SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tượng Sơn
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tượng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_l.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tượng Sơn
- Một số biện pháp chỉ đạo HĐGDNGLL ở Trường Tiểu học Tượng Sơn I. Đặt vấn đề Chúng ta đã biết, giáo dục và đào tạo là điều kiện tất yếu của quá trình phát triển loài người, giáo dục và đào tạo còn là phương thức tái sản xuất những giá trị về nhân cách cần thiết phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục và đào tạo được coi là lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nó giữ một vị trí trọng yếu trong sự phát triển của Quốc gia. Điều đó được đúc kết từ quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc ta hơn bốn nghìn năm qua. Trong tư tưởng chỉ đạo về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là: “ Nhằm xây dựng những con người mới và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam ” Thực tế cho thấy, để có một nền giáo dục tiên tiến thì đòi hỏi chúng ta phải có một cơ sở giáo dục vững chắc và cơ sở này chính là hệ thống giáo dục phổ thông. Trong đó, bậc học Tiểu học được xem là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Điều 24 của luật giáo dục nêu rõ: “Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên - xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật.” M ặt khác, mục tiêu giáo dục Tiểu học còn nêu rõ: “ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cở sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tụê, thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên THCS.” Mặt khac, Tiểu học là bậc học nền tảng tạo tiền đề chọ sự phát triển toàn diện nhân cách con người; và nhân cách học sinh tiểu học là nhân cách Người thực hiện: Nguyễn Văn Kỳ 1
- Một số biện pháp chỉ đạo HĐGDNGLL ở Trường Tiểu học Tượng Sơn đang hình thành với đặc trưng đó là tính hồn nhiên, mang tính chỉnh thể về tiềm năng khả năng phát triển. Các em bươc vào học tiểu học cũng có nghĩa là các em chuyển từ hoạt động chủ đạo là “hoạt động vui chơi” sang hoạt đông chủ đạo là “hoạt đông học tập”. Vì thế, mà hệ thần kinh của các em dễ bị hưng phấn hoặc ức chế, các em phải luôn tuân thủ theo những yêu cầu trong gìơ học. Dựa trên những cơ sở tâm lí đó, các nhà khoa học giáo dục đã đề ra những nguyên lí giáo dục ở bậc Tiểu học là: “học mà chơi, chơi mà học.” Do đó, chúng ta phải coi việc vui chơi và tham gia các hoạt động là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu học. Ta thấy, giáo dục ở tiểu học không chỉ đơn thuần là dạy kiến thức văn hoá trên lớp mà còn phải giáo dục tư tưởng đạo đức trong và ngoài nhà trường; không chỉ day thông qua tiết dạy, bài dạy trên lớp mà còn phải thông qua nhiều hình thức hoạt động giáo dục khác. Vì vậy, trong nhà trường Tiểu học riêng hoạt đọng giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần củng cố, mở rộng, khơi sâu năng lực nhận thức các bộ môn văn hoá, khoa học và rèn luyện phẩm chất nhân cách, tính cách tài năng cho học sinh. Hoạt động giáo duc ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành trong hoạt động dạy học- giáo dục nhằm giúp học sinh gắn được kiến thức đã học trên lớp với cuộc sống cộng đồng và thực tiển xã hội, HĐGDNGLL tạo điệu kiện để các em trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng, thiên hướng cá nhân cần thiết của con người mới xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, việc vui chơi, giải trí và tham gia các hoạt động không thể thiếu được đối với học sinh tiểu học, vì các HĐGDNGLL đã tạo điều kiện cho các em vui chơi, giải trí và và tham gia các hoạt động tập thể bỗ ích và lành mạnh sau những giờ học căng thẳng ở trên lớp. Từ việc nhận thức một cách đúng đắn về vấn đề này, mà hiện nay ở các nhà trường tiểu học nói chung và Trường Tiểu học Tượng Sơn nói riêng đá quan tâm và chú trọng nhiều hơn tơí công tác chỉ đạo các HĐGDNGLL ngày một phong phú và thiết thực hơn bằng việc mở rộng nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức Người thực hiện: Nguyễn Văn Kỳ 2
