SKKN Một số biển pháp dạy học chú ý đến sự phát triển năng lực của từng học sinh trong lớp nhóm: Phương pháp dạy học

docx 14 trang sangkien 6700
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biển pháp dạy học chú ý đến sự phát triển năng lực của từng học sinh trong lớp nhóm: Phương pháp dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_chu_y_den_su_phat_trien_nang_l.docx

Nội dung text: SKKN Một số biển pháp dạy học chú ý đến sự phát triển năng lực của từng học sinh trong lớp nhóm: Phương pháp dạy học

  1. PHÒNG GD&ĐT QUỲ HỢP TRƯỜNG TH CHÂU LÝ 1 SANG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỂN PHÁP DẠY HỌC CHÚ Ý ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA TỪNG HỌC SINH TRONG LỚP NHÓM: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Người viết: Vi Văn Thỉu Tổ: 4-5 Số ĐT: 01643692838 Năm học: 2014-2015 1
  2. MỘT SỐ BIỂN PHÁP DẠY HỌC CHÚ Ý ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA TỪNG ỌC SINH TRONG LỚP PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của từng học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Năm học mới 2014-2015, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng phát huy tính tích và phát triển năng lực của trừng học sinh. Với mục tiêu giáo dục hiện nay của trường tiểu học là phải xây dựng môi trường sư phạm an toàn, khang trang đảm bảo cho học sinh “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Cũng như thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Thực hiện tốt phương châm, của ban lãnh đạo nhà trường đề ra: dạy chữ kết hợp dạy người, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự tin, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm của mỗi giáo viên trong trong nhà trường việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo bước chuyển mới về chất lượng giáo dục trong nhà trường,với mục đích là tạo niềm cảm hứng cho học sinh, phát triểu tối đa năng lực của từng học sinh trong lớp. Đứng trước yêu cầu đó, nhiệm vụ đặt ra cho riêng bản thân tôi nói riêng và tất cả người giáo viên tiểu học nói chung là việc bên cạnh truyền đạt kiến thức thì việc giúp các em phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập, tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện cũng vô cùng quan trọng để từng học snh trong lớp phát triển năng lực của mình một cách bền vững. Một trong những việc làm tạo nên môi trường học tập thân thiện là người giáo viên giúp học sinh biết chủ động, tự giác, say mê, khuyến khích tính tích cực và tinh thần tự học sao cho các em biết ham học tập, thích tìm hiểu, khám phá tùy theo khả năng hiểu biết của bản thân mình, thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn phát triển. Nhu cầu này góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục dẫn đến sự thay đổi tất yếu về phương pháp dạy học. Vì thế “Trong dạy học tôi luôn chú ý nhiều đến sự phát triển năng lực của từng học sinh trong lớp”. Đó là lí do chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong năm học này. PHẦN II: NỘI DUNG. 1. Thực trạng và nguyên nhân. +Thực trạng: Với phương châm tất cả vì học sinh thân yêu và có kinh nghiệm giảng dạy hơn hai mươi năm, trong đó chủ nhiệm lớp 4 và lớp 5 là chủ yếu. Với niềm đam mê yêu nghề, mến trẻ, tận tâm với nghề, tận tụy với học sinh và giảng dạy nhiều đối tượng học sinh có nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhiều trình độ khác nhau. Đảm nhận lớp ở khu vực trung tâm có, khu vực vùng lẻ có và thường xuyên gặp gỡ học sinh đã thành đạt. Mặt khác, sau mỗi ngày dạy học, năm học, tôi thường tự 2
