SKKN Kinh nghiệm xây dựng và phát triển công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm xây dựng và phát triển công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_xay_dung_va_phat_trien_cong_tac_doi_tntp_ho.doc
Nội dung text: SKKN Kinh nghiệm xây dựng và phát triển công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường THCS
- Tên đề tài: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH TRONG TRƯỜNG THCS PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Điều lệ Đội đã từng khẳng định vị trí của Đội “là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”, tạo điều kiện cho đội viên được giáo dục và tự giáo dục thông qua các hoạt động tập thể của Đội kết hợp với sự hướng dẫn của anh, chị phụ trách. Tuy Đội có vị trí và vai trò quan trọng như vậy nhưng thực tế có rất nhiều trường chưa chú trọng đến công tác Đội. Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh là công tác bao gồm nhiều hoạt động thi đua có tính chất bề nổi nhưng thực tế nhiều giáo viên - Tổng phụ trách đội các trường THCS coi đây là một hoạt động phụ nên không nhiệt tình, hơn nữa năng lực yếu nên hoạt động công tác Đội ở một số trường THCS rất trầm, hoạt động không hiệu quả, thậm chí có trường đi vào bế tắc. Công tác Đội có tác dụng rất lớn trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Tổ chức Đội hoạt động tốt sẽ góp phần thúc đẩy tất cả các hoạt động khác: Rèn luyện sức khoẻ tốt để học tập và lao động, rèn luyện kĩ năng sống để đáp ứng với cuộc sống. Đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề giáo dục và nâng cao chất lượng đạo đức cho các em càng cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Kinh nghiệm xây dựng và phát triển công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường THCS”. PHẦN B: NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 1. Thuận lợi: Ban giám hiệu rất coi trọng công tác Đội TNTP nên thường xuyên quan tâm, chỉ đạo việc lập kế hoạch hoạt động của Tổng phụ trách và có sự đầu tư phù hợp cho hoạt động của Đội. Tổng phụ trách đội từng được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Đoàn Đội, được thường xuyên tham gia các lớp tập huấn công tác Đội nên có những kỹ năng cần thiết để hoạt động. 1
- Tổng phụ trách Đội là người có năng lực, nhiệt tình trong các hoạt động Đội. Đặc biệt tổng phụ trách là người có chuyên môn Thể dục rất vững, có năng khiếu và hiểu biết về âm nhạc, có sự hỗ trợ của giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc nên rất thuận lợi cho các hoạt động của Đội, cụ thể: Dễ dàng hướng dẫn cho các đội viên thực hiện nghi thức đội, các tiết mục văn nghệ, múa hát tập thể Vì thế mà các hoạt động của Đội phát triển mạnh và có nhiều thành tích đáng kể. Đa số các đội viên rất tích cực, yêu thích các hoạt động do Đội tổ chức. Điều này tạo điều kiện rất lớn giúp cho hoạt động Đội dễ dàng hoạt động và phát triển đi lên. 2. Khó khăn: Là một trường miền núi khó khăn, đa số học sinh thường nhút nhát, kỹ năng hoạt động phong trào của các em còn nhiều hạn chế. Các phương tiện hoạt động của Đội tương đối đầy đủ nhưng đồng phục cho học sinh múa hát sân trường chưa có. Các em chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ của công tác đội. Đặc biệt nhiều em chưa nắm vững các yêu cầu cần thiết của người đội viên, nhất là kĩ năng đánh trống Đội. Đứng trước thực trạng về chất lượng đội viên, hơn thế nữa là tình yêu nghề nghiệp, tôi quyết tâm nâng cao sự hiểu biết cho các em về tổ chức Đội nên ngay từ khi vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát sự hiểu biết của một số đội viên qua 7 yêu cầu của người đội viên. Kết quả khảo sát như sau: Tổng Loại đạt Loại chưa Yêu cầu đội Loại tốt Loại khá số đội yêu cầu đạt yêu cầu viên viên SL % SL % SL % SL % - Thuộc và hát đúng Quốc ca, 15 50,0 10 33,3 5 16,7 0 đội ca. - Thắt, tháo khăn 20 66,7 7 23,3 3 10,0 0 quàng đỏ. 30 em - Chào kiểu Đội viên TNTP 15 50,0 8 26,7 5 16,7 2 6,7 HCM. - Cầm cờ, gương 12 40,0 8 26,7 7 23,3 3 10,0 cờ, vác cờ, kéo 2