- Một số biện pháp chỉ đạo HĐGDNGLL ở Trường Tiểu học Tượng Sơn tổ chức các hoạt động sao cho hấp dẫn để thu hút được học sinh, giáo viên và các lực lượng xã hội tham gia một cách có hiệu quả. Song, có thể nói một cách khách quan rằng công tác chỉ đạo thực hiện các HĐGDNGLL của trường Tiểu học Tượng Sơn nói riêng và nhiều trường tiểu học khác nói chung vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muồn để tương xứng với tiềm năng,thế mạnh và truyền thống của nhà trường. M ặc dù, nhà trường cũng đã đề ra nhiều biện pháp và sáng kiến hay mà việc cuốn hút học sinh tham gia các HĐGDNGLL vẫn chưa đạt được kết quả theo ý muốn. Từ việc nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trong của HĐGDNGLL ở tưường tiểu học; qua tìm hiểu về thực trang công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tượng Sơn; Bằng quá trình tham gia giảng dạy và quản lý trong nhà trường cũng như sự trăn trở của bản thân vê hiêụ quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lơp của nhà trường mà tôi mạnh dạn đưa ra:“ Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tượng Sơn” nhằm góp phần nhỏ bé của mình để đưa công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Trường Tiểu học Tượng Sơn nói riêng và ở những trường Tiểu học khác (có thực trạng giống như ở Trường Tiểu học Tượng Sơn) nói chung, gặt hái được nhiều kết quá thiết thực như mong muốn. Người thực hiện: Nguyễn Văn Kỳ 3
- Một số biện pháp chỉ đạo HĐGDNGLL ở Trường Tiểu học Tượng Sơn II. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Tượng Sơn 2.1)Thực trạng việc chỉ đạo HĐGDNGLL của trường Tiểu học Tượng Sơn: Qua thực tế nghiên cứu tìm hiểu công tác giáo dục HĐGDNGLL ở trường Tiểu học Tượng Sơn, tôi nhận thấy ban giám hiệu đã nhận thức rõ vai trò to lớn của HĐGDNGLL đối với việc giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Nhà trưởng đã xây dựng được kế hoạch HĐGDNGLL cho từng ngày, từng tuần, từng tháng và từng chủ điểm một cách đầy đủ và cũng đã thành lập được Ban chỉ đạo (BCĐ) việc thực hiện công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Tuy nhiên, quá trình chỉ đạo còn gặp phải một số khó khăn sau: sự phối kết hơp với các tổ chức, cơ quan đoàn thể, với những người có tâm huyết đến công tac này chưa thật sự hiệu quả. Đội ngũ làm công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa thật sự chuyên tâm; Một bộ phận giáo viên vẫn có tư tưởng coi trọng việc dạy những môn học trên lớp như Toan và Tiếng Việt và xem nhẹ cac hoạt động ngoài giờ lên lớp; ở một số hoạt đông vẫn còn nhièu học sinh chưa tham gia nhiệt tinh do sự quan tâm và tạo điều kiên của cha mẹ cac em còn ít. Công tác kiểm tra, đánh giá ở lĩnh vực này chưa thường xuyên nên hiệu quả chưa cao. 2.2) Một số kết quả về HĐGDNGLL mà nhà trường đã đạt được: Qua thời gian điều tra, tìm hiểu và trực tiếp tham gia chỉ đạo các HĐGDNGLL của nhà trường tôi nhận thấy: Hàng năm nhà trường đã chú ý xây dựng kế hoạch cho HĐGDNGLL. Trong đó, đề ra được các nội dung và hình thức hoạt động cho cả năm học, cho từng kỳ và cho từng chủ điểm. Các hoạt động được tổ chức thường xuyên ( như hoạt động chào cờ đầu tuần, hoạt động thể dục giữa giờ, hoạt động lao động vệ sinh, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh); các hoạt động được tổ chức theo chủ đề, chủ điểm như : Các cuộc thi văn nghệ, TDTT, cuộc thi tìm hiểu, thi báo tường, báo ảnh. Va nhờ có sự chỉ đạo sát sao của BGH, của tổng phụ trách đội và sự nhiệt tình tham gia của tập thể giáo viên nên các HĐGDNGLL đã thu hút được học sinh tham gia Người thực hiện: Nguyễn Văn Kỳ 4
