SKKN Lồng ghép phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2

doc 29 trang sangkien 6821
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_doi_voi_mot_so_ba.doc

Nội dung text: SKKN Lồng ghép phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 PHÒNG GD & ĐT THỐNG NHẤT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH LÊ QUÝ ĐÔN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” ĐỐI VỚI MỘT SỐ BÀI TRONG GIẢNG DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 I. SƠ LƯỢC LÍ LỊCH Họ và tên: TRƯƠNG THỊ THANH THƯƠNG Giới tính: nữ Ngày, tháng, năm sinh: 31 – 10 - 1987 Quê quán: Quảng Nam. Nơi thường trú: 103, tổ 4, ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm II, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Nơi công tác: Trường TH Lê Quý Đôn, Thống Nhất, Đồng Nai. Chức vụ hiện nay: Giáo viên Trình độ chuyên môn: CĐSP giáo dục tiểu học. GV thực hiện: Trương Thị Thanh Thương 1 Trường TH Lê Quý Đôn
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 LỒNG GHÉP PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” ĐỐI VỚI MỘT SỐ BÀI TRONG GIẢNG DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Như chúng ta đã biết, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực”, với các kĩ thuật dạy, học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho học là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống. “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội. Môn Tự nhiên và Xã hội là một phân môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của con người. Thật vậy phương pháp BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm hiểu biết tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác phương pháp BTNB luôn coi HS là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của GV. Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS. Phương pháp BTNB cho thấy cách thức học tập của học sinh là tò mò tự nhiên, giúp các em có thể tiếp cận thế giới xung quanh mình qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu tìm tòi. Các hoạt động nghiên cứu tìm tòi gợi ý cho học sinh tìm kiếm để rút ra các kiến thức cho riêng mình, qua sự tương tác với các học sinh khác cùng lớp để tìm phương án giải thích các hiện tượng. Tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB là một vấn đề cốt lõi, quan trọng. Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống (câu hỏi lớn của bài học); nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu các nhận định (giả thuyết đặt ra ban GV thực hiện: Trương Thị Thanh Thương 2 Trường TH Lê Quý Đôn
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 đầu); đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; nếu không phù hợp học sinh phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm hoặc thử làm lại các thí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút ra kết luận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu. Trong quá trình này, học sinh luôn luôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức. Con đường tìm ra kiến thức của học sinh cũng đi lại gần giống với quá trình tìm ra kiến thức mới của các nhà khoa học. Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học. Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức. Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng (trả lời có hoặc không) đối với câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề càng đảm bảo các yêu cầu nêu ra ở trên thì ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực hiện thành công. Rõ ràng rằng để học sinh tìm kiếm phương án giải quyết một vấn đề hiệu quả khi và chỉ khi học sinh cảm thấy vấn đề đó có ý nghĩa, là cần thiết cho mình, và có nhu cầu tìm hiểu, giải quyết nó. Vấn đề hay câu hỏi xuất phát phù hợp là câu hỏi tương thích với trình độ nhận thức của học sinh, gây mâu thuẫn nhận thức cho học sinh, kích thích nhu cầu tìm tòi - nghiên cứu của học sinh. Vì vây để thực hiện thành công tiết dạy theo phương pháp BTNB thì khâu quan trọng đầu tiên là tạo tình huống xuất phát cho bài dạy. Như vậy, vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng, gợi ý, giúp đỡ các em tự khám phá, tự đặt ra các câu hỏi để học sinh hiểu rõ được câu hỏi và vấn đề cần giải quyết của bài học, từ đó đề xuất các phương án thực nghiệm hợp lí. Không chỉ trong phương pháp BTNB mà dù dạy học bằng bất cứ phương pháp nào, việc học sinh hiểu rõ vấn đề đặt ra, những vấn đề trọng tâm cần giải quyết của bài học luôn là yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công của quá trình dạy học. Chính vì thế mặc dù chỉ mới bước đầu làm quen với phương pháp BTNB, tôi vẫn mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Lồng ghép phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2” nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh giúp các em yêu thích môn học và học tập tiến bộ hơn, tạo cơ sở vững chắc cho các em tiếp tục học tốt. GV thực hiện: Trương Thị Thanh Thương 3 Trường TH Lê Quý Đôn
