SKKN Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn Tin học 6

doc 24 trang sangkien 12181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn Tin học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao_cua.doc

Nội dung text: SKKN Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn Tin học 6

  1. Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn tin học 6” MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU Trang: 2 1.1. Lý do chọn đề tài Trang: 2 1.2. Mục đích nghiên cứu Trang: 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trang: 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trang: 4 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trang: 4 2. NỘI DUNG Trang: 4 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề Trang: 4 2.2. Thực trạng của vấn đề Trang: 5 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trang: 7 2.4. Kết quả đạt được Trang: 20 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang: 21 3.1. Kết luận Trang: 21 3.2. Kiến nghị Trang: 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang: 24 Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 1
  2. Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn tin học 6” 1.MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong giáo dục hiện nay tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, có nhiều nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do “Phương pháp giảng dạy chưa tốt” mà chúng ta cần phải đề cập tới. Trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cũng luôn nhấn mạnh: Cần phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Và đến Đại hội XII của Đảng, Đảng ta khẳng định: Cần phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. Đổi mới khung chương trình, quan tâm hơn đến yêu cầu tăng cường kỹ năng sống, giảm tải nội dung trong các bậc học phổ thông; nâng cao kiến thức chuyên sâu và tác phong công nghiệp trong đào tạo nghề; phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu ở bậc đại học. Chính vì vậy mà Bộ giáo dục luôn trú trong đến việc mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhằm bồi dưỡng các phương pháp giảng dạy mới đã hoàn chỉnh từ cấp cơ sở đến trung học phổ thông. Trong các phương pháp đó, đáng chú ý với tôi nhất là phương pháp hoạt đông nhóm (Thảo luận nhóm) trong lớp học. Như vậy phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của người giáo viên có tầm ảnh hưởng quan trọng đến kết quả lĩnh hội kiến thức của các em học sinh. Cho dù người giáo viên có chuẩn bị nội dung bài dạy chu đáo và phong phú tới đâu đi chăng nữa mà sử dụng không đúng phương pháp thì Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 2
  3. Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn tin học 6” chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết quả sẽ không đạt được như mong muốn. Đối với bộ môn Tin hoc, Bộ giáo dục mới chỉ đưa vào là một trong những môn học tự chọn trong cấp học THCS nên bước đầu nó còn rất mới mẻ và nhiều bỡ ngỡ với các em học sinh. Bên cạnh đó nội dung và kiến thức của bộ môn có nhiều bài khó và trìu tượng, lại đòi hỏi các em phải có kĩ năng vận dụng thực hành thao tác được trên máy tính, trong khi đó số máy tính để các em thực hành lại rất khiêm tốn (4 học sinh/1 máy tính). Như vậy câu hỏi đặt ra cho người giáo viên là: Tổ chức các hoạt động dạy và học như thế nào? Vận dụng phương pháp nào? Cách thức hoạt động ra sao? mà người giáo viên nào cũng đều nghĩ tới và đi tìm câu trả lời. Để góp phần nào giải quyết những khó khăn trên, tôi xin trình bày đề tài: “ giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn tin học 6”. 1.2 Mục đích nghiên cứu - Giúp các em học sinh biết nêu và giải quyết vấn đề về khoa học, biết phân tích, đánh giá, nhận xét những nhận định của người khác và bảo vệ những ý kiến của mình. Tạo tâm lý học tập thoải mái cho các em học sinh. - Làm tăng khả năng về tư duy logic, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho các em học sinh. - Hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, tổ chức lãnh đạo, tinh thần hợp tác, trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập (kĩ năng sống) của các em học sinh để các em lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất, có đủ tự tin khi thực hành các thao tác trên máy tính trong các giờ thực hành. Giúp các em có cái nhìn trực quan sinh động hơn đối với môn Tin học, yêu thích môn học hơn. 1.3 Đối tượng nghiên cứu - Nội dung chương trình môn tin học lớp 6 (Tin học dành cho trung học cơ sở quyển 1). - Học sinh khối 6, lớp 6A, 6B, 6C trường THCS Phạm Hồng Thái năm học 2016-2017. Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 3
