SKKN Góp phần phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học tập ở một số bài học môn Sinh học

docx 65 trang Mịch Hương 27/09/2024 1500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Góp phần phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học tập ở một số bài học môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_gop_phan_phat_trien_pham_chat_nang_luc_cua_hoc_sinh_tho.docx
  • pdfVăn Thị Vân Anh - Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Lĩnh vực Sinh học - Công nghệ.pdf

Nội dung text: SKKN Góp phần phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học tập ở một số bài học môn Sinh học

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO SẢN PHẨM HỌC TẬP Ở MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN SINH HỌC MÔN SINH HỌC
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu 2 1.3. Nội dung 2 1.4. Đối tượng nghiên cứu 2 1.5. Phạm vi nghiên cứu 2 1.6. Thời gian nghiên cứu 3 1.7. Phương pháp nghiên cứu 3 1.8. Tính mới, tính khoa học của đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 2.1.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.2 Cơ sở thực tiễn 5 2.2. TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ GẮN LIỀN VỚI ĐỀ TÀI 6 2.2.1. Kiểm tra, đánh giá 6 2.2.2. Thuyết trình 7 2.2.3. Dạy học theo dự án 8 2.2.4. Dạy học STEM 9 2.2.5. Dạy học lồng ghép 11 2.2.6. Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập 11 2.3. TỔ CHỨC DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO SẢN PHẨM HỌC TẬP Ở MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN SINH HỌC 12 2.3.1. Bài thuyết trình 12 2.3.1.1. Bài thuyết trình: Thông điệp 5K, tiêm vacxin và ứng phó để chung sống an toàn với đại dịch covid – 19 12 2.3.1.2. Bài thuyết trình về hoạt động nhóm trong giờ học về một số nội dung học tập 13 2.3.1.3. Bài thuyết trình tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên 16 2.3.2. Bài thực hành 21 2.3.2.1. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh – Bài 12 - Sinh học 10 21 2.3.2.2. Một số thí nghiệm về enzim – Bài 15 - Sinh học 10 23
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Hướng tới đổi mới trong giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất năng lực là một định hướng mới nhằm phát triển toàn diện người học sinh. Chúng ta đang đến rất gần với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những đổi mới trong toàn bộ chương trình giáo dục đòi hỏi nhà giáo cần nhiều nỗ lực trong tiếp cận nội dung, phương pháp dạy học cũng như kiểm tra đánh giá. Phát huy tốt phương pháp dạy học truyền thống và sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp dạy học hiện đại nhằm khơi dậy được hứng thú học tập của các em học sinh, dẫn dắt các em học sinh từng bước làm chủ trong học tập để khám phá và chinh phục kho tàng tri thức của nhân loại. Dạy học giúp người học bộc lộ và phát triển phẩm chất và năng lực, đồng thời giúp các em còn tìm được niềm đam mê trong học tập, khám phá được năng lực chung và năng lực đặc thù của các em, từ đó các em học sinh có định hướng và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với sở trường năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội. Trong quá trình dạy học, đánh giá học sinh là một thành tố cũng hết sức quan trọng. Điều này vừa giúp nhà giáo đánh giá được mức độ học tập của học sinh, vừa giúp bản thân điều chỉnh được quá trình dạy học. Đồng thời một khát vọng hơn nữa đó là thông qua sử dụng phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phát huy được những phẩm chất tốt đẹp và những năng lực tích cực ở người học, đào tạo nên những con người có tri thức, năng động, sáng tạo, bản lĩnh và chính nghĩa. Chúng ta đã được sử dụng trường kỳ các bài kiểm tra viết để đánh giá học sinh trong các năm học đã qua, các bài kiểm tra viết vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, trong quá trình dạy và học, có nhiều phương pháp dạy học và đánh giá đã mở ra cho nhà giáo và các em học sinh nhiều lựa chọn để quá trình dạy học, học tập phong phú hơn, sôi nổi hơn và phát huy tốt hơn phẩm chất và năng lực của người học. Trong nhà trường hiện nay, các bài kiểm tra thường xuyên không chỉ là những bài kiểm tra viết mà còn có thể là các sản phẩm học tập của học sinh được giao ngay trên lớp hoặc giao cho học sinh về nhà tiến hành làm và giáo viên căn cứ cho điểm để lấy điểm kiểm tra thường xuyên. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nắm vững thêm các kiến thức đã học hoặc sẽ học, đồng thời tạo thêm hứng thú, say mê của học sinh trong học tập. Qua đó các em học sinh sẽ tạo được sản phẩm học tập. Hơn nữa, thông qua các hoạt động trải nghiệm các em sẽ giải quyết và tìm hiểu được một số vấn đề liên quan đến thực tiễn liên quan đến nội dung kiến thức như bảo vệ môi trường, sức khỏe, tìm hiểu các bệnh liên quan đến con người, tăng gia sản xuất bên cạnh học tập, 1
  4. 1.6. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 6/2021 đến tháng 4/2022. - Kế hoạch thực hiện đề tài TT Thời gian Hoạt động Sản phẩm 1 6/2021 đến 11/2021 Nghiên cứu cơ sở lý luận và Cơ sở lý luận và cơ điều tra thực trạng. sở thực tiễn. 2 8/2021 đến 12/2021 Xây dựng các hoạt động trải Các hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học nghiệm tạo sản phẩm tập. học tập. Viết đề cương. Đề cương. 3 9/2021 đến 4/2022 Tiến hành thực nghiệm. Sản phẩm học tập. 4 12/2021 đến 4/2022 Viết đề tài, lắng nghe tư vấn Đề tài sáng kiến kinh góp ý của đồng nghiệp, nghiệm. chuyên viên. Hoàn thành đề tài. 1.7. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu; điều tra, khảo sát. - Qua các tiết thực nghiệm trên lớp. - Hoạt động trải nghiệm. - Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. 1.8. Tính mới, tính khoa học của đề tài - Đề tài xây dựng được một số sản phẩm học tập của học sinh nhằm thay bài kiểm tra thường xuyên. Đề tài dựa trên cơ sở khoa học đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đảm bảo tính mới, tính khoa học. PHẦN II. NỘI DUNG 2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Cơ sở khoa học Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, kinh tế xã hội, kỹ thuật và đời sống thì giáo dục cũng phải thường xuyên được đổi mới căn bản để ngang tầm với thời đại. 3