SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu thông qua môn Đạo đức Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu thông qua môn Đạo đức Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_3_tr.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu thông qua môn Đạo đức Tiểu học
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học Võ Thị Sáu thông qua môn đạo đức lớp 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: Thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định ”. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh. Nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cao hơn ở các bậc học cao hơn. Vì vậy, nhà trường cần làm tốt hơn việc bồi dưỡng đạo đức mới cho thế hệ trẻ đang lớn lên và tiến hành ngay từ bậc Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh tiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Song cũng thật đáng buồn là hiện nay tệ nạn bạo lực học đường đang ngày một gia tăng, chất lượng đạo đức đang bị suy giảm xuống trông thấy, trong các nhà trường hiện tượng vô lễ, nói tục chửi bậy tăng lên, phong trào học tập đi xuống, hiện tượng lười học, chán học tăng vọt, truyền thống tôn sư trọng đạo bị chà đạp. Ngoài xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội gia tăng và tràn lan khắp mọi nơi. Có những gia đình cha mẹ mải chạy theo cơn lốc xoáy của kinh tế thị trường, bị cuốn theo tiền tài danh vọng mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái và chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho chúng trở thành những đứa con bất hiếu, đạo đức bị giảm sút. Trước thực trạng đó đạo đức càng trở nên cần thiết và quan trọng. Để thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục cấp Tiểu học cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học được thực hiện thông qua các hoạt động ngoại khoá, thông qua việc giảng dạy các môn học và trọng tâm là thông qua việc giảng dạy môn Đạo đức. Tóm lại: Việc giáo dục đạo đức nói chung và giảng dạy môn Đạo đức nói riêng ở Tiểu học là một nhiệm vụ vô cùng GV thực hiện: Lê Thị Hồng Nhung 1 Trường TH Võ Thị Sáu
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học Võ Thị Sáu thông qua môn đạo đức lớp 3 quan trọng góp phần đào tạo nên những công dân đủ trí tuệ và bản lĩnh xây dựng một nước Việt Nam ngày một giàu đẹp, tiến bộ và văn minh. Tôi được phân công về dạy trường TH Võ Thị Sáu- một ngôi trường có rất nhiều thành phần người dân khác nhau. Phụ huynh học sinh chủ yếu làm công nhân, đều là dân tỉnh lẻ vào đây lập nghiệp. Vì vậy một bộ phận học sinh ở đây có nhiều em chưa được ngoan, chưa lễ phép. Đối với bản thân tôi- một giáo viên văn hoá đã và đang đứng trên bục giảng để giảng dạy các em- mỗi ngày nghe báo đăng tin, ở một vùng miền nào đó trên đất nước Việt Nam có một vụ bạo lực học đường tôi lại thấy xót xa và thực sự lo lắng cho một thế hệ xã hội học sinh trong tương lai. Tôi tự đặt ra một câu hỏi “ Phải làm gì để giáo dục đạo đức cho các em phát triển một cách lành mạnh nhất?” Trước những băn khoăn trăn trở đó, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Võ Thị Sáu thông qua môn Đạo đức Tiểu học ". II. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài nhằm: 1/ Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn Đạo đức 3 ở tiểu học. 2/ Đề xuất một số biện pháp sư phạm cần thiết để giáo dục đạo đức cho học sinh. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1/ Tìm hiểu về các vấn đề lí luận giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu- quận Liên Chiểu. 2/ Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn Đạo đức 3 ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu- quận Liên Chiểu. 3/ Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng. 4/ Đề xuất một số giải pháp để tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1/ Khách thể nghiên cứu: Việc rèn luyện đạo đức của học sinh lớp 3 - trường Tiểu học Võ Thị Sáu- quận Liên Chiểu. 2/ Đối tượng nghiên cứu: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp qua GV thực hiện: Lê Thị Hồng Nhung 2 Trường TH Võ Thị Sáu
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học Võ Thị Sáu thông qua môn đạo đức lớp 3 môn đạo đức 3 ở tiểu học. V. Các phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu, giáo trình, chuyên đề có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu: - Giáo dục học tiểu học 2 (GS – TS Đặng Vũ Hoạt và TS Nguyễn Hữu Hợp) - Chuyên đề giáo dục tiểu học. - Bộ sách đạo đức 3 - Bộ Giáo dục đào tạo. 2. Phương pháp điều tra: Trao đổi với giáo viên dạy môn đạo đức lớp 3 trường TH Võ Thị Sáu về những khó khăn, thuận lợi trong qua trình giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo đức 3. 3. Phương pháp thực nghiệm: Kiểm tra tính khả thi và tác dụng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua bài học Đạo đức. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 1. Quan điểm chung về dạy học môn đạo đức ở lớp 3: Mục tiêu của giáo dục đạo đức ở Tiểu học là: + Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường , cộng đồng xã hội, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó (Thực hiện các chuẩn mực đó thì có lợi gì? không thực hiện các chuẩn mực đó thì có hại gì?) + Về kỹ năng, hành vi: Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; có kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. + Về giáo dục thái độ: Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương, tôn trọng mọi người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, đồng tình và làm theo cái thiện, cai đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. GV thực hiện: Lê Thị Hồng Nhung 3 Trường TH Võ Thị Sáu
