SKKN Hình thành tư duy kinh doanh hộ gia đình cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm bài: "Doanh nghiệm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp" - Công nghệ 10: Sản xuất kinh doanh dầu gội thảo dược

doc 40 trang Mịch Hương 27/09/2024 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành tư duy kinh doanh hộ gia đình cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm bài: "Doanh nghiệm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp" - Công nghệ 10: Sản xuất kinh doanh dầu gội thảo dược", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_hinh_thanh_tu_duy_kinh_doanh_ho_gia_dinh_cho_hoc_sinh_t.doc

Nội dung text: SKKN Hình thành tư duy kinh doanh hộ gia đình cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm bài: "Doanh nghiệm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp" - Công nghệ 10: Sản xuất kinh doanh dầu gội thảo dược

  1. SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM BÀI: “ DOANH NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP”- CÔNG NGHỆ 10. SẢN XUẤT KINH DOANH DẦU GỘI THẢO DƯỢC LĨNH VỰC: SINH HỌC 1
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cúu 2 5. Đối tượng nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Thời gian nghiên cứu 3 Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4 Chương 1: cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 4 1. Cơ sở lí luận 4 1.1. Khái niệm tư duy và sự hình thành tư duy. 4 1.2. Các khái niệm về kinh doanh 4 1.3. Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm 5 2. Cơ sở thực tiễn 8 2.1. Thực trạng dạy học môn công nghệ hiện nay 8 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về hoạt động dạy học trải nghiệm 8 2.3. Thực trạng về vai trò của các sản phẩm thiên nhiên đối với sức khỏe 9 con người Chương 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy và trải nghiệm 12 I. Xây dựng kế hoạch bài dạy 12 II. Kế hoạch trải nghiệm sản xuất dầu gội đầu 16 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 19 I. Mục đích,nhiệm vụ thực nghiệm 19 II. Nội dung thực nghiệm 19 3
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 HS Học sinh 2 GV Giáo viên 3 HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 4 THCS Trung học cơ sở 5 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 6 NXB Nhà xuất bản 5
  4. các mô hình thực tế, góp phần định hướng nghề nghiệp, giúp các em nhận ra tiềm năng phát triển kinh tế trên chính quê hương mình. Với những lý do trên và qua thực tế giảng dạy và trải nghiệm tôi mạnh dạn đăng kí đề tài: “Hình thành tư duy kinh doanh hộ gia đình cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm bài: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. Bài 50- Công nghệ 10. Sản xuất và kinh doanh dầu gội thảo dược làm sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Thay đổi phương pháp dạy và học để gây sự hứng thú cho học sinh và tránh hiện tượng nhàm chán đối với người dạy. Phát huy tính sáng tạo cũng như tài năng, năng khiếu của học sinh. Biết tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tạo những sản phẩm phục vụ cho con người. Góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em. Rèn luyện năng lực hợp tác, phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến hình thành tư duy, dạy học trải nghiệm, kinh doanh. Xây dựng và tổ chức được hoạt động học tập trải nghiệm bằng tổ chức trò chơi, làm báo cáo, luyện tập, củng cố kiến thức Thực nghiệm sự phạm, vận dụng vào sản xuất thực tiễn tạo ra sản phẩm trải nghiệm, nhận phản hồi từ các cuộc thi, người tiêu dùng, làm các video nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của giả thuyết đề ra. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Nội dung bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - công nghệ 10 (tiết 1) Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh với lĩnh vực kinh doanh dầu gội thảo dược. 5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Đối tượng dạy học là học sinh khối 10. Bài dạy được tiến hành trong 02 tiết học: 01 tiết lên lớp và 01 tiết dành cho hoạt động trải nghiệm. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thông qua sách, vở, tạp chí, học hỏi từ 7
  5. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm tư duy và sự hình thành tư duy. 1.1.1. Khái niệm tư duy: Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được hiểu là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống. 1.1.2. Quá trình hình thành tư duy Lao động là phương thức hoạt động sinh sống của con người. Trong lao động diễn ra một quá trình gồm hai chiều liên quan mật thiết với nhau. Chiều thứ nhất, hoạt động được vật hoá vào trong sản phẩm, lao động chuyển từ hình thái "động" sang hình thái "tĩnh”. Chiều thứ hai, "di chuyển" các khách thể vào bộ não người, cải biến đi và tạo ra trong đó những hình ảnh chủ quan hay ý thức. Chiều thứ hai chính là hoạt động phản ánh của con người, hoạt động sản sinh ra ý thức. Với những tri thức có nội dung hoạt động thì một dạng nhận thức cao hơn của con người xuất hiện, đó là tư duy. Với tư duy của mình, con người chính thức trở thành chủ thể của các quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội của mình. 1.2. Các khái niệm về kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (sgk công nghệ 10- trang 150) 1.2.1. Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh thực hiện được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh Là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh, phù hợp với pháp luật và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 9