SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Luận Thành

doc 26 trang sangkien 26/08/2022 10440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Luận Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_day_hoc_2_buoingay_doi_moi_phu.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Luận Thành

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY HỌC 2 BUỔI/ NGÀY, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LUẬN THÀNH Người thực hiện: Đinh Anh Văn Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Luận Thành SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí THANH HOÁ NĂM 2018
  2. MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài: 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng về việc chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu 3 học Luận Thành, Thường Xuân, Thanh Hóa. 2.3. Đề xuất các biện pháp chỉ đạo việc dạy học 2 buổi/ ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao 6 chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Luận Thành. Biện pháp 1: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày theo phương pháp dạy học tích cực ở trường tiểu 6 học. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 trong công tác tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày. 8 Biện pháp 3: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay. 9 Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao năng lực soạn giảng cho giáo viên theo phương pháp dạy học tích cực. 10 Biện pháp 5: Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. 13 Biện pháp 6: Lựa chọn, xây dựng bồi dưỡng đội ngũ tổ khối trưởng, đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và theo chiến lược phát 15 triển giáo dục của nhà trường. Biện pháp 7: Xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra, đánh giá việ thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới 16 sinh hoạt chuyên môn. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 17 của nhà trường. 3. Kết luận, kiến nghị 19 3.1. Kết luận: 19 3.2. Kiến nghị, đề xuất: 20
  3. 1. Mở đầu: 1.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục Tiểu học với mục tiêu là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đạt được mục tiêu giáo dục ở mỗi nhà trường đòi hỏi chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học, lựa chọn được những phương pháp dạy học tích cực nhất, phù hợp với từng nội dung và hình thức dạy học cụ thể nhằm phát huy tối đa tác dụng của từng phương pháp dạy học. Điều kiện đảm bảo tốt nhất để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là nhà trường phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định của ngành. Thông qua dạy học 2 buổi/ngày nhà trường tiến hành thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học đưa lý luận vào thực tiễn một cách nhanh và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó việc đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn hiện nay cũng là vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bởi lẻ sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường là dịp để cán bộ giáo viên trao đổi học tập bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ, từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy đáp ứng được nhu cầu của người học trong giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng và chỉ đạo các hoạt động dạy học 2 buổi/ngày của các nhà trường Tiểu học cũng là một vấn đề cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay. Để hoạt động học ở mỗi nhà trường Tiểu học được thực hiện tốt điều then chốt là phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quản lý đối với hoạt động này. Qua đó có cơ sở đánh giá một cách chính xác, khách quan và kịp thời các vấn đề trong quá trình thực hiện đồng thời có những điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học trong các nhà trường. Với sự nỗ lực của toàn ngành Giáo dục-Đào tạo Thường Xuân mà chất lượng giáo dục của huyện nhà đã chuyển biến một cách tích cực, bước đầu đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên để đáp ứng được các yêu cầu mới hiện nay, đáp ứng được sự mong muốn của nhân dân nhà trường còn phải tiếp tục tăng cường hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, chỉ đạo tốt công tác tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, kêu gọi đầu tư xây dựng các phòng học chức năng, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Luận Thành” để nghiên cứu tại đơn vị trong khoảng thời gian 3 năm học (Từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2017-2018). 1.2. Mục đích nghiên cứu Để tìm ra các biện pháp chỉ đạo việc dạy học 2 buổi/ ngày. Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường Tiểu học Luận Thành. 1
  4. Đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường Tiểu học Luận Thành. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về công tác chỉ đạo việc dạy học 2 buổi/ ngày; Nghiên cứu về các phương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả giáo dục để tiến hành đổi mới tại đơn vị; Nghiên cứu về về nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Quan sát, điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê, thực hành, thực nghiệm. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu sâu về công tác chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày. Đặc biệt là chất lượng dạy học buổi 2. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng dạy buổi 2 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nghiên cứu sâu về việc đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao năng lực soạn giảng cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng toàn diện. Nghiên cứu về nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn hiện nay tại đơn vị. Đề xuất biện pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giờ dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Cơ sở lý luận của việc chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày Dạy học 2 buổi/ngày ở cấp Tiểu học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm học 2000-2001, đây là chủ trương đúng đắn, đáp ứng sự phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế-xã hội của giai đoạn mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc giáo dục trẻ em của gia đình và xã hội, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề quá tải và dạy thêm học thêm tràn lan. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương này cần được triển khai phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương, từng trường tiểu học, có sự đồng ý của các cấp quản lý có thẩm quyền. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phấn đấu để ngày càng có nhiều trường tiểu học có đủ điều kiện dạy học hai buổi/ngày tại trường, được học ngoại ngữ, tin học. Đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở”[1]. Dạy học hai buổi/ngày không chỉ đáp ứng nhu cầu của đa số bậc cha mẹ học sinh muốn gửi con ở trường để an tâm công tác, tránh những tác hại ảnh hưởng xấu đến trẻ mà còn nhằm vào mục đích lớn của giáo dục là nâng cao chất lượng. Việc dạy học hai buổi/ngày tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức có hiệu quả cao, giảm bớt thời gian học bài và làm bài ở nhà. 2.1.2. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học 2
  5. Để đạt được mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, một trong những yếu tố quyết định kết quả này là việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và phải được tổ chức thực hiện đồng bộ với việc đổi mới mục tiêu và nội dung giáo dục, phù hợp với việc đổi mới đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đổi mới cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng dạy học, đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá. Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Điều quan trọng nhất là phải lựa chọn, vận dụng và phát huy các mặt tích cực của các phương pháp đó sao cho phù hợp với nội dung, hình thức của bài học và đặc biệt là phải phù hợp với đối tượng học sinh, trong đó cần chú ý khai thác và sử dụng các kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh, hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong việc tiếp thu và xử lí thông tin, cũng như trong việc giải quyết những công việc cụ thể sau này. Khi dạy học theo phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi người giáo viên cần chú ý các yêu cầu sau: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. 2.1.3. Cơ sở lý luận của việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn Để đáp ứng được việc đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả chúng ta cần nhìn nhận lại việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hiện nay tại các nhà trường một cách nghiêm túc. Chính vì vậy mà việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn cần được triển khai một cách đồng bộ cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong các trường tiểu học hiện nay. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn mà cán bộ quản lý trong các nhà trường triển khai tới từng giáo viên hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của việc sinh hoạt chuyên môn từ đó mỗi giáo viên đều xác định rõ được nhiệm vụ của mình cần làm gì và làm như thế nào, mỗi giáo viên đều có ý thức tự giác tự học tập bồi dưỡng trình độ chuyên môn, chủ động trong việc trao đổi những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình thực dạy trên lớp với đồng nghiệp, tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm đặc biệt là phát huy hết khả năng sáng tạo của mỗi giáo viên, phát huy trí tuệ tập thể nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, đảm bảo cho tất cả học sinh được học tập một cách tốt nhất có chất lượng để nâng cao chất lượng toàn diện cho nhà trường. 2.2. Thực trạng về việc chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học Luận Thành, Thường Xuân, Thanh Hóa. 2.2.1. Thực trạng về việc chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày. 3