SKKN Giáo dục đạo cho học sinh chưa ngoan Lớp 5A,Trường tiểu học Thị trấn Càng Long C

doc 8 trang sangkien 6062
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục đạo cho học sinh chưa ngoan Lớp 5A,Trường tiểu học Thị trấn Càng Long C", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_dao_cho_hoc_sinh_chua_ngoan_lop_5atruong_tieu.doc

Nội dung text: SKKN Giáo dục đạo cho học sinh chưa ngoan Lớp 5A,Trường tiểu học Thị trấn Càng Long C

  1. Sáng kiến kinh nghiệm 2015 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Càng long,ngày 24 tháng 5 năm 2015 BÁO CÁO Sáng kiến ,giải pháp trong công tác,đề tài nghiên cứu khoa học năm 2015 I SƠ LƯỢC LÍ LỊCH 1.Họ và tên:Trần Văn Chánh. 2.Năm Sinh:1973 3.Chức vụ,đơn vị công tác:Tổ trưởng tổ 4+5,Trường Tiểu học Thị trấn Càng Long C. 4.Trình độ chuyên môn,nghiệp vụ:Cử nhân giáo dục tiểu học. II.NỘI DUNG: 1.Tên sáng kiến:Giáo dục đạo cho học sinh chưa ngoan lớp 5A,Trường tiểu học Thị trấn Càng Long C. 2.Nội dung sáng kiến: -Nguyên nhân và tác hại của việc học sinh chưa ngoan. -Tiến trình thực hiện tìm hiểu nguyên nhân học sinh chưa ngoan: + Phương pháp trao đổi-trò chuyện. + Phương pháp quan sát. -Biện pháp thực hiện giáo dục đạo đức: + Xây dựng Ban cán sự lớp với tinh thần tự quản,ý thức trách nhiệm cao. + Xây dựng tập thể lớp đoàn kết,vững mạnh + Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục + Nhiệt tình ,linh động với công việc,công bằng với học sinh,khen thưởng và phê bình kịp thời. 3.Mô tả sáng kiến: I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Về thuận lợi: - Trường TH Thị trấn Càng long C là trường thuộc địa bàn thị trấn. Là ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống tốt đẹp. Địa bàn đã hoàn thành phổ cập giáo dục. - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình của hội phụ huynh, cùng tâp thể giáo viên trong nhà trường. 2.Về khó khăn: - Phần lớn học sinh rất hiếu động, đua đòi theo phim ảnh và một số trò chơi trên Internet. - Là học sinh địa bàn con em đa số là nông dân, có trình độ dân trí thấp, điều kiện cho con cái học hành còn gặp nhiều khó khăn, một số gia đình con cái học đến cấp hai là đã tự nghỉ học. Khi nghỉ học, lứa tuổi này các em thích đi chơi ,tham gia các trò chơi không lành mạnh,thậm chí còn liên quan đến tệ nạn xã hội nên không coi trọng vấn đề đạo đức.Từ đó ảnh hưởng đến các em học sinh nhỏ. - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã nâng cao chất lượng cuộc sống, gây ra những biến động về giá trị đạo đức: tự do ngôn luận, tính lễ phép, tính trung thực, tính chăm chỉ bị suy thoái trầm trọng so với những năm học trước
  2. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 1.Nội dung: a. Những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan, chưa lễ phép và tác hại: * Nguyên nhân: - Do tính hiếu động, sự lôi kéo của bạn bè xấu, sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội,vô tình đã thu hút các em vào những việc làm không tốt, các em thường tỏ ra chai lì, không cảm thấy xấu hổ khi bị phê bình, có phản ứng gay gắt, không lành mạnh Những học sinh này thường biện hộ cho hành vi sai lệch của mình. Các em thường lừa dối cha mẹ, thầy cô, các em thường đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Bắt chước những thói hư tật xấu của bạn bè xấu * Tác hại: Việc học sinh chưa ngoan, chưa lễ phép, sẽ gây nhiều tác hại: - Đối với xã hội: Làm xã hội chậm phát triển, mất trật tự xã hội là gánh nặng của xã hội. - Đối với gia đình: Những học sinh này là mối lo ngại lớn, ảnh hưởng đến các thành viên còn lại trong gia đình. Nói chung những em này luôn mang đến cho gia đình nhiều phiền toái. Dẫn đến tương lai của các em mù mịt. - Đối với nhà trường: Gây trở ngại lớn đến nề nếp, chất lượng, nội qui của lớp. Làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, thậm chí còn để lại tai tiếng cho trường, cho lớp. - Đối với tập thể bạn bè: Các