SKKN Giáo dục phòng chống Ma tuý và chất gây nghiện thông qua tiết ngoại khoá của môn Giáo dục công dân Khối 8; 9 ở trường THCS Lương Sơn

doc 25 trang sangkien 8641
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục phòng chống Ma tuý và chất gây nghiện thông qua tiết ngoại khoá của môn Giáo dục công dân Khối 8; 9 ở trường THCS Lương Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_phong_chong_ma_tuy_va_chat_gay_nghien_thong_qu.doc

Nội dung text: SKKN Giáo dục phòng chống Ma tuý và chất gây nghiện thông qua tiết ngoại khoá của môn Giáo dục công dân Khối 8; 9 ở trường THCS Lương Sơn

  1. 1. Đặt vấn đề Môn giáo dục công dân ở trường THCS nhằm cung cấp cho học sinh những chuẩn mực đạo đức, pháp luật ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở hình thành những nhân cách, phẩm chất của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại . Muốn thực hiện được điều đó khi giảng dạy môn giáo dục công dân phải sử dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. ở bộ môn này nó còn mang tính thực tiễn, tính cập nhật cao cho nên ở mỗi lớp đều có các tiết ngoại khóa về các vấn đề địa phương và nội dung đã học. Nội dung để tổ chức ngoại khóa thì rất nhiều, nhưng chọn nội dung nào để dạy và cách dạy tiết này như thế nào cho có hiệu quả cũng là một trong những vấn đề quan trọng cần bàn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn giáo dục công dân ở trường THCS nói chung và trường THCS Lương sơn nói riêng. Môn giáo dục công dân là bộ môn gắn bó chặt chẽ với đời sống của cá nhân, tập thể và địa phương. Mỗi thông tin cập nhật đều phần lớn được thông qua bộ môn này để chuyển đến học sinh từ đó mà tuyên tuyền giáo dục một cách kịp thời đến nhận thức và hành vi của chính các em, thông qua các em tuyên truyền đến mọi người. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn và phụ trách công tác nền nếp của nhà trường, bản thân đã cố gắng nghiên cứu lý luận, nghiên cứu chương trình, áp dụng thực tế khi dạy tiết thực hành ngoại khóa và rút ra một số kinh nghiệm nhỏ xin được trình bày hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chật lượng dạy bộ môn nói chung và dạy tiết thực hành ngoại khóa nói riêng. Chính vì lí do trên và từ thực tế kiểm nghiệm trong năm học 2012 – 2013 tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Giáo dục phòng chống Ma tuý và chất gây nghiện thông qua tiết ngoại khoá của môn giáo dục công dân khối 8;9 ở trường THCS Lương sơn 1
  2. 2. Giải quyết vấn đề 2.1 Cơ sở lý luận Hiện nay việc giảng dạy bộ môn ở các nhà trường dù đã được coi trọng , nhưng còn có khá nhiều quan điểm cho rằng đây là một môn phụ, đặc biệt các tiết ngoại khóa đôi khi còn mang tính tự phát, kinh nghiệm cá nhân, giáo viên được đào tạo chính qưy của bộ môn còn thiếu nên việc dạy các tiết ngoại khóa chưa bài bản, còn chiếu lệ, sơ sài, qua loa, năng nề. Nội dung cho tiết thực hành ngoại khóa chưa được hướng dẫn cụ thể và không có trong tài liệu giảng dạy của bộ mà phụ thuộc vào chỉ đạo của phòng giáo dục và lựa chọn những vấn đề bức xúc cần tuyên tuyền cho học sinh hoặc những nội dung đã học giáo viên tự biên soạn để giảng dạy Lứa tuổi học sinh THCS các em rất nhạy cảm, dễ hòa nhập, nắm bắt nhanh nên nếu tổ chúc tốt tiết ngoại khóa thì sẽ thu hút được sự tham gia của các em, kích thích tinh thần học tập để các em ham thích học tập bộ môn và nắm bắt tốt nội dung học tập và các kỹ năng thực hành bộ môn vì được học thoải mái, không gò bó, nội dung phong phú mang tính xã hội cao và có thể kết hợp với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Khi giảng dạy tôi thấy rõ vai trò trách nhiệm của giáo viên trong công tác phòng chống ma túy và chất gây nghiện. Vì nghiện ma túy là một trong tệ nạn xã hội hết sức tiêu cực nó đe dọa cuộc sống hàng ngày của cộng đồng xã hội, có nguy cơ hủy diệt cuộc sống của loài người . Qua các hoạt động buôn bán ma túy của bọn tội phạm số người nghiện