìm nhiều phương pháp và hình thức để giải quyết các vấn đề này và tôi đã viết ra sáng kiến 2. Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề: a. Phát huy tính tích cực luyện tập cho học sinh: Để thực hiện được mục tiêu đổi mới của môn học, chương trình Thể Dục mới lấy mục tiêu rèn luyện sức khỏe thể lực cho học sinh là quan trọng nhất. Do đó phương pháp dạy học mới là tập chung nhiều vào việc phát huy tính tích cực của học sinh. Dành nhiều thời gian cho học sinh được luyện tập, hoạt động vui chơi. Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học môn Thể Dục theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh bằng các biện pháp thi đua, thi đấu, biểu diễn dưới dạng các trò chơi. Khi dạy học cần nâng cao tính tự giác khả năng tự 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn thể dục lớp 4 ở trường Tiểu học Thiện Mỹ A”. quản của học sinh để phát huy sự chủ động và học tập tích cực của các em, giáo viên cần phối hợp tổ chức tập luyện , tổ chức tự luyện tập và tự quản nhằm khai thác tính tự đánh giá của mỗi em, làm cho giờ học luôn nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn. Mỗi giờ học giáo viên nên áp dụng hình thức tích cực hóa học sinh bằng cách áp dụng tối đa phương pháp trò chơi, dành nhiều thời gian cho học sinh tập luyện, hoạt động vui chơi và tham gia vào quá trình đánh giá nhận xét. Để thực hiện tốt phương pháp đổi mới giảng dạy, tất nhiên giáo viên cần có sự chuẩn bị trước về bài dạy, thiết bị, đồ dùng dạy học kể cả việc phải tập luyện trước các động tác kĩ thuật mới đạt được kết quả như mong muốn. Một số học sinh ở đây lại ở vùng nông thôn, phụ huynh đều làm nghề nông, một số ít làm thuê cuộc sống còn nhiều khó khăn nên chưa quan tâm lắm đến việc học của con em mình. Với tinh thần và trách nhiệm của một giáo viên tôi đã vận dụng những kinh nghiệm đã học hỏi được ở đồng nghiệp và qua quá trình đúc kết của bản thân, cũng như được dự các lớp chuyên môn, chuyên đề và qua tìm hiểu sách báo, tôi đã mạnh dạng áp dụng một số phương pháp đổi mới trong quá trình giảng dạy, giúp loại bỏ dần học sinh chán nản trong học tập, giúp các em ngày càng tích cực chủ động tiếp thu bài, mạnh dạng phát biểu từ đó chất lượng tiết dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh ngày càng một tốt hơn. Đầu năm học, sau khi kiểm tra chất lượng xong, tôi đã rút ra được nguyên nhân học yếu của các em là : + Các em không tự tin trong học tập. + Trong quá trình học các em thường xem và học các động tác của giáo viên và của bạn rồi sau đó thực hiện một cách thụ động máy móc . + Trong phần trò chơi các em chơi chưa tích cực, còn rụt rè. Do đó khả năng giúp học sinh thực hiện được yêu cầu cơ bản về học tập trên cơ sở thực hiện được quan hệ thầy trò, quan hệ trò với trò, vì học sinh là chủ thể nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học, vì học sinh không phải là 6