SKKN Hiệu trưởng và việc xây dựng tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết để nâng cao chất lượng dạy học

doc 3 trang sangkien 05/09/2022 7460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hiệu trưởng và việc xây dựng tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết để nâng cao chất lượng dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_hieu_truong_va_viec_xay_dung_tap_the_can_bo_giao_vien_d.doc

Nội dung text: SKKN Hiệu trưởng và việc xây dựng tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết để nâng cao chất lượng dạy học

  1. Kinh nghiệm Hiệu trưởng và việc xây dựng tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết để nâng cao chất lượng dạy học. I. Đặt vấn đề. Trong trường học việc đoàn kết sống thực với nhau là một việc rất khó. Nếu không đoàn kết với nhau thì không thể làm được việc, phải đoàn kết thật sự chứ không phải đoàn kết kiểu xuôi chiều “Bằng mặt không bằng lòng” Có đoàn kết tthật sự mới huy động được mọi sức mạnh, mọi ý chí làm tiềm ẩn trong mỗi con người để tạo thành sức mạnh tập thể. Sống nghi kỵ, bè phái chỉ làm cho không khí trong trường nặng nề, ai biết phận người đó, không thể đồng tâm hiệp lực giúp nhau để nâng cao chất lượng dạy và học được vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài này. II.Thực trạng. Xuân Thịnh là một đơn vị luôn thiếu giáo viên, luôn xáo trộn đội ngũ. Số giáo viên già 7+ 3; 10+3 chiếm 1/3, số còn lại mới ra trường quá trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, các đồng chí có vốn kiến thức, nhanh nhẹ trong nắm bắt phương pháp, nhiệt tình nhưng dễ sai và mãi chơi. Đối với các đồng chí giáo viên già có kinh nghiệm nhưng trình độ kém hơn, tuổi tác và hoàn cảnh gia đình làm ảnh hưởng đến chuyên môn nhưng lại bảo thủ tự ty trước giáo viên trẻ. XuânThịnh lại nhiều năm liền không tạo dựng được phong trào dạy học, vì vậy chất lượng dạy học chưa cao các danh hiệu thi đua không đạt. Giáo viên làm việc theo kiểu “Đánh trống ghi tên” “Tối ngày đầy công” Trước thực trạng như vậy bản thân tôi về nhận nhiệm vụ phải suy nghĩ làm thế nào để xây dựng được đội ngũ cán bộ giáo viên luôn đoàn kết, nhất trí, hỗ trợ cho nhau trong công tác, mọi người tin nhau sống thật với nhauthì mọi công việc mới hoàn thành tốt được. Điều đó làm tôi trăn trở và thực hiện trong năm học này. III. Những công việc đã làm. Tìm hiểu nắm vững thực tế của trường, tiến hành chọn những đồng chí giáo viên già có uy tín, trung thực họp với ban giám hiệu để đánh giá thực trạng, tìm
  2. hiểu tâm tư nguyện vọng của giáo viên từ đó hình thành kế hoạch. Thông qua chi đoàn để họp với các đồng chí trẻ tìm hiểu nguyện vọng của các đồng chí, xem xét hoàn cảnh, năng lực của từng người để bố trí hợp lý. Họp với ban chấp hành công đoàn để bàn hướng hành động cho phù hợp. Sau khi đã tìm hiểu nắm được thực tế bản thân lên quy chế hoạt động chung và cho các thành viên thảo luận, bổ sung, nhất trí thực hiện. Củng cố các đoàn thể, chọn người giáo viên mạnh dạn xắp xếp đội ngũ giáo viên đứng lớp , đưa các đồng chí giáo viên đảm nhận công việc hợp lý. Thay đổi nhân sự, các tổ chọn những đồng chí giáo viên thật sự có năng lực đảm nhiệm trách nhiệm để làm nòng cốt cho phong trào. Đưa các đoàn thể trong trường vào sinh hoạt có nề nếp thường xuyê, phát động phong trào tổng kết khen thưởng. Giao việc cho tổ, cá nhân nhưng phải kiểm tra đôn đốc. Hàng tháng căn cứ hồ sơ, chất lượng công việc giờ dạy để đánh giá xếp loại côgn khai, nghiêm túc không né tránh. Cùng công đoàn xây dựng quy ước thăm hỏi cán bộ giáo viên khi ốm đau, khi buồn vui, công bằng kịp thời. Phát động các cuộc thi đua theo chủ đề thất sự có hiệu quả để thu hút mọi người tham gia, đó cũng là cơ hội để mọi người đến với nhau gần gũi hơn. Thực hiện công khai dân chủ trong cơ quan, trong những công việc hàng ngày bản thân cần thu nhận thông tin xử lý kịp thời, dám nhận lỗi và lắng nghe ý kiến của người khác để điều chỉnh kế hoạch hợp lý. III/ Kết quả đạt được. Trong một năm thực hiện, bản thân đã nhận thấy đơn vị đạt được những kết quả: Tuy thời gian đầu nhiều đồng chí giáo viên có thể bằng mặt không bằng lòng nhưng một thời gian làm việc trong trường các lớp nhanh chóng đi vào nề nếp, chất lượng dạy học có nhiều khởi sắc. Trường đã từng bước tạo được niềm tin đối với học sinh và nhân dân đó là: Xây dựng được trường luôn sạch, làm được các công trình như lấp ao làm vườn sinh vật, sân chơi, bãi tập. Tập thể giáo viên, học sinh đang trồng cây “xanh” trồng trong năm học tới
  3. Giáo viên, phụ huynh học sinh lưu niệm những chiếc ghế đá làm làm cho trường đẹp hơn. Thanh niên có những công trình như làm ao xây dựng vườn sinh vật Bên cạnh đó chất lượng giáo dục cũng được củng cố, số học sinh bỏ học hạn chế, chất lượng dạy học được nâng lên. Đó được khẳng định là trường có 2 giáo viên giỏi huyện trong năm học. Về học sinh tuy chất lượng chưa cao song trong năm hcọ này trường tham gia ở tất cả các kỳ thi các kỳ thi đều có giải, tuy chưa có giải cao song đến nay đã có 6 giải cấp huyện, trong đó có 2 giải ba ở các môn thể dục và môn hoá học. Cán bộ giáo viên trong trường sống vui vẻ, dám đấu tranh trong chuyên môn để giúp nhau cùng tiến bộ. Các đồng chí tự giác làm việc, có đầy đủ hồ sơ vì vậy trong đợt thanh tra toàn diện được phòng đánh giá có nhiều chuyển biến và xếp loại khá. Kết luận: Như vậy việc xây dựng đội ngũ giáo viên trong trường học để nâng cao chất lượng dạy và học mà việc đầu tiên là xây dựng được mối đoàn kết nhất trí. Có như vậy mọi người mới dám nói thẳng, nói thật, nói chân tình với nhau, tạo được niềm tin thúc đẩy mọi nề nếp chuyên môn phát triển. đó cũng chính là tiền đề cho thành công hay thất bại trong trường. Tuy công việc này có thể ở mọi nơi, mọi lúc mọi người làm khác nhau nhưng bản thân tôi nhận thấy công việc nâng này đòi hỏi người cán bộ quản lý phải dám nhìn vào sự thật, dám giải quyết những vấn đề trước mắt, tế nhị nhưng phải mạnh dạn trong công tác chọn người giao việc lên kế hoạch, quyết toán công việc dứt khoát, đồng thời phải là trụ cột của trung tâm đàon kết trong trường thì mới làm được. Xuân Thịnh, ngày 05 tháng 4 năm 2006 Người viết Lê Văn Tại