SKKN Hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT qua dạy học chủ đề “gen và cơ chế di truyền phân tử” Sinh học 12

docx 52 trang Mịch Hương 27/09/2024 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT qua dạy học chủ đề “gen và cơ chế di truyền phân tử” Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_hinh_thanh_va_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sinh_t.docx
  • pdfNguyễn Thị Tuyết - THPT Cửa Lò - Sinh học.pdf

Nội dung text: SKKN Hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT qua dạy học chủ đề “gen và cơ chế di truyền phân tử” Sinh học 12

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN ===  === SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “GENE VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN PHÂN TỬ ” SINH HỌC 12. Lĩnh vực: Phương pháp dạy học môn Sinh học NĂM HỌC: 2021 – 2022
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Tính mới của đề tài 3 6. Cấu trúc của sáng kiến 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về dạy học phát triển 5 NLTH cho HS THPT 1.1. Cơ sở lí luận 5 1.1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 5 1.1.2. Năng lực tự học 6 1.1.2.1. Khái niệm tự học và năng lực tự học 6 1.1.2.2. Cấu trúc của năng lực tự học 6 1.1.2.3. Các hình thức tự học 7 1.2. Cơ sở thực tiễn 8 1.2.1. Kết quả khảo sát học sinh 8 1.2.2. Kết quả khảo sát giáo viên 9 1.2.3. Nhận xét, kết luận khảo sát 11 Chương 2. Đề xuất một số biện pháp dạy học và thiết kế kế hoạch 12 dạy học chủ đề “Gene và cơ chế di truyền phân tử” theo hướng phát triển NLTH cho HS THPT 2.1. Một số biện pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực 12 tự học cho HS THPT 2.1.1. Tổ chức cho HS tự học dưới sự hướng dẫn của GV 12
  3. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt Giáo viên GV Học sinh HS Trung học phổ thông THPT Kiến thức KT Kỹ năng KN Tự học TH Năng lực tự học NLTH Đối chứng ĐC Thực nghiệm TN Dạy học DH Năng lực NL Sách giáo khoa SGK Phương pháp dạy học PPDH Công nghệ thông tin CNTT Phiếu học tập PHT Nguyên tắc bổ sung NTBS
  4. tượng đối với HS, môn học đòi hỏi HS cần có ý thức tự học, tự đào sâu và tìm tòi kiến thức ở ngoài giờ học. Do đó, việc phát triển NLTH cho HS thông qua cải tiến những hình thức DH truyền thống và tìm kiếm những phương pháp dạy học mới, hấp dẫn là một điều hết sức cần thiết. Đặc biệt phần kiến thức “Gene và cơ chế di truyền phân tử” là kiến thức cơ sở để giải thích các hiện tượng di truyền trong các chương tiếp theo nhưng chỉ chiếm thời lượng 3 - 4 tiết nên rất khó để dạy học sinh hiểu rõ bản chất. Chỉ có thể hiệu quả nếu dùng các phương pháp theo hướng hình thành năng lực tự học cho HS. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT qua dạy học chủ đề Gene và cơ chế di truyền phân tử - Sinh học 12” để dần dần khích lệ HS hứng thú với môn Sinh học và phát triển năng lực tự học cho người học. 2. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT. - Các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh. - Nội dung chủ đề Gene và cơ chế di truyền phân tử - Sinh học 12. 2.2. Khách thể và phạm vi nghiên cứu Đề tài triển khai nghiên cứu ở học sinh khối 12 (lớp 12D 1, 12D2, 12D3, 12D4) trường THPT Cửa Lò – TX Cửa Lò – Tỉnh Nghệ An. Trong đó, HS 2 lớp 12D1, 12D3 là khách thể thực nghiệm; HS 2 lớp 12D2, 12D4 là khách thể đối chứng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát triển NLTH cho học sinh THPT, thông qua dạy học chủ đề “Gene và cơ chế di truyền phân tử” Sinh học 12. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Điều tra thực trạng dạy tự học môn Sinh và năng lực tự học môn Sinh của học sinh THPT ở trường THPT Cửa Lò – Thị xã Cửa Lò – Nghệ An. - Đề xuất một số biện pháp, phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS THPT. - Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề Gene và cơ chế di truyền phân tử theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT. - Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của HS. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết hiệu quả của việc phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chủ đề gene và cơ chế di truyền phân tử - Sinh học 12. 2
  5. Chương 2. Đề xuất một số biện pháp dạy học và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề “Gene và cơ chế di truyền phân tử” theo hướng phát triển NLTH cho HS THPT. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 4
  6. dạy HS NLTH. Tuy nhiên, các biện pháp để dạy HS NLTH còn ít được GV ở trường THPT để ý đến. 1.1.2. Năng lực tự học 1.1.2.1. Khái niệm tự học và năng lực tự học Tự học hiểu theo đúng bản chất là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các phương tiện) cùng các phẩm chất, cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. Như vậy, năng lực tự học cũng là một khả năng, một phẩm chất “vốn có” của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nó luôn luôn biến đổi tùy thuộc vào hoạt động của cá nhân trong môi trường văn hóa – xã hội. Năng lực tự học là khả năng bẩm sinh của mỗi người nhưng phải được đào tạo, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn thì nó mới bộc lộ được những ưu điểm giúp cho cá nhân phát triển, nếu không sẽ mãi là khả năng tiềm ẩn. 1.1.2.2. Cấu trúc của năng lực tự học Chúng tôi vận dụng quy trình xây dựng cấu trúc NL của nhóm tác giả Griffin, P.; Care, E.; & Harding, S. (2015); Nguyễn Văn Biên để xây dựng cấu trúc NLTH gồm các bước sau: Bước 1: Định nghĩa NLTH Bước 2: Xác định các thành tố của NLTH. Năng lực tự học cơ bản gồm 4 thành tố sau: - Xác định mục tiêu học tập: HS tự xác định được mục đích, nội dung và cách thức tự học, hình thành ý thức về nhu cầu học tập. Từ đó xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn. Có động cơ học tập tốt khiến cho HS tự giác, say mê học tập với mục tiêu cụ thể, rõ ràng, tự thân học tập do niềm yêu thích của bản thân và có thể tự học lâu dài, bền vững. - Lập kế hoạch và thực hiện cách học: HS phải biết cách lập kế hoạch tự học khoa học vừa sức và khả thi. Lên danh mục các nội dung cần tự học, khối lượng và yêu cầu cần đạt được, các hoạt động cần phải tiến hành, sản phẩm cụ thể cần phải tạo ra, thời gian dành cho mỗi nội dung và hoạt động. Khi lập kế 6