SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục những khó khăn khi giải toán có lời văn ở Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục những khó khăn khi giải toán có lời văn ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_do_hoc_sinh_yeu_kem_khac_phuc_nhu.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục những khó khăn khi giải toán có lời văn ở Lớp 2
- PHÒNG GD & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC CHUA TA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN KHI GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 2 Người thực hiện: Đinh Thị Hòa Điện Biên Đông - Điện Biên, tháng 9 năm 2011 1
- Phần I: MỞ ĐẦU I - Lý do chọn đề tài: Cùng với các môn học khác ở bậc tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động sáng tạo cho học sinh. Mặt khác các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm đứng lớp ở khối 2, tôi thấy: Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình toán ở tiểu học.Các em được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp học, đặc biệt ở lớp 2 yêu cầu các em viết lời giải cho phép tính Có thể nói, đây thực là một khó khăn cho học sinh khi học giải toán có lời văn. Đọc một đề toán đang còn là khó đối với các em vậy mà còn tiếp tục phải: Tìm hiểu đề toán, tóm tắt đề, đặt câu lời giải, phép tính đáp số Và thực tế cho thấy không phải học sinh nào cũng học tốt giải toán có lời văn,đối tượng học sinh yếu, kém khi học môn toán này vẫn luôn tồn tại, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu kém,nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh yếu kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi luôn trao đổi, thảo luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích lũy nghiệp vụ do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để học sinh hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và nỗ lực không mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp. Là một giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 2, đứng trước thực trạng trên tôi thấy người giáo viên cần có một tâm huyết, tinh thần 2
- cao và đặc biệt cần phải có một nhiệm vụ và trách nhiệm khắc phục ngay thực tế trên, sự nghiệp trồng người đồi hỏi người giáo viên cần phải nỗ lực hết mình để giúp cho học sinh của mình phát triển một cách toàn diện.Chính vì lý do đó nên tôi đã chọn đề tài" Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục những khó khăn khi giải toán có lời văn ở lớp 2. II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Thực hiện đề tài này tôi nhằm mấy mục đích sau đây: - Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 2. - Tìm một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém giải toán có lời văn. - Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng tính toán cho học sinh khi học toán. - Định hướng cho học sinh hoạt động theo hướng tích cực( lấy học sinh làm trung tâm). - Tập dượt nghiên cứu khoa học. III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. - Tìm hiểu phương pháp dạy học toán ở lớp 2. - Tìm hiểu để lựa chon những phương pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục những khó khăn khi giải toán có lời văn ở lớp 2. - Điều tra thực trạng việc dạy và học của giáo viên và của học sinh trường tiểu học đối với môn toán - Lựa chon một số dạng toán điển hình để rèn kĩ năng giải toán cho học sinh. - Bước đầu đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng học toán điển hình ở lớp 2. IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. 3