em này thường lôi kéo bạn bè tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của mình, gây ảnh hưởng lớn đến gia đình, nhà trường và xã hội. - Đối với giáo viên: Luôn phải bận tâm với những phần tử hư hỏng này, phải luôn tìm ra biện pháp phù hợp để hướng thiện cho các em, nó còn gây ảnh hưởng đến việc đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên. - Đối với bản thân: Các em này sẽ bị ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sự tiến thân của các em sau này. b. Tiến trình thực hiện tìm hiểu học sinh chưa ngoan: + Phương pháp trao đổi - trò chuyện: - Tìm hiểu trực tiếp học sinh lớp 5A được nghiên cứu để nắm bắt được những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu. - Tiếp xúc gia đình của các em để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện chưa ngoan ở một số em, từ đó có hướng giúp đỡ các em vươn lên. + Phương pháp quan sát: - Thông qua hoạt động học tập, vui chơi. Người thầy nắm rõ hơn những biểu hiện hành vi đạo đức của các em. Qua đó làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc có những biểu hiện chưa ngoan, mất lễ phép ở các em. Qua thực tế nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy, tôi có thể phân loại và xác định nguyên nhân như sau: *Học sinh cá biệt về đạo đức do thiếu sự quan tâm chỉ dạy của gia đình : - Những học sinh này thường xuất thân từ con nhà nghèo , bố mẹ lao động vất vả , gia đình đông anh em , cơ sở vật chất cũng như tinh thần bị thiếu thốn , cha mẹ chỉ đáp ứng cho con ăn no, không có thời gian giáo dục , chăm sóc chu đáo cho con. Những em thuộc hoàn cảnh trên thường ở nhà phụ giúp gia đình không có thời gian học hành, vui chơi dẫn đến học yếu , lười học . Nhiều em vì thiếu thốn mà sinh ra ăn cắp vặt ,
  3. - Giáo viên phải nhanh chóng tiếp xúc , gặp gỡ cha mẹ các em và trao đổi với họ về những chỗ hổng cần thiết để họ hiểu và có biện pháp khắc phục, động viên phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục con cái mình bằng nhiều hình thức khác nhau . - Ở trường , giáo viên phải động viên , khuyên răn , nhắc nhở đưa ra những tấm gương tốt cùng hoàn cảnh để các em học tập trong suốt quá trình tìm hiểu và giáo dục, tránh tình trạng coi thường và mặc xác học sinh mà phải luôn coi trọng các em , hi vọng các em phải trở thành người tốt. * Đối tượng học sinh cá biệt do sự quan tâm giáo dục của gia đình không đúng: - Cha mẹ quá thương con , nuông chiều con hết mực , con muốn gì , cha mẹ đáp ứng ngay . Những em này xuất thân từ những gia đình giàu có , con đòi hỏi gì cũng cho mà quên đi việc giáo dục , để ý xem con mình là người như thế nào. - Giáo viên đến gặp phụ huynh để trao đổi trực tiếp về việc giáo dục con cái trong gia đình , chỉ và giải thích cho họ hiểu không nên chiều chuộng con quá mức mà phải hạn chế , điều chỉnh hành vi của con mình , không nên cho con quá nhiều tiền , hoặc mua cho con những đồ chơi bạo lực mà nên mua cho con những đồ chơi phục vụ cho việc học tập , óc sáng tạo - Ở trường , giáo viên nên theo dõi báo cáo những biểu hiện hằng ngày của học sinh , có biện pháp phối hợp đúng lúc. * Học sinh cá biệt về đạo đức do cha mẹ là người thiếu văn hoá . - Cha mẹ đối xử nhau không tốt, thường hay đánh đập, chửi bới nhau . Các em lớn lên trong môi trường không tốt như thế chắc chắn sẽ bị hư hỏng , thiếu sự quan tâm giáo dục của nhà trường, thầy cô thì buồn rầu dẫn đến hiện tượng chán nản , bỏ học, rong chơi hư hỏng. - Trong trường hợp này , giáo viên nên gặp cha mẹ học sinh để trao đổi và chỉ cho họ thấy được sự sai lầm của họ đã dẫn đến sự hư hỏng sai lầm cả đời con . Hãy vì con mà thay đổi cách nhìn , cách sống , cách cư xử trong gia đình , làm cho họ hiểu con cái chịu ảnh hưởng rất lớn ở cha mẹ . Gia đình là tế bào của xã hội , là cái nôi nuôi con khôn lớn nên người. Ngoài ra , giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được cần phải nói năng