  3. đánh giá và rút kinh nghiệm hiệu quả đào tạo giảng dạy của chính mình để có biện pháp khắc phục sửa chữa kịp thời. Nhờ vậy, tôi biết được không khí thoải mái trong giờ học, học sinh sẽ phát huy được năng lực của mình một cách chủ động hơn và nó sẽ đem đến hiệu quả giảng dạy lớn như thế nào. Bên cạnh kinh nghiệm của bản thân đã có, năm học này, tôi chủ nhiệm lớp 5B với sĩ số học sinh có 30 em. Mặt khác, được sự quan tâm của chính quyền, của nhà trường, các ban ngành đoàn thể, các đồng nghiệp đã giúp đỡ các em về mặt vật chất và tinh thần nên các em đến trường ngày càng đông đủ và vui tươi, thường tích cực tham gia học tập hứng thú, tích cực, tự tin, chủ động. +Nguyên nhân: Khó khăn phần nào ảnh ưởng đến việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, đó là sĩ số học sinh khá đông cũng có ảnh hưởng về mặt tổ chức lớp, học sinh thiếu mạnh dạn và rụt rè, e ngại chưa giám bộc lộ ý kiến của mình và sự trì trệ trong học tập vẫn khó khắc phục hơn so với lớp có sĩ số ít hơn. Học sinh nam nhiều hơn nữ. Học sinh vùng sâu, vùng xa, vị trí địa lí không thuận lợi, gia đình các em đều nghèo, học thì ít, phụ giúp bố mẹ thì nhiều, và đặc biệt trong lớp có tới 90% là con em học sinh dân tộc thiểu số. Do “cái nghèo nó bó cái khôn” nên vốn kiến thức tự có của các em hầu như con số không, tính cách của các em trong học tập còn rụt rè e ngai. Chưa phát huy được năng lực và tính tích cực, chủ động và tự tin mà chủ yếu nhờ thầy, cô trang bị giúp các em. Bởi lẽ đó mà khi tôi gặp lớp nhận thấy các em rất rụt rè, nhút nhát, chỉ chú trọng học theo yêu cầu chỉ bảo của tôi, không bao giờ có ý kiến gì, chứ chưa chú trọng đến cách thức học tập sao cho tốt nhất. Thậm chí có em khi hỏi không chịu trả lời. Tôi động viên khá vất vả mới nghe các em trình bày một câu quá đỗi ngắn gọn. Không khí học tập có phần nặng nề, ảm đạm. Lớp học thì quá trầm lắng. Cả lớp mà chỉ có một, hai em phát biểu. Rất nhiều em quá nhút nhát trong hành động. Nhìn lớp học rời rạc, có thể trước đó chưa cá thể hóa hoạt động dẫn đến hiệu quả đào tạo chưa cao. Người ta nói: “Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học”, nhưng học sinh của tôi nếu có hỏi thì hỏi tùy tiện, hỏi ầu ơ, do lười suy nghĩ với dụng ý hỏi để tôi chỉ hẳn bài nhằm đạt điểm cao. Nhưng tôi không thể làm vậy, vì như thế là đi ngược lại mục tiêu giáo dục tích cực. Việc này khắc phục cũng khó, vì các em đã thành thói quen từ lâu rồi. Đã là thói quen xấu thì việc khắc phục không thể một sớm, một chiều được mà nó phải trải qua một quá trình lâu dài, bền bỉ, kiên trì của tôi và cả học sinh mới khắc phục được. +Số liệu thông kê trước khi thực hiện sáng kiến: Sĩ số Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú 30 3 14 13 2. Cơ sở lí luận: 3
  4. Thế giới ngày càng đổi mới không ngừng. Nhân dân ngày càng dân trí. Coi việc tạo hứng thú, và phát huy năng lực trong giờ học là cốt lõi, là mục tiêu chính của công tác giáo dục. Xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên mọi miền đất nước. Nền khoa học thế giới luôn chuyển động và phát triển đến độ chóng mặt và có sự cạnh tranh quyết liệt. Nó đang đòi hỏi cần có gấp những con người lao động đầy bản lĩnh, dạn dĩ, dám nghĩ, dám làm, tự tin, quyết đoán, thích ứng với mọi hoàn cảnh của xã hội đang trở mình. Hơn nữa, chúng ta đã biết, nền giáo dục nước nhà trải qua nhiều lần đổi mới giáo dục. Tôi nhớ không nhầm từ năm 1982 giáo dục đã có đổi mới. Tôi cũng tận hưởng nền giáo dục đổi mới đó nhưng không được nhiều, thậm chí quá ít là do chưa đổi mới phương pháp dạy học. Chưa đổi mới phương pháp dạy học thì chắc rằng làm gì mà tạo không khí hứng thú trong học tập, chưa tạo được không khí hứng thú trong giờ học thì làm sao con người phát huy được năng lực vốn có của mình, làm sao sản sinh ra những con người, lớp người mạnh dạn và còn nhiều thứ không thể tạo được. Có chăng chỉ đổi mới chương trình dạy học. Do đó, cho tận bây giờ, tôi vẫn nhút nhát trong ứng xử là do hiệu quả của việc đào tạo như trên. Nếu ta lùi lại thời gian trong những năm 1945, Bác Hồ khẳng định sự nghiệp giáo dục là tất yếu và rất quan trọng. Bác luôn coi con người là vốn quý nhất, nguồn lực hàng đầu của đất nước, cần coi trọng và nuôi dưỡng không ngừng. Thử ngược thời gian xa nữa, vào thế kỉ 18, thời kì vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), xã hội ta là một xã hội học, tất cả đều ra sức học tập để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, chúng ta đang sống vào thời kì đầu của thế kỉ 21, là một thế kỉ cạnh tranh nhau về chất xám là một kỉ nguyên của công nghệ khoa học, giáo dục hiện nay đã đổi mới về nội dung, phương pháp tạo ra một xã hội học thì không cớ gì mà chúng ta không tạo ra được một xã hội học mà ông cha ta đã từng