  4. Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn tin học 6” Tôi xin trình bày kinh nghiệm, phương pháp của mình thông qua một vài ví dụ ở các bài học trong trong chương trình môn tin học lớp 6. 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Thông qua việc nghiên cứu các quy định, thông tư, hướng dẫn, quyết định, của Bộ giáo dục và đào; tài liệu tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học của Sở giáo dục, và Phòng giáo dục; các modun của tài liệu bồi dưỡng thường xuyên khối THCS. - Phương pháp kiểm tra thực tiễn như: Lập biểu thống kê, so sánh, đối chiếu, đánh giá quá trình học tập của các em học sinh thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, học kì, đánh giá kĩ năng thực hành của các em qua các giờ thực hành. 1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu vận dụng phương pháp day học theo hoạt động nhóm vào bộ môn tin học 6 tại trường THCS Phạm Hồng Thái cho các em học sinh khối 6, lớp 6A, 6B, 6C năm học 2016-2017. - Đề tài áp dụng với mong muốn giúp các em học sinh lớp 6A, 6B, 6C sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo. Hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, tổ chức lãnh đạo, tinh thần hợp tác, trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Hi vọng đề tài này được áp dụng rộng rãi, phù hợp với nhiều môn hoc, nhiều đối tượng học sinh. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề Để dạy và học đạt được kết quả cao, thì việc giáo viên áp dụng một phương pháp dạy học vào từng tiết học, nội dung bài học là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả. - Phương pháp dạy học là những hình thức thống nhất hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm đạt mục đích dạy học nhất định. - Cánh thức tổ chức hoạt động dạy và học là hình thức hoạt động trong đó giáo viên đóng vai trò điều khiển, tổ chức, hướng dẫn, học sinh là người chủ động tìm hiểu phát hiện ra tri thức. Nhờ đó mới phát huy tính tích cực của Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 4
  5. Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn tin học 6” học sinh, tự giác trong học tập, giúp các em đạt được độ bền kiến thức, có kĩ năng vận dụng, ứng dụng kiến thức trong quá trình thực hành và trong thực tiễn. * Khái niệm mhóm và hoạt động nhóm: - Nhóm là tập hợp những con người có hành vi tương tác lẫn nhau, để thực hiện các mục tiêu (chung và riêng) và thoả mãn các nhu cầu cá nhân. - Hoạt động nhóm trong dạy học (hay còn gọi là dạy học hợp tác) là một hình thức tổ chức dạy học mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra. Trong hoạt động nhóm có nhiều mối quan hệ giao tiếp: Giữa học sinh với nhau, giữa giáo viên với từng học sinh. - Hoạt động nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới. - Trong hoạt động nhóm, quá trình học tập trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau về kiến thức, kĩ năng và phương pháp học tập, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác. - Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, nguồn gốc kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm. Đây là một phương pháp giảng dạy khá ưu việt, cho phép rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh hiện đang được áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học, cấp học. 2.2. Thực trạng của vấn đề ❖ Những thuận lợi - Thầy và trò chúng tôi được làm việc và học tập dưới mái trường tương đối khang trang và sạch đẹp, cơ sở vật chất của nhà trường dần dần được trang bị đầy đủ, trong đó có sự trang bị cho việc dạy và học môn tin học, cụ thể: đã có phòng học và thực hành riêng cho bộ môn, bảng từ, 2 bộ máy Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 5
  6. Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn tin học 6” chiếu (Projecter), bàn ghế đầy đủ và tương đối đảm bảo chất lượng theo yêu cầu dạy học. - Bên cạnh đó là sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường nên phòng máy tuy số lượng máy tính ít nhưng thường xuyên được bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng máy phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò được tốt hơn. - Bản thân tôi là một giáo viên tin học cũng được lãnh đạo nhà trường quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình công tác. Để tôi có thời gian nghiên cứu, học tập thêm để nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. - Về phía học sinh đa số các em rất yêu thích môn học không chỉ vì nó khá mới mẻ mà còn đem lại cho các em nhiều điều lí thú, là chiếc cầu nối các em với thời đại: “thời đại của công nghệ thông tin” ❖ Những khó khăn - Trường THCS Phạm Hồng Thái đóng trên địa bàn xã Eapô, là một xã còn nhiều khó khăn về kinh tế, một buổi các em đi học còn một buổi phải ở nhà giúp đỡ gia đình làm kinh tế, địa bàn xã rộng, xa trường đi lại khó khăn, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em. Một phần ảnh hưởng đến việc học tập của các em nữa đó là các tệ nạm xã hội như: đánh bài, bida, game online - Tin học là môn học khác hẳn với các môn học khác là kiến thức truyền cho học sinh không mang tính chất vĩnh cửu mà nó luôn thay đổi cùng với sự phát triển của CNTT. Nếu giáo viên không được học hỏi, nắm bắt kịp sự phát triển của CNTT thì kiến thức truyền cho các em không có giá trị thực tiễn trong cuộc sống. - Đây là môn học khá mới mẻ cả về kiến thức lẫn phương phương pháp học so với các môn học khác. Đòi hỏi các em phải có điều kiện để thực hành rèn luyện kĩ năng nhiều song với các em học sinh nông thôn việc tiếp xúc với máy tính là khó khăn, phần lớn kinh tế gia đình của các em không đủ để có thể trang bị cho các em chiếc máy tính để học tập rèn luyện ở nhà. Mà thời gian thực hành trên lớp lại không đủ vì số lượng máy vẫn còn ít so với số học Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 6