chuẩn mực , lễ độ trong giao tiếp , giáo viên luôn động viên an ủi , chia sẻ , đưa ra phương hướng để học sinh vươn tới. * Học sinh cá biệt về đạo đức do ảnh hưởng của bạn bè xấu xung quanh . - Các em sống ở gia đình lành mạnh nhưng giao lưu với nhóm bạn bè không tốt, bị bạn rủ rê , tác động làm cho các em đó suy thoái về đạo đức. - Các em chưa có ý thức chắc chắn thường bắt chước các thói hư , tật xấu của bạn bè . Giáo viên cần gặp gỡ chính quyền địa phương nơi đó , trao đổi với cha mẹ các em để tìm biện pháp ngăn cấm việc giao lưu của các em với những người xấu xung quanh. Cùng với gia đình theo dõi cách ăn nói , cách cư xử của các em , ngăn cấm học sinh chửi thề , nói tục , làm cho học sinh thấy được lỗi lầm và có ý thức khắc phục . Giáo viên cần phát động phong trào: “ Nói lời hay , làm việc tốt “ trong trường , trong lớp và nhắc nhở lẫn nhau cùng tiến bộ.
  4. * Cũng có những học sinh cá biệt do thiếu tình thương yêu của bạn bè và người thân. Đối với những em này , giáo viên là người có trách nhiệm nhiều nhất , thay cho cha mẹ giáo dục các em , gặp người đang chăm sóc em để tâm sự , trao đổi để họ tạo cho các em cuộc sống thoải mái hơn , dễ gần hơn , thường an ủi , nhắc nhở các em , làm cho các em thấy rằng: “ Giáo viên là người mẹ hiền , lớp học như một gia đình đầm ấm”. 2. Biện pháp thực hiện: * Phải nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh : học bạ, số điện thoại, hoàn cảnh gia đình . để liên hệ với phụ huynh khi cấp bách. * Xây dựng ban cán sự lớp với tinh thần tự quản, ý thức trách nhiệm cao. - Bầu cử những em có năng lực và được tập thể tín nhiệm. - Báo cáo trung thực những diễn biến xảy ra hàng ngày cho giáo viên chủ nhiệm. - Làm việc đúng lề lối quy định, đúng vị trí các chức danh. * Xây dựng tập thể lớp đoàn kết , vững mạnh, có tinh thần yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. - Gần gũi, thương yêu ,trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích của học sinh, giúp các em nêu ra “điều em muốn nói”. - Tạo môi trường thân thiện để các em thấy được "mỗi ngày đến trường là một niềm vui". - Khiêu gợi và từng bước phát huy tinh thần làm chủ tập thể của học sinh, cùng thi đua giúp đỡ lẫn nhau. - Biết động viên thăm hỏi kịp thời khi bạn đau ốm, hay gặp khó khăn, hoạn nạn. * Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục. - Về phía nhà trường: Cần có những biện pháp giáo dục áp dụng với từng đối tượng học sinh. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo nhiều sân chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở các em “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái thông qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động giúp đở bạn nghèo do nhà trường và Liên đội phát động. Qua đó có thể giáo dục các em tinh thần “ Lá lành đùm lá rách” “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no” - Về phía gia đình: Cần phải luôn là chỗ dựa vững chắt cho các em, giúp các em không cảm thấy cô đơn, lẽ loi, hụt hẩng. Gia đình cần nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Không nên quá lo về kinh tế mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc với nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình. Những thành viên trong gia đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo. - Đối với xã hội: Cần quan tâm đến ngành giáo dục nhiều hơn nữa, phối kết hợp với ban ngành địa phương làm lành mạnh, trong lành môi trường sống, không còn những tệ nạn, những thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ mai sau. * Nhiệt tình, linh động với công việc, công bằng với học sinh, khen thưởng và phê bình kịp thời. -Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịp thời cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh. - Một năm học GVCN đến nhà học sinh ít nhất một lần để nắm thông tin, thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia họp đầy đủ.