- 2.Thực hành giải toán tiểu học. 3.Phương pháp điều tra quan sát. 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 5.Phương pháp thực nghiệm sư phạm. V - PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1/ Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ đề tài này,vì điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu một số dạng toán lớp 2 như: - Bài toán về nhiều hơn ,ít hơn. - Tìm số bị chia, số trừ - Tìm số hạng chưa biết. - Tính chu vi, độ dài đường gấp khúc. 2/ Đối tượng nghiên cứu: * Đối tượng: Các dạng toán có lời văn trong chương trình toán lớp 2. * Địa bàn: Học sinh lớp 2 trường Tiểu học Chua Ta - Điện Biên Đông - Điện Biên. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải toán có lời văn lớp 2. I - CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Vai trò của giải toán có lời văn lớp 2. Việc dạy môn toán cho học sinh lớp 2 nói riêng nó có một vị trí rất quan trọng có thể coi như" Hơn đá thử vàng" của dạy học toán trong một chương mục nào đó. Có 4
- thể coi làm tính, giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất hoạt động trí tuệ của học sinh. Dạy học môn toán giúp học sinh luyện tập, củng cố vận dụng những kiến thức và những kĩ năng thực hành vào thực tiễn, từ đó giúp học sinh phát triển năng lực, tư duy, rèn luyện phương pháp kĩ năng suy luân, lô gic. Khơi dậy và tập dượt khả năng quan sát phỏng đoán tìm tòi. Ngoài ra còn rèn luyện cho học sinh ý chí khắc phục khó khăn, thói quen cẩn thận chu đáo, làm việc có kế hoạch, ham thích tìm tòi sáng tạo từ mức đơn giản nhất và nâng cao dần lên. Việc làm tính giải toán vừa đòi hỏi tính tích cực, độc lập sáng tạo trong suy luận vừa đòi hỏi một khả năng thực hành. Học sinh tiểu học và học sinh ở lứa tuổi lớp 2 thường hiếu động thích cái mới, những gì các em thích thì các em tìm tòi để tìm ra kết quả mà các em mong muốn, và ngược lại những gì các em vướng mắc thì các em cũng dễ nhàm chán không tập trung suy nghĩ vào bài làm của mình. Một đặc điểm nữa là các em tiếp thu kiến thức nhanh xong thiếu khoa học và thường làm theo kiểu rập khuôn máy móc. Chính vì vậy các giờ toán sau khi học xong lý thuyết chuyển sang luyện tập thực hành thì các em làm tính giải toán khá thành thạo và chính xác nhưng khi hỏi đến thì các em không giám khẳng định bài làm của mình là đúng. Sự chú ý của học sinh lớp 2 nói chung là sự chú ý không chủ định thiếu bền vững nhất là những vấn đề trìu tượng ít thay đổi, khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế, dễ bị kéo vào những hình ảnh trực quan, gợi cảm. Chính vì thế việc giải toán bồi dưỡng cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, cần cù chịu thương chịu khó trong học tập, làm việc khoa học có kế hoạch, thói quen tự kiểm tra công việc của mình, có óc suy nghĩ độc lập, óc sáng tạo và phát triển tư duy. Tin tưởng vào sự hiểu biết của bản thân. Phần lớn nội dung trong SGK là dành cho các bài toán. Kết quả học tập môn toán của học sinh thường được đánh giá qua các kĩ năng giải các bài toán Giải toán giúp học sinh hình thành kĩ năng kiến thức đã học, rèn kĩ năng trình bày diễn đạt, kĩ năng phân tích tổng hợp,phát triển óc sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống. Đồng thời giải toán giúp giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu 5
- điemr hoặc những kiến thức thiếu sót của học sinh. Từ đó dễ dàng tìm giải pháp cho học sinh phát huy ưu điểm khắc phục những kiến thức bị hổng, những khó khăn khi sử dụng ngôn từ trong lời giải. Điều quan trọng của việc dạy giải toán giúp học sinh biết cách tự giải quyết vấn đề thường gặp trong đời sống, các vấn đề này được nêu dưới dạng các bài toán có lời văn. Đây là sự vận dụng có tính chất tổng hợp các kiến thức kĩ năng, phương pháp suy nghĩ và giải quyết vấn đề học được trong môn toán. Có ý nghĩa là đã đạt được một bước tiến cao, thành quả học tập tốt. 2/ Nội dung cơ bản của một số dạng toán lớp 2: Dạng 1: Các bài toán về nhiều, hơn ít hơn, phép nhân phép chia: - Cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 - Nhận biết mối quan hệ số lượng - Cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 - Bảng nhân, bảng chia( từ 2 đến 5) Dạng 2: Đại lượng và đo đại lượng: - Giới thiệu đơn vị đo độ dài - Giới thiệu đơn vị đo thời gian: Tuần lễ, ngày trong tuần, biết xem lịch, xem đồng hồ. Dạng 3: Các bài toán có yếu tố hình học: Tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi. 3/ Chuẩn kiến thức kĩ năng. - Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ. - Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có 2 phép tính trong đó có các bài toán: + Bài toán về nhiều hơn , ít hơn. + Tìm số bị chia , số trừ. + Tìm số hạng chưa biết. + Tính chu vi độ dài đường gấp khúc. - Học sinh nắm được các bước giải một bài toán có lời văn. * Năng lực cần để giải quyết vấn đề: 6
