SKKN Lồng ghép một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến cho học sinh phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến cho học sinh phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_long_ghep_mot_so_tro_choi_nham_nang_cao_hieu_qua_day_ho.docx
- Nguyễn Thị Hiền- Phan Thúc Trực- Sinh học.pdf
Nội dung text: SKKN Lồng ghép một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến cho học sinh phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN === === SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THUỘC MÔN: SINH HỌC Tên đề tài: LỒNG GHÉP MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHO HỌC SINH PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT - SINH HỌC 11 - Tháng 4 năm 2022
- PHỤ LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu 2 1.4. Tính mới, tính thực tiễn và những đóng góp của đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG 4 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 4 1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học 4 1.1.2. Khái niệm trò chơi 4 1.1.3. Các mức độ sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học 5 1.2. Cơ sở thực tiễn 6 1.2.1. Thực trạng nghiên cứu 6 1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng 7 Chương 2. XÂY DỰNG, THIẾT KẾ CÁC TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CHO HỌC SINH PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 10 2.1. Cấu trúc nội dung kiến thức phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11 10 2.2. Xây dựng, thiết kế các hoạt động học tập qua ứng dụng trò chơi vào dạy học phần khởi động; phần hình thành kiến thức; phần luyện tập/ vận dụng 11 2.2.1. Quy trình thiết kế trò chơi 12 2.2.2. Một số minh họa về việc áp dụng các ứng dụng vào tổ chức các hoạt động học tập bằng trò chơi 12 2.3. Giáo án minh họa 29 Chương 3 – THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 39
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Đọc là GV Giáo viên HS KN Học sinh NXB Kỉ năng KĐ Nhà xuất bản SGK Khởi động SKKN Sách giáo khoa TN ĐC Sáng kiến kinh nghiệm THPT Thực nghiệm HĐKĐ Đối chứng Trung học phổ thông Hoạt động khởi động
- thức. Với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ “ngừng tới lớp - không ngừng học tập”, toàn ngành giáo dục và đào tạo đã chủ động chuyển trạng thái sang dạy và học ứng phó với dịch bệnh, ra sức cố gắng để hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng. Tất cả vì học sinh thân yêu! Với yêu cầu đó, chúng tôi đã không ngừng học hỏi, tìm kiếm các phương pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng được việc dạy học trong tình hình mới hiện nay. Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi, giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Hiện nay trong dạy học tích cực, phương pháp dạy học thông qua trò chơi được thiết kế và ứng dụng vào các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học. Tùy thuộc vào mục tiêu của hoạt động học tập mà có thể sử dụng các hình thức hoặc tổ chức hoạt động trò chơi khác nhau. Trò chơi trong học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo bầu không khí học tập dễ chịu, thoải mái trong giờ học, từ đó phát huy được tính tự giác, tích cực và qua đó giúp các em hình thành, lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng. Ngoài ra nó còn hỗ trợ các em củng cố và khắc sâu kiến thức một cách tốt hơn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn và thực hiện đề tài: “Lồng ghép một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả học tập trực tuyến cho học sinh phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Lựa chọn các trò chơi hoặc ứng dụng trò chơi onlline có thể tổ chức đa dạng, hiệu quả các hoạt động học tập. - Xây dựng, thiết kế một số hoạt động học tập thông qua các ứng dụng trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả học tập trực tuyến cho học sinh phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng 4 phương pháp nghiên cứu thường quy là: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết về cơ sở lí luận về phát triển năng lực tự học và năng lực số cho học sinh trong dạy học trực tuyến. - Phương pháp quan sát và điều tra về thực trạng sử dụng trò chơi trong 2
- PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học Mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy. 1.1.2. Khái niệm trò chơi 1.1.2.1. Khái niệm Trong cuốn từ điển Tiếng Việt, do trung tâm từ điển xuất bản năm 2007 định nghĩa: “ Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi giải trí ”. Trò: là hoạt động diễn ra trước người khác để mua vui Chơi: là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi, chỉ nhằm mục đích là vui chơi mà thôi. - Trò chơi là một thuật ngữ và mang hai nghĩa khác nhau tương đối xa. + Nghĩa thứ nhất: “ Trò chơi là chơi có luật và có tính cạnh tranh thách thức với người tham gia phải biết quy tắc, mục đích, kết quả và yêu cầu”. + Nghĩa thứ hai: “ Trò chơi là những công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi ”. Theo cách hiểu chung của mọi người: “ Trò chơi là một hoạt động thời dùng để giải trí và đôi khi cũng được dùng như một công cụ giáo dục ”. Trò chơi còn là một hình thức dưỡng sinh của người lớn tuổi ,giúp họ thư giãn và vui vẻ . Trong giáo dục thì: “ Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách –trí dục của trẻ em”. Tóm lại: “ Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người ”. 4