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học Võ Thị Sáu thông qua môn đạo đức lớp 3 2. Các vấn đề lí luận về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 Chương trình môn đạo đức ở lớp 3 bao gồm 14 bài phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết, phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Ở mỗi bài đạo đức đều phải thực hiện các nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như:Giáo dục ý thức đạo đức; Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức; Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức. a. Giáo dục ý thức đạo đức: nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản, sơ đẳng về chuẩn mực hành vi, hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Các chuẩn mực hành vi này được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức, chúng phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em. Đó là: - Quan hệ cá nhân với xã hội: Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu quê hương, làng xóm, phố phường của mình yêu mến và tự hào về trường, lớp, giữ gìn môi trường sống xung quanh - Quan hệ cá nhân với công việc, lao động: Biết chăm chỉ, kiên trì, vượt khó trong học tập, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau. - Quan hệ cá nhân với những người xung quanh: Hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, tôn trọng, giúp đỡ, đoàn kết với bạn bè, với thiếu nhi quốc tế, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm láng giềng theo khả năng của mình. - Quan hệ cá nhân với tài sản xã hội, tài sản của người khác: Tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà trường, của nhà nước và của người khác - Quan hệ cá nhân với thiên nhiên: Bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh nơi học, nơi chơi, bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi, động vật có ích, diệt trừ động vật có hại, bảo vệ nguồn nước - Quan hệ cá nhân với bản thân: khiêm tốn, thật thà, bạo dạn, vệ sinh, tự làm lấy công việc của mình Theo từng chuẩn mực hành vi đạo đức, cần giúp học sinh hiểu: Yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức: Chuẩn mực hành vi yêu cầu học sinh thực hiện điều gì? làm gì? Ý nghĩa tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức GV thực hiện: Lê Thị Hồng Nhung 4 Trường TH Võ Thị Sáu
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học Võ Thị Sáu thông qua môn đạo đức lớp 3 và tác hại của việc làm trái: việc thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức mang lại lợi ích gì? tác dụng gì? nếu không thực hiện mà làm trái có tác hại gì? Cách thực hiện chuẩn mực đó: thực hiện chuẩn mực, cần làm những công việc gì? thực hiện như thế nào? Những tri thức đạo đức ngày nay giúp các em phân biệt được cái đúng – cái sai, cái tốt – cái xấu, cái thiện – cái ác từ đó các em sẽ làm theo đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh, phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác ý thức đạo đức đúng đắn có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức. b. Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: Giúp học sinh biết yêu, biết ghét rõ ràng, có thái độ đúng đắn đối với các hành vi đạo đức không đúng trong cuộc sống hằng ngày. - Thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh: kính yêu, biết ơn, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, tôn trọng và yêu quý bạn bè, tôn trọng những người xung quanh khác, hàng xóm - Thái độ đối với xã hội: Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu trường mến lớp, yêu quê hương làng xóm - Thái độ đối với môi trường sống: yêu thiên nhiên, và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp môi trường xung quanh. - Thái độ đối với bản thân: có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, biết giữ lời hứa, trung thực - Thái độ đối với các hành động: Thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, có thái độ lên án, phê phán, chê cười những ai có hành động sai trái, xấu, có hại cho người khác, xã hội, cộng đồng. Tình cảm tích cực được hình thành dựa vào ý thức đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua hành vi, đồng thời có tác dụng thúc đẩy, tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức. c. Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: Nhằm tổ chức cho học sinh lặp lại, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức từ đó có thói quen đạo GV thực hiện: Lê Thị Hồng Nhung 5 Trường TH Võ Thị Sáu