- cờ - Hô đáp khẩu 17 56,7 8 26,7 5 16,7 0 hiệu đội - Các động tác các nhân tại chỗ 8 26,7 7 23,3 10 33,3 5 16,7 và di động - Đánh trống 7 23,3 5 16,7 8 26,7 10 33,3 Như vậy, qua kết quả khảo sát thì số đội viên thực hiện tốt yêu cầu đội viên còn thấp. Còn một số đội viên chưa đạt các yêu cầu của người đội viên, nhất là kĩ năng đánh trống và các động tác cá nhân tại chỗ, di động. Thực trạng trên là điều mà bản thân tôi, một giáo viên – Tổng phụ trách đội không thể không có những băn khoăn, trăn trở. Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng và phát triển công tác đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường THCS” của mình áp dụng vào việc hoạt động công tác Đội ở đơn vị công tác là trường THCS Bính Thuận và bước đầu đạt hiệu quả đáng khích lệ. II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Tổng phụ trách phải thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn công tác Đội. 2. Tổng phụ trách Đội phải thực sự nhiệt tình, có năng khiếu, năng lực, phẩm chất. 3. Xây dựng và lập kế hoạch hoạt động. 4. Phương tiện hoạt động cũng thực sự cần thiết trong quá trình hoạt động Đội. 5. Tổng phụ trách phải thường xuyên duy trì, tăng cường hoạt động của đội Cờ đỏ, hoạt động nghi thức đội và múa hát tập thể. 6. Tổng phụ trách phải có sự sáng tạo trong công tác xây dựng và phát triển công tác Đội cho phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường và địa phương. III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Tổng phụ trách phải thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn công tác Đội: Đây là điều rất cần thiết vì các lớp tập huấn công tác Đội sẽ rèn luyện các kỹ năng hoạt động Đội cho các tổng phụ trách để họ có thể định hướng và có các kỹ năng tối thiểu trong quá trình hoạt động công tác Đội. Thấy rõ được điều đó, tôi đã tham gia đầy đủ tất cả các lớp tập huấn do Hội đồng Đội các cấp và Phòng giáo 3
- dục tổ chức. Đồng thời tôi vận dụng những điều đã học tập được trong các đợt tập huấn để rèn luyện cho Đội viên của trường một cách đầy đủ, kịp thời. Ngoài ra, tôi còn tập huấn cho các anh chị phụ trách các Chi đội nắm bắt được để cùng nhau phối hợp hoạt động. 2. Tổng phụ trách Đội phải thực sự nhiệt tình, có năng lực, năng khiếu, có phẩm chất tốt: Tổng phụ trách Đội phải có năng khiếu về tổ chức các hoạt động xã hội, hiểu biết về Đoàn Đội, có đủ sức khoẻ, biết vận động học sinh và các lực lượng xã hội và mọi người tham gia công tác Đội, có bằng tốt nghiệp sư phạm; đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Đoàn Đội. Năng khiếu bề nổi của Tổng phụ trách Đội cũng rất quan trọng cho sự đi lên của công tác Đội (văn nghệ, TDTT ) . Thực tế Tổng phụ trách đội càng có nhiều năng khiếu bề nổi thì hoạt động đội càng phát triển. Tuy nhiên năng khiếu không phải là điều sẵn có mà phải có quá trình khổ công luyện tập, phấn đấu. Chính vì vậy mà tôi đó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của những anh chị Tổng phụ trách đi trước để áp dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị. 3. Tổng phụ trách Đội phải có kỹ năng trong việc xây dựng và lập kế hoạch hoạt động: Các kế hoạch cần phải xây dựng trong trường THCS là: - Kế hoạch công tác Đội năm học. - Kế hoạch công tác của giáo viên - Tổng phụ trách Đội: Kế hoạch tháng, tuần. - Kế hoạch hoạt động của Liên đội. - Kế hoạch hoạt động của