SKKN Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên thiết kế giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên thiết kế giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_boi_duong_giao_vien_thiet_ke_g.pdf
- SKKN- Vinh nộp.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên thiết kế giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
- Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên thiết kế giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Phần I- ĐẶT VẤN ĐỀ 2 Phần II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I. Cơ sở lý luận. 4 II. Cơ sở thực tiễn 5 1. Thuận lợi 5 2. Khó khăn 5 III. Biện pháp 6 1. Biện pháp 1: Khảo sát đánh giá thực trạng của giáo viên kiến thức 6 về công nghệ thông tin 2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng nhận thức và kỹ năng tin học cho giáo 7 viên: 8 3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng cách thiết kế giáo án điện tử: Bước 1: Xác định đó là Giáo án điện tử hay là một phần tư 8 liệu để đưa vào bài dạy. 8 Bước 2: Lập dàn ý trình bày: Bước 3 : Tìm tư liệu hình ảnh, âm thanh và chuẩn bị công 10 cụ để biên soạn. 10 Bước 4 : Soạn giáo án điện tử: 4. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên thông qua các buổi họp 13 chuyên môn và các buổi kiến tập: 5.Biện pháp 5: Tổ chức tốt hội thi thiết kế giáo án điện tử. 6. Biện pháp 6: Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất và tuyên 19 truyền cho phụ huynh: 7. Biện pháp: Đưa tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin 20 vào tiêu chí thi đua trong nhà trường: Trang 1 /27
- Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên thiết kế giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy IV. Kết quả đạt được 21 18 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ I. Kết luận 25 II. Đề xuất, khuyến nghị 20 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có nhiều phần mềm hữu ích cho giáo viên mầm non như: photosop (cắt chỉnh ảnh, làm hình ảnh cử động), Ulead video studio (Cắt chỉnh băng hình, thu âm, ), Powerpoin (làm giáo án điện tử), Adobe Audition 3.0 (cắt chỉnh nhạc, ghi âm, Sử lý nhanh, chậm đoạn nhạc, tăng tông và giảm tông nhạc theo ý muốn, ) Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính vừa tiết kiệm được thời gian cho giáo viên, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Cùng với sự đổi mới chung của ngành giáo dục thì giáo dục mầm non có sự đóng góp không nhỏ tạo nền móng vững chắc cho các ngành học khác phát triển. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hiện nay, các trường mầm non đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất: Ti vi. Loa đài, âm thanh, máy chiếu, máy quay phim, đèn chiếu Chính vì vậy Trang 2 /27
- Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên thiết kế giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể phát huy tích cực khả năng của mình vào công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách hiệu quả nhất. Qua đó, người giáo viên không những phát huy tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại công nghệ thông tin. Như chúng ta đã biết trước đây, giáo viên mầm non phải rất vất vả mới có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác nguồn giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài thao tác nhỏ, những con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện dần ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động, ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ. Hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng, trẻ còn có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Năm học 2014 – 2015 là năm thực hiện đổi mới căn bản toàn diện, khuyến khích các cá nhân, tập thể Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy lao động sáng tạo vào trong công tác quản lý và giáo dục trẻ. Tuy nhiên kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin của giáo viên trong trường còn hạn chế, khả năng khai thác thông tin ứng dụng vào dạy trẻ còn lúng túng, vụng về chưa đạt hiệu quả. Do vậy, làm thế nào để giáo viên có những bài học hay, hình thức, phương pháp sáng tạo sinh động, phù hợp với trẻ quả không đơn giản chút nào. Điều này, làm tôi luôn trăn trở suy nghĩ và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thiết kế giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy” nhằm giúp trẻ hứng thú trong học tập, vui chơi, kích thích trẻ khám phá, tích cực tham gia hoạt động và tiếp thu bài dễ dàng, đạt hiệu quả cao. Trang 3 /27
- Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên thiết kế giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Chúng ta đang sống trong một xã hội trong đó mọi ngành, nghề, mọi lĩnh vực đều sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc. Ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện và công nghệ như máy vi tính, máy chụp hình, loa, đàn trẻ rất hứng thú khi được tiếp cận với chúng. Lòng yêu thích của trẻ ở nhiều mức độ khác nhau và việc giúp trẻ hứng thú, ham thích, say mê với công nghệ thông tin như thế nào còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh sống, môi trường giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế, công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất và có tác động mạnh mẽ đến sự tự tin của trẻ. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ, thích xem những hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ, sự linh hoạt của các nhân vật, các sự vật, hiện tượng sẽ tạo cho trẻ sự thích thú, niềm đam mê khi tham gia vào các giờ tổ chức hoạt động. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ được lĩnh hội các kiến thức một cách chính xác, đầy đủ. Chính vì vậy, hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ càng phong phú, hấp dẫn bao nhiêu thì càng thu Trang 4 /27
- Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên thiết kế giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hút trẻ bấy nhiêu, trẻ càng dễ tiếp thu, dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức và giờ học sẽ đạt kết quả cao. Việc thiết kế các giáo án điện tử ứng dụng vào dạy trẻ trong trường mầm non rất có ích và mang lại những hiệu quả thiết thực trong việc lĩnh hội kiến thức của trẻ. Một giáo án ứng dụng công nghệ thông tin ( Sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như power point, photosohp, ) sẽ cho trẻ cái nhìn trực quan sinh động hơn về bài học. Tại đây giáo viên khai thác tiện ích của công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh không chỉ lĩnh hội tri thức, kỹ năng, phát triển tư duy nhận thức mà còn phát triển cả cảm xúc và tâm hồn, kỹ năng xử lý thông tin và giao tiếp. Tuy nhiên việc thiết kế giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi sử dụng. Cần thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng vì nếu dùng không hợp lý nó sẽ tác dụng ngược trở lại với điều ta mong muốn. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thuận lợi: - Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên, UBND quận và Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy. - Ban giám hiệu nhà trường đều có trình độ tin học, biết sử dụng thành thạo máy vi tính. - Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên được tham gia tập huấn nâng cao tại trường do BGH và giáo viên giỏi CNTT trong nhà trường tự bồi dưỡng. Tạo điều kiện cho CBGV-NV theo các lớp tập huấn về CNTT do Phòng Giáo dục vàĐ ào tạo quận tổ chức. - Bản thân tôi biết sử dụng thành thạo nhiều phần mềm công nghệ thông tin (Powerpoin, Video Convert, Adobe Audition 3.0. Pain, Xilixoft Video convert; Adobe Photoshop CS2; Window Movie Maker 2.6; ) có các chức năng khác nhau để xây dựng bài giảng điện tử. Trang 5 /27
- Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên thiết kế giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy - 100% các lớp được trang bị máy Vi tính, loa đài, đầu đĩa tranh ảnh đĩa hình, đĩa nhạc về các chủ đề phục vụ cho các hoạt động tương đối đầy đủ. - 93% giáo viên biết soạn bài trên máy vi tính. Đa số giáo viên đã qua lớp đào tạo tin học cơ bản và tin học nâng cao, một số giáo viên có trình độ A, B về tin học. - Phòng Kidsmart được trang bị đầy đủ các thiết bị: máy tính, loa, máy chiếu, mích không dây, - 100% Trẻ lứa tuổi mầm non được học đúng chương trình, không dạy ghép với các độ tuổi khác. 2. Khó khăn: - Trường nằm 2 khu khác nhau trong phường vì vậy việc trao đổi về ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng giữa các giáo viên trong trường bị hạn chế. Còn một số lớp 2 khu chưa được kết nối mạng nên còn gặp khó khăn về việc cập nhật thông tin và sưu tầm kho dữ liệu bài giảng điện tử, điều đó cũng ảnh hưởng đến việc quản lý và công tác chỉ đạo các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. - Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương tiện trực quan khác. Đôi lúc máy móc có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như mất điện, máy bị treo, bị vi rút và mỗi khi có sự cố như vậy giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn. - Trình độ về tin học của phần lớn giáo viên chỉ dừng lại ở soạn bài và xây dựng giáo án điện tử đơn giản chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của ngành học. Khả năng sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, vụng về đôi khi còn ảnh hưởng đến sự tiếp thu của trẻ. Một số giáo viên lớn tuổi không đáp ứng được yêu cầu khai thác tư liệu và sử dụng CNTT xây dựng giáo án điện tử. III. Biện pháp thực hiện Từ những thực trạng trên, qua quá trình chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên thiết kế Giáo án điện tử, ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy bản thân tôi đã thực hiện một số biện pháp giúp giáo viên thiết kế giáo án điện tử, ứng dụng Trang 6 /27