làm , để đảm bảo tính công bằng trong giáo giục, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người học (được học và được vui chơi) đúng với quy định về quyền và bổn phận của trẻ em Việt Nam và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Một xã hội cùng học sẽ tạo ra một đất nước văn minh, hiện đại, tiến kịp sự tiến bộ của nhân loại. Muốn vậy, ngay từ bây giờ, tôi phải ra sức tạo được niềm vui khi các em đến trường học tập, động lực hứng thú trong từng giờ học để các em hăng hái, tích cực, đam mê, chiếm lĩnh kiến thức và phát huy hết năng lực của mình. Ngoài những thời gian hứng thú trong giờ ra chơi hay tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hay một số hoạt động mang tính xã hội Chúng ta cố gắng đem đến các em những giờ học thú vị, thích thú, vui tươi nhưng hiệu quả cao. Giáo viên bây giờ là người hướng dẫn, vừa làm trọng tài, vừa làm cố vấn, vừa là người đánh thức khả năng tiềm tàng ở các em nhằm chuẩn bị tốt cho các em sẵn sàng hòa nhập và góp phần phát triển cộng đồng, phát triển đất nước. Đó là những cơ sở để tôi đề ra những biện pháp thực hiện trong năm học này. 3. Các giải pháp thực hiện: Thật ra giáo viên cũng không phải trang bị thêm nhiều về mặt kiến thức vì bản chất vẫn là dạy học những môn học mà mình đang dạy. Mặt khác, trong 4
  5. những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để: xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học, dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Quá trình dạy học gồm 5 thành tố cơ bản: Mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương tiện và thiết bị dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Với các thành tố đó, có nhiều nhóm biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh và chúng thuộc những bình diện khác nhau của quá trình dạy học. Có biện pháp tác động vào việc trình bày mục tiêu bài học, có biện pháp tác động vào nội dung dạy học, có biện pháp tác động vào phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, có biện pháp tác động vào phương tiện, thiết bị dạy học, có biện pháp tác động vào kiểm tra đánh giá (bao gồm cả nhận xét), tác động vào quan hệ tương tác thân thiện giữa thầy - trò, trò – trò, thầy-trò-gia đình Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu các dạng Toán, Tiếng Việt trong chương trình và các mảng phong trào của nhà trường để đưa ra một số biện pháp dạy học phù hợp, giúp các em vui và thích đi học. Tôi đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh hứng thú và phát huy được năng lực của mình trong giờ học thông qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: phân tích tổng hợp, quan sát sư phạm, nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực, Trước tiên, tôi phải tìm hiểu nội dung sách giáo khoa ở tất cả các môn học, nhất là chương trình lớp mà tôi đảm nhận trong năm học này và các mảng phong trào của nhà trường. Tìm một số trò chơi dân gian, các truyền thống văn hóa bản sắc của địa phương văn hóa dân tộc, một số hoạt động vui chơi giữa tiết học của trường tiểu học để thư giãn, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo đạt hiệu quả. Kiểm tra bài cũ phải ngẫu nhiên, hay dùng trò chơi học tập để đưa ra một số biện pháp dạy học cho phù hợp, hứng thú mỗi giờ học sẽ giúp các em vui và thích đi học và tự mình làm chủ và phát triển năng lực của mình, ở nhà là cảm thấy buồn. Luôn khơi dậy tinh thần học tập một cách tự tin thông qua một vài mẫu chuyện ngắn hoặc một ý hay trong mẫu chuyện về các thiên tài của nước ta và của thế giới để kể cho các em nghe vào thời gian đầu buổi học và các tiết sinh hoạt tập thể. Quan trọng nhất là nắm bắt được năng lực, tâm lí của từng em để giúp tôi có cách giáo dục tốt. Khi có em nào nghỉ học phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em không thích học, chóng quên kiến thức, hạn chế tham gia các hoạt động do trường, lớp phát động, đặc biệt chán học, chậm chạp, thiếu niềm tin, nhút nhát, không chịu phát biểu, hay nghỉ học ở nhà đi chơi, và tôi đã có cách khắc phục vấn đề nêu trên, đồng thời là phần trọng tâm của đề tài bằng thứ tự các công việc nhằm thực hiện và hỗ trợ cho đề tài như sau. 5