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2C Trường Tiểu học Lê Quý Đôn - Thống Nhất - Đồng Nai ( Năm học : 2014- 2015) 2. Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 GV thực hiện: Trương Thị Thanh Thương 4 Trường TH Lê Quý Đôn
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Lịch sử của phương pháp “Bàn tay nặn bột” và hành động quốc tế của phương pháp này. - BTNB được sáng lập vào năm 1995 bởi Giáo sư Georges Charpak (đạt giải Nobel Vật lý năm1992). - Năm 1998, Viện hàn lâm khoa học Pháp soạn thảo và công bố 10 nguyên tắc của BTNB, được coi là hiến chương của phương pháp dạy học tích cực này. - Năm 2001, được sự bảo trợ của Viện hàn lâm khoa học Pháp, một mạng lưới các chuyên gia nghiên cứu về BTNB được thành lập với mục đích trao đổi kinh nghiệm, củng cố và phát triển BTNB. - BTNB đã có mặt nhiều nơi trên thế giới từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển có nền giáo dục tiên tiến: Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Mexico, Brazil, Trung Quốc, Philipin, Iran, Việt Nam 2. Phương pháp "Bàn tay nặn bột" tại Việt Nam: 1998-1999: 2 giáo viên đầu tiên của Việt Nam (GS Trần Thanh Vân, chủ tịch hội “Gặp gỡ Việt Nam” ở Pháp, cùng vợ là GS Lê Kim Ngọc) đã được Hội Gặp gỡ Việt Nam tạo điều kiện sang Pháp học tập và nghiên cứu về BTNB. 1999: NXB Giáo dục đã xuất bản lần đầu tiên cuốn sách "Bàn tay nặn bột" nguyên bản tiếng Pháp của G. Charpak được dịch ra tiếng Việt bởi Đinh Ngọc Lân. 2001: BTNB đã được phổ biến cho sinh viên khoa Sư phạm Tiểu học- ĐHSP Hà Nội I và được áp dụng thí điểm tại trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), và trường thực hành Nguyễn Tất Thành (thuộc ĐHSP Hà Nội I ) Từ đó đến nay, dưới sự giúp đỡ của Hội Gặp gỡ Việt Nam các lớp tập huấn hè về BTNB đã được triển khai cho các giáo viên cốt cán và các cán bộ quản lý tại nhiều địa phương trong toàn quốc. Đây là một chương trình trong quan hệ hợp tác văn hoá-giáo dục song phương Pháp-Việt. Năm 2011 Bộ GD-ĐT có quyết định phê duyệt đề án “Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015” với hai giai đoạn: từ 2011-2013 thực hiện thí điểm, từ 2014-2015 thực hiện đại trà trên toàn quốc. 3. Khái niệm: Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên. Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra. Với một vấn đề khoa học, học sinh có thể đặt ra câu hỏi, giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng, so sánh, phân tích, thảo luận và đưa GV thực hiện: Trương Thị Thanh Thương 5 Trường TH Lê Quý Đôn
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 ra kết luận phù hợp. Phương pháp này kích thích sự tò mò, ham mê khám phá của học sinh. II.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi, khó khăn a) Thuận lợi + Nhà trường thường mở các chuyên đề để giáo viên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn trường, đều tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi tháo gỡ những vướng mắc trong chuyên môn. + Một số tranh ảnh trực quan để phục vụ cho các bài Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 đã có sẵn ở thư viện. + Nhà trường được sự quan tâm hỗ trợ và giúp đỡ về tinh thần và vật chất của lãnh đạo các cấp, các ban ngành đoàn thể trong và ngoài địa bàn, Hội cha mẹ HS Hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đảm bảo đúng kế hoạch của nhà trường và đạt hiệu quả giáo dục thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục văn hóa và kĩ năng sống cho HS. +Các em học sinh có đủ SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập phục vụ cho môn học. b) Khó khăn + Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách hướng dẫn vì sợ sai. + Đối với một số giáo viên do sử dụng đồ dùng dạy học nói chung và đồ dùng trực quan nói riêng chưa được thường xuyên, nên việc sử dụng còn nhiều lúng túng. + Học sinh lớp hai vốn từ của các em rất hạn chế, các em còn lúng túng khi dùng từ diễn đạt. Thêm nữa tư duy của các em chủ yếu dựa vào đặc điểm trực quan, ở một số dạng bài không có nhiều tranh ảnh trực quan thì học sinh sẽ lúng túng, gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể hình thành ngay kiến thức này. + Một số em chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia vào giờ học tự nhiên và Xã hội. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Đối với giáo viên và học sinh a) Giáo viên Thực tế, phương pháp “Bàn tay nặn bột” không hoàn toàn là mới đối với các giáo viên. Về cơ bản, đây là phương pháp tổng hợp của các phương pháp dạy học trước đây mà giáo viên đã từng tiếp xúc như: phương pháp giảng dạy giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học tích cực Trong phương pháp này, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên là: - Tạo tình huống để học sinh phát hiện ra vấn đề trong bài học, từ đó để các em tự đưa ra các tình huống giải quyết vấn đề để đi đến kết quả, giúp tạo lập cho GV thực hiện: Trương Thị Thanh Thương 6 Trường TH Lê Quý Đôn