ma túy đang diễn biến ngày càng phức tạp và số người nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa. Tệ nạn ma túy là nguyên nhân điều kiện làm phát sinh tội phạm, đe dọa sự bền vững của an ninh quốc gia và sự trường tồn của dân tộc “ Ma túy là dấu hiệu nguy hiểm làm mất trật tự an toàn xã hội , xâm hại đạo đức truyền thống, phá vỡ hạnh phúc gia đình gây ảnh hưởng đến nòi giống và sự tồn vinh của dân tộc”. Vậy thực chất ma tuý và chất gây nghiện là gì ? Theo khái niệm khoa học về Ma tuý: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin ); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu. 2
  3. Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc. Tuy nhiên ở Việt Nam không có một sự nhất quán chung trong việc sử dụng danh xưng này cho các chất thuộc loại này. Việc sử dụng một thuật ngữ mang màu sắc tiêu cực để chỉ từ những chất có khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể người dùng cao (Heroine, Chrystal Meth ) cho đến những chất có thể dùng trong y tế với liều lượng nhỏ (như cần sa, chất được sử dụng rộng rãi ở Hà Lan, một phần Hoa Kỳ) khiến dư luận tại Việt Nam thiếu khách quan và khoa học khi nói đến vấn đề sử dụng dược phẩm này. Khái niệm về Chất gây nghiện: Không có định nghĩa chính xác duy nhất nào về chất gây nghiện vì có nhiều giải thích khác nhau trong luật quy định về chất gây nghiện, trong các quy định của chính phủ, trong y học và trong cách sử dụng tuỳ theo thông dụng. Tổ chức sức khỏe thế giới WHO định nghĩa là “bất kỳ loại chất nào sau khi được hấp thu vào cơ thể có khả năng làm thay đổi các chức năng sống thông thường” Theo luật Phòng chống ma túy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số23/2000/QH10 ban hành ngày 09 tháng 12 năm 2000 thì “Chất gây nghiện” là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng”. Chất gây nghiện tác động thần kinh là loại đáng quan ngại nhất trong cộng đồng chúng ta vì chúng tác động lên não bộ và có thể thay đổi lối suy nghĩ, cảm nhận hoặc cư xử của một người. Chất gây nghiện loại này được chia thành ba nhóm chính: giảm trì thần kinh, kích thích và gây ảo giác. Ví dụ: Chất gây nghiện giảm trì thần kinh( Depressants) - Rượu cần sa -‘Benzodiazepines’(Valium,Serepax,Mogadon,Normison) -‘Barbiturates’ -GHB(Gamma-hydroxybutrate) 3
  4. - Á phiện và ‘opioids’ (bạch phiến, mocphin, codein, methadone, pethidine) - một số dung môi và chất hít hơi (inhalant) Chất gây nghiện kích thích làm tăng tốc hoạt động của não. Vì thế, người sử dụng chất gây nghiện kích thích có thể cảm thấy tỉnh táo, lanh lợi hoặc tự tin hơn. Chất gây nghiện kích thích làm tăng nhịp tim, thân nhiệt và huyết áp. Ngoài ra chúng có thể làm cho người sử dụng ăn bớt ngon miệng và giãn đồng tử cũng như khó ngủ và nói nhiều hay đứng ngồi không yên. Với liều lượng mạnh, chất gây nghiện kích thích có thể làm cho người ta cảm thấy hồi hộp, lo sợ, lên cơn động kinh, nhức đầu, bắp thịt bụng co rút, hung hăng và đa nghi. Chất gây nghiện gây ảo giác. -‘Hallucinogens’ -‘Datura’ -‘Ketamine’ -‘LSD’(lysergicaciddiethylamide) -‘Magicmushrooms’ -‘Mescaline’(peyotecactus) -‘PCP’ -‘Cầnsa’ - ‘Ecstasy’ . Những chất này dù đang bị cấm nhưng thực tế vẫn có bán tại nhiều nơi, đây là mối nguy hiểm đe doạ cho sự phát triển lành mạnh của giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng. Học sinh THCS là lứa tuổi chưa trưởng thành có đặc điểm tâm lý lứa tuổi riêng, suy nghĩ non nớt, dễ bị lôi kéo, thích ăn chơi đua đòi, thích thể hiện bản thân mình và thích làm người lớn. Đặc biệt những em thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường là nguyên nhân xô đẩy các em tới con đường nghiện ngập ma túy và trở thành tội phạm . Trong tình hình diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy học sinh là đối tượng có nguy cơ cao để ma tuý xâm nhập, việc giáo dục phòng chống ma túy là cần thiết và cấp bách nó không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu phấn đấu nhà trường không có ma túy mà còn ngăn chặn sự phát triển của ma túy trên toàn quốc. 4