Chi đội. - Kế hoạch các bộ phận: Tổ chức Đại hội các cấp (Đại hội Chi đội, Đại hội Liên đội), kế hoạch phát động các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, kế hoạch dự trù kinh phí, ). Trong các kế hoạch trên tôi chú trọng và đầu tư nhiều nhất là kế hoạch công tác Đội năm học bởi vì nó chính là cơ sở để quyết định các loại kế hoạch công tác Đội khác. Để có một bản kế hoạch hoạt động Đội trong năm học trước tiên tôi nghiên cứu kĩ công văn hướng dẫn mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục của ngành giáo dục và Hội đồng Đội cấp trên, lấy quy trình hoạt động Liên đội, chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, các ngày kỉ niệm lớn trong năm làm mốc thời gian chỉ đạo kế hoạch. Tôi nhận thấy điều này rất dễ dàng cho việc lập kế hoạch và tiến hành hoạt động. Nhưng điều quan trọng nhất khi xây dựng kế hoạch hoạt động Đội năm học là giáo viên – Tổng phụ trách Đội phải nắm được tình hình 4
- đặc điểm của trường, của địa phương, làm chủ được tình hình Liên đội. Như vậy mới có thể phát triển mạnh công tác Đội. Bản thân giáo viên - Tổng phụ trách Đội phải lên kế hoạch hoạt động tháng, tuần và nhất thiết phải có Sổ Tổng phụ trách. Kế hoạch hoạt động của Liên đội và Chi đội đã có mẫu thực hiện trong cuốn sổ Liên đội và sổ Chi đội. Tôi đã hướng dẫn cụ thể cho Ban chỉ huy Liên đội và các Chi đội để các em lên kế hoạch hoạt động, điều này sẽ rất dễ dàng cho việc hoạt động Đội được tốt. Khi thực hiện kế hoạch các bộ phận giáo viên – Tổng phụ trách Đội cần nghiên cứu, xác định rõ được mục đích, nội dung, phương pháp, quy mô, hình thức, tiến độ Điều quyết định hiệu quả thực hiện các kế hoạch này chính là việc thu thập, xử lý thông tin. Giáo viên - Tổng phụ trách Đội phải lấy ý kiến của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tranh thủ được ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể trong các nhà trường, các giáo viên phụ trách các Chi đội, cán bộ Đoàn Đội cấp trên, ý kiến của các em trong Ban chỉ huy Liên đội, các em đội viên và các lực lượng có liên quan đến kế hoạch. Tôi đã chủ động tham mưu cho Ban Giám hiệu, xin ý kiến của đồng chí Hiệu trưởng để xây dựng kế hoạch, đồng thời phối hợp với các tổ chức để thực hiện một cách có hiệu quả công tác Đội. 4. Cần có phương tiện hoạt động trong quá trình hoạt động Đội: Hoạt động đội chủ yếu là các hoạt động bề nổi mang tính chất thi đua như văn nghệ, TDTT, các buổi lễ mít tinh chào mừng Vì vậy phương tiện hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Muốn hoạt động tốt các nhà trường cần đầu tư các phương tiện thiết yếu cho hoạt động Đội như: máy vi tính, loa đài, đầu đĩa, băng đĩa, đàn phục vụ cho các hoạt động văn nghệ, múa hát tập thể, các chương trình chào mừng các buổi lễ Nếu không có các phương tiện này thì hoạt động Đội sẽ buồn tẻ, đơn điệu không thu hút được các em đội viên. Nếu thuê các phương tiện này cũng không được thường xuyên và rất tốn kém, điều đó cũng rất hạn chế đến việc hoạt động và phát triển công tác Đội. Vì vậy tôi đó tham mưu với Ban giám hiệu để mua sắm các phương tiện trên phục vụ cho hoạt động Đội nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đội một cách đáng kể. Hiên nay, các buổi sinh hoạt tập thể, múa hát sân trường tôi đều mở đĩa cho các em múa hát theo nhạc. Có thể nói, các phương tiện hiện đại có tác dụng thu hút các em rất tốt và hiệu quả trông thấy rõ rệt. 5. Tổng phụ trách phải thường xuyên duy trì, tăng cường hoạt động của Đội cờ đỏ, hoạt động nghi thức đội và múa hát tập thể: Điều này rất cần đến năng lực của giáo viên – Tổng phụ trách Đội. Không phải giáo viên – Tổng phụ trách nào cũng có khả năng tập nghi thức cho học sinh, 5