SKKN Hoạt động hóa người học bằng sử dụng kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương "Ứng dụng di truyền học" Sinh học 12

docx 64 trang Mịch Hương 27/09/2024 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hoạt động hóa người học bằng sử dụng kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương "Ứng dụng di truyền học" Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_hoat_dong_hoa_nguoi_hoc_bang_su_dung_ki_thuat_phong_tra.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ THANH NHÀN - THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU - SINH HỌC.pdf

Nội dung text: SKKN Hoạt động hóa người học bằng sử dụng kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương "Ứng dụng di truyền học" Sinh học 12

  1. SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU     SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Hoạt động hóa người học bằng sử dụng kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương "Ứng dụng di truyền học" Sinh học 12 Môn: Sinh học Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Tổ: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: 2021 – 2022 Số điện thoại: 0385312397
  2. 1.2.2. Khảo sát mức độ quan tâm của GV về việc sử dụng kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi trong dạy học chương "Ứng dụng di truyền học" - Sinh học 12 11 1.2.3. Khảo sát nhu cầu, mong muốn của học sinh được tham gia các hoạt động học để phát triển năng lực hợp tác 11 CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG KĨ THUẬT PHÒNG TRANH VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC" - SINH HỌC 12 2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chương "Ứng dụng di truyền học" 13 2.2. Quy trình sử dụng kĩ thuật phòng tranh và trò chơi trong dạy học 13 2.3. Vận dụng quy trình sử dụng kĩ thuật phòng tranh và trò chơi trong dạy học chương "Ứng dụng di truyền học" để tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác 14 2.3.1. Phân tích mục tiêu cần đạt chương "Ứng dụng di truyền học" 15 2.3.1.1 Về năng lực 15 2.3.1.2 Về phẩm chất 15 2.3.2. Thiết kế các nhiệm vụ học tập và tổ chức dạy học sử dụng kĩ thuật phòng tranh, trò chơi trong chương "Ứng dụng di truyền học" nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh 16 2.3.2.1. Định hướng tổ chức dạy học 16 2.3.2.2. Tổ chức dạy học 17 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 46 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 1. Kết luận. 49 2. Đề nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ii
  3. PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều nhận thức rõ vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu phát triển của đất nước. Ở Việt Nam, đảng và nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đổi mới và phát triển giáo dục, nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất lẫn tinh thần, phát huy cao độ tiềm năng của bản thân; có đủ năng lực và những phẩm chất cao đẹp để trở thành một công dân toàn cầu với phương châm: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Nghị quyết số 29-NQTW, hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ ra rằng: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học ". Hiện nay, việc dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng ở trường THPT vẫn đang sử dụng nhiều các phương pháp dạy học truyền thống, chú trọng đến truyền thụ kiến thức mà chưa đa dạng được các hoạt động học bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại; chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh để dần tiếp cận với chương trình theo kết quả đầu ra. Với chương trình giáo dục phổ thông 2018, yêu cầu cần đạt là phải hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Trong đó, năng lực hợp tác có vai trò hết sức quan trọng đối với học sinh, sự phát triển năng lực hợp tác sẽ thúc đẩy học tập ở các bậc lên cao và suốt đời. Phát triển năng lực hợp tác giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi giao lưu lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Năng lực hợp tác có vai trò quan trọng để nâng cao kết quả học tập của HS và chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng và tùy thuộc vào nội dung của mỗi bài học, tiết học để có thể lựa chọn hoặc kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp. Kỹ thuật phòng tranh được coi là một trong những kỹ thuật dạy học tích cực, có hiệu quả cao trong tổ chức các hoạt động học cho học sinh từ đó hình thành và phát triển được các năng lực cốt lõi. Việc kết hợp kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi trong dạy học tạo 1
  4. - Phạm vi thực hiện: + Thời gian tiến hành: Nghiên cứu và thực nghiệm vận dụng trong quá trình giảng dạy, tiến hành báo cáo kinh nghiệm trong năm học 2021 – 2022. + Địa điểm thực hiện: Tổ chức dạy học chương “Ứng dụng di truyền học” - Sinh học 12 THPT để hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tại trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. - Phân tích nội dung kiến thức phần “Ứng dụng di truyền học” để làm cơ sở xác định những nội dung tổ chức hoạt động nhằm phát triển năng lực hợp tác. - Nghiên cứu, đề xuất quy trình tổ chức hoạt động dạy học để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý thuyết cho đề tài: Lý luận dạy học sinh học, các tài liệu hướng dẫn dạy học, các tài liệu dạy học tích cực - Nghiên cứu nội dung “Chương IV: Ứng dụng di truyền học” để thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan khác: Các bài báo về phương pháp dạy học phát triển năng lực hợp tác, tài liệu về ứng dụng di truyền học 7.2. Phương pháp điều tra sư phạm - Khảo sát, dự giờ các tiết học môn Sinh học ở trường THPT. - Trao đổi trực tiếp với các GV và HS về việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác trong dạy học Sinh học THPT. - Sử dụng phiếu điều tra đối với GV và HS. 7.3. Phương pháp chuyên gia Lấy ý kiến đánh giá của các giảng viên, các nhà khoa học, GV THPT có kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học tích cực nhằm rèn luyện năng lực hợp tác. 7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Mục đích - Nội dung - Cách thức tiến hành 3