- Một số biện pháp chỉ đạo HĐGDNGLL ở Trường Tiểu học Tượng Sơn một cách rõ rệt. Số học sinh hư giảm đáng kể, các trò chơi không lành mạnh và nguy hiểm bị đẩy lùi; việc ăn quà vặt, vứt rác bừa bãi đã giảm rất nhiều, số học sinh nghĩ học cơ bản không còn. Đặc biệt là trong các hội thi văn nghệ, thể thao của huyện tổ chức, nhà trường luôn đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể là: - Năm học 2008 – 2009: giải nhì về tiết mục kể chuyện, giải ba về tiết mục văn nghệ, giải khuyến khích A ru bích. - Năm học 2009 – 2010: giải nhất bóng đá mi ni, 02 giải nhì cuộc thi vẽ tranh chú bồ đội. - Năm học 2010 – 2011: xếp giải nhì toàn đoàn về thể thao, 02 giải nhì cấp tỉnh về viết chữ đẹp. - Trong những năm gầy đây nhờ sự cố gắng phấn đấu nên đã được huyện đoàn tặng nhiều giấy khen và cờ thi đua. Xứng đáng là một trong những đơn vị có nhiều thành tích trong công tác HĐGDNGLL của toàn huyện. 2.3) Một số tồn tại và khó khăn cần khắc phục: Trong những năm vừa qua trường Tiểu học Tượng Sơn đã không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều kết quả đáng tự hào về công tác HĐGDNGLL. Tuy nhiên, HĐGDNGLL của trường Tiểu học Tượng Sơn vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả xứng tầm với khả năng vốn có của nhà trường. Do một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của HĐGDNGLL đó là: + Về đội ngũ giáo viên: Trên 80% cán bộ giáo viên nhà trường là nữ giới, với tuổi đời trung bình khá cao nên tâm lý ngại hoạt động, ngại tham gia các HĐGDNGLL. Mặt khác, kiến thức về âm nhạc, thể dục thể thao, hội hoạ, phục vụ cho các phong trào bề nổi còn hạn chế. Bên cạnh đó, điều kiện gia đình, sức khoẻ ( nhất là các đồng chí nhà ở xa trường) có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác HĐGDNGLL. Đồng thời, nhà trường thường xuyên thiếu giáo viên dạy Người thực hiện: Nguyễn Văn Kỳ 5
- Một số biện pháp chỉ đạo HĐGDNGLL ở Trường Tiểu học Tượng Sơn những môn đặc thù như Thể duc, Mĩ thuật, cũng ành hưởng không nhỏ đến công tá HĐGDNGLL của nhà trường. + Về tình hình học sinh: Với số lượng học sinh khá đông, có nhiều con em gia đình nông dân có hoàn cảnh khó khăn nên điều kiện quan tâm đến các em còn hạn chế. Địa bàn trường đóng thuộc vùng sâu, vùng xa so với trung tâm huyện nên càng không tránh khỏi những hạn chế thiếu thốn về điều kiện văn hoá xã hội. Bên cạnh đó tính hiếu động, thích hoạt động và tính tò mò nên các em dễ bị lôi cuốn vào những hoạt động thiếu lành mạnh. Những mặt trái này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục học sinh trong nhà trường. + Về nội dung và hình thức tổ chức các HĐGDNGLL: Mặc dù hàng năm, nhà trường đều có kế hoạch cụ thể cho hoạt động giáo dục này, song việc xây dựng nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động chưa thật sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và trình độ học sinh. Phương pháp kỷ năng tổ chức các HĐGDNGLL cho học sinh của giáo viên chưa thật sự hấp dẫn nên chưa phát huy được tính tích cực hoạt động chủ đạo của học sinh. + Việc chỉ đạo các HĐGDNGLL: Tuy nhà trường đã thành lập được BCĐ nhưng sự phân công nhiệm vụ vẫn chưa được cụ thể, sự phối hợp giữa các tổ chức và các giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự có hiệu quả. Một số giáo viên còn có quan niệm chưa phù hợp đó là: Công tác HĐGDNGLL là thuộc trách nhiệm của Tổng phụ trách Đội, của Bí thư chi đoàn nên nếu có tham gia cũng chỉ là phụ giúp. Bên cạnh đó công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm của từng HĐGDNGLL của nhà trường đôi lúc vẫn chưa kịp thời, chưa quýêt liệt Người thực hiện: Nguyễn Văn Kỳ 6