- - Học sinh đọc được đề toán - tự tóm tắt bài toán - nhận ra tìm ra các thông tin có trong bài toán, cụ thể: + Học sinh nhận ra thông tin cái đã biết trong bài toán. + Nhận ra các thông tin đó để kết nối giữa các thông tin và tìm cách để xử lý thông tin. + Xác định được nhiệm vụ phải thực hiện để giải quyết vấn đề. + Sử dụng ngôn ngữ chính xác hợp lý để diễn đạt bằng lời hoặc viết lời giải, phép tính, suy luận lo gic chặt chẽ. + Học sinh biết cách lựa chọn cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý. II - CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1/ Thực trạng về việc dạy học giải toán có lời văn lớp 2 của giáo viên và học sinh ở một số trường Tiểu học thuộc địa bàn huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên. * Về việc dạy của giáo viên: - Ưu điểm: - Hiện nay nghành giáo dục đang triển khai chương trình dạy học mới, nội dung mới, chương trình mới, phương pháp mới phù hợp với mục tiêu giáo dục và sự phát triển của đất nước.Nội dung này được triển khai một cách đồng bộ ở các trường tiểu học nói chung (trường tiểu học Chua Ta nói riêng). - Giáo viên đã được tập huấn một cách tốt nhất.Vì vậy họ chủ động tiếp thu chương trình mới, phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. - Nhược điểm: + Đội ngũ giáo viên về chuyên môn không đồng đều có một số giáo viên chưa qua đào tạo chuẩn nên việc tiếp thu chuyên đề gặp nhiều khó khăn. + Nhiều giáo viên chưa chịu đầu tư nghiên cứu tài liệu mà còn phụ thuộc nhiều vào SGV, thiết kế bài giảng mới chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh ở mức độ "nông" mà chưa " sâu". + Một số giáo viên nói là đổi mới phương pháp nhưng thực chất họ áp dụng một cách gò bó, ép buộc và đặc biệt là rất máy móc chưa phát huy được tính sáng tạo của 7
- học sinh.Chính vì thế mà học sinh không có hứng thú học tập- các hình thức học tập nghèo nàn đơn điệu. + Trong quá trình dạy học giáo viên chưa nắm được hết các điểm yếu, các chỗ hổng trong kiến thức của từng học sinh yếu kém để tập trung bù đắp, bổ sung kiến thức. * Về việc học của học sinh: - Ưu điểm: + Học sinh đã phát huy được tính tích cực học tập sáng tạo, là người lĩnh hội tri thức dựa trên sự hoạt động của giáo viên. Vì vậy học sinh rất phấn khởi và chủ động. + Hệ thống bài tập có nhiều cách thể hiện mới, có bài tập là cả một trò chơi thú vị, phù hợp với tâm lý trẻ tiểu học. Vì thế các em đua nhau khám phá ra các tri thức mới. - Nhược điểm: Đối với học sinh: Việc dạy và học dạng" dạng toán có lời văn" còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là đối với học sinh vùng cao. Học sinh lớp 2 đang trong giai đoạn làm quen với làm tính, giải toán tư duy của các em còn hạn chế, khả năng suy luận còn thấp. Nhất là đối với học sinh vùng cao 100% là người dân tộc thiểu số, khả năng tư duy kém, khả năng phân tích suy luận, tổng hợp còn rất nhiều hạn chế, các em thường thiếu tự tin khi giải bài toán có lời văn. Việc đọc đề, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với học sinh lớp 2. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao,nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động chậm chạp. Nó khiến cho tỉ lệ học sinh yếu, kém trong giải toán có lời văn ngày càng cao. 2/ Nguyên nhân dẫn đến thực trạng: Qua thống kê việc học sinh giải toán tôi thấy các em có những sai lầm trong cách giải toán như sau: - Chưa đọc kĩ đầu bài, nên chưa xác định đúng yêu cầu của bài. - Nhầm lẫn các " Dữ kiện, điều kiện,yêu cầu phải tìm"dẫn đến làm sai phép tính giải. 8