  5. Bộ giáo dục đào tạo đã hướng dẫn các địa phương, trường học đẩy mạnh hoạt động nội khoá và ngoại khoá nhằm tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc phòng chống ma túy và chất gây nghịên. Trường THCS Lương Sơn được xây dựng trên địa bàn xã Lương Sơn cách Thị trấn Thường Xuân 12 km. Phần lớn người dân sống bằng nông nghiệp thuần tuý, đã có các tệ nạn xã hội nóng bỏng, nhức nhối xảy ra như đánh bài ăn tiền , đánh Lô, đề Còn tệ nạn ma tuý đã bắt đầu xâm nhập và phát triển nhanh chóng khi mà Khu đập phụ Dốc cáy- Một phần của Công trình Hồ chứa nước và Thuỷ điện Cửa Đạt đi vào xây dựng. Học sinh của trường phần lớn con em địa phương, phải lao động phụ giúp gia đình ngoài giờ học nên điều kiện để đọc sách báo, hay theo dõi thông tin đại chúng còn hạn chế. Chính vì vậy hầu hết các em chưa nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về tác hại của tệ nạn ma tuý. Công trình, dự án đến mang theo nhiều đổi mới, nhiều thời cơ cũng như đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi sự hiểu biết của các tầng lớp phụ huynh, học sinh đặc biệt đối với những người làm công tác giáo dục phải đầu tư nhiều hơn về kiến thức xã hội để lường trước những nguy cơ về tệ nạn xã hội có thể xãy ra vì giờ đây cơ hội có thêm thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn và chính bản thân các em cũng thế, chính điều này là một yếu tố để các em dễ bị lôi cuốn bởi các trò chơi lạ nên rất dễ sa vào cạm bẫy .Với lứa tuổi hiếu động, thích tò mò nếu không có hiểu biết đúng về ma tuý và cách phòng tránh sẽ dẫn đến hút thử, chơi thử và dễ dẫn đến nghiện hút. Bản thân tôi là một người phụ trách công tác bề nổi của trường đồng thời được giao nhiệm vụ là cộng tác viên của Chương trình PTV Thường xuân, nên có điều kiện và cơ hội đứng ra tham mưu lập kế hoạch và xin kinh phí tổ chức hoạt động sinh động và phong phú nhằm thiết thực giáo dục cho học sinh trong nhà trường về lĩnh vực này. 2.2. Thực trạng vấn đề Đứng trước những thực trạng hết sức đau lòng do tệ nạn ma tuý gây ra, nhất là những học sinh còn quá trong trắng, ngây thơ. Bản thân tôi là một giáo viên trung học cơ sở, được trực tiếp giảng dạy môn giáo dục công dân, và lại là một Bí thư chi đoàn, giáo viên TPT Đội. Do vậy tôi xác định rõ mình cần phải có trách nhiệm giáo dục các em học sinh trở thành những công dân hoàn thiện, tránh xa 5
  6. những cám dỗ do ma tuý gây ra. Để làm được điều đó đòi hỏi các em học sinh phải hiểu biết nhất định về ma tuý. Nhưng do thời lượng ở các môn học, tiết học chính khoá còn ít cho nên chỉ có thể tổ chức cho các em một số hoạt động thông qua các tiết ngoại khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hơn nữa trong quá trình công tác, bản thân tôi nhận thấy rằng việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá về chủ đề ma tuý sẽ có tác dụng rất lớn trong việc thu hút sự tham gia của các em. Chính vì vậy, tôi đã chọn nội dung giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện thông qua tiết ngoại khóa của bộ môn giáo dục công dân với mong muốn giúp các em học sinh trung học cơ sở có những nhận thức đúng đắn về tệ nạn ma tuý qua đó các em có thể trở thành những tuyên truyền viên nhỏ đưa các thông tin đó đến với mọi người Trước khi áp dụng các biện pháp trên, ngay từ đầu năm học này tôi tiến hành khảo sát tình hình học sinh theo nhóm lớp của từng khối để so sánh đối chiếu cuối năm, kết quả như sau: Kết quả khảo sát đầu năm học 2012 – 2013. Học sinh có nhận Học sinh có Học sinh Lớp thức đúng về ma nhận thức mơ chưa có hiểu tuý hồ về ma tuý biết về ma tuý Số học sinh SL TL% SL TL% SL TL% 8B 05 15,6 12 37,5 15 46,9 05 8C 07 24,1 18 62,1 4 13,8 07 Tổng lớp 8 12 19,7 30 49,2 19 31,1 12 9A 09 25,7 16 45,7 10 28,6 09 9B 11 34,4 14 43,8 07 21,9 11 Tổng lớp 9 20 29,9 30 44,8 17 25,3 20 6