SKKN Đưa trò chơi vào trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả bài học và tạo hứng thú cho học sinh
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đưa trò chơi vào trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả bài học và tạo hứng thú cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_dua_tro_choi_vao_trong_qua_trinh_giang_day_mon_am_nhac.doc
Nội dung text: SKKN Đưa trò chơi vào trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả bài học và tạo hứng thú cho học sinh
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG MÔN ÂM NHẠC Lời nói đầu Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế- văn hoá- chính trị và xã hội hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề Giáo dục con người phát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ. Giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển của sản xuất mà sản phẩm chính là nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường cho sự phát triển kinh tế khoa học công nghệ, văn hoá vv. Đại hội VIII của Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu nhằm xây dựng chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững, mau chóng sánh vai được với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” từ ý nghĩa và tầm quan trọng ấy mà đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện có hiệu quả cao, thiết thực. Đặc biệt là hệ thống giáo dục phổ thông, một bậc học vô cùng quan trọng. Đây là bước tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách của lớp trẻ Việt Nam. Một trong những môn học có ý nghĩa to lớn và tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh đó là môn âm nhạc. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật quan trọng, gắn bó với cuộc sống thường ngày của mỗi con người, phản ánh cuộc sống bằng các hình tượng âm thanh cho con người từ lúc sinh ra cho đến hết cuộc đời. Bởi vậy những cá nhân tập thể và các cơ quan chức năng cần có những biện pháp, trách nhiệm hướng dẫn cho tuổi trẻ thưởng thức âm nhạc, hiểu âm nhạc một cách có hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất. Mục đích của giáo dục âm nhạc trong nhà trường THCS là vô cùng quan trọng, bởi đã đưa âm nhạc vào đời sống của học sinh góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức lối sống, phát triển trí tuệ, thể chất ở học sinh, khích lệ các em có khả năng phát triển toàn diện để sau này trở thành những con người “Vừa hồng vừa chuyên” xây dựng đất nước đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cách mạng dưới sự lãnh đạo của nước ta Là một giáo viên dạy tại trường THCS, trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc thông qua các phân môn: Dạy hát, nghe nhạc, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức, chính vì vậy phải có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức chuyên môn giỏi, có tâm hồn và lối sống trong sáng lành mạnh, có tình thương yêu học sinh để hướng các em vào học môn âm nhạc có hiệu quả cao nhất. Với điều kiện hiện nay vừa là chủ quan vừa là khách quan, các phương tiện và cơ sở vật chất dành cho giảng dạy âm nhạc còn hạn chế. Cho nên nhìn chung hiệu quả giáo dục môn âm nhạc, trong đó có phân môn học hát còn hạn chế. Qua học tập và thực tiễn trong công tác giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS . Tôi đã có những kết quả nghiên cứu để góp một phần nhỏ cho sự nghiệp chung và có những bổ ích thiết thực cho bản thân nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy phân môn học hát cho học sinh trường THCS nói chung và trường THCS nơi tôi giảng dạy nói riêng nhằm góp phần tích cực cho ngành giáo dục đào tạo nơi có nhiệm vụ cao cả là: “ Nâng cao trí tuệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước” đó chính là đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày một cao hơn của ngành giáo dục đào tạo từ trung ương, tỉnh và huyện đã luôn luôn quan tâm, trực tiếp chỉ TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI GIÁO VIÊN:: ĐINH ĐỨC BÌNH
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG MÔN ÂM NHẠC đạo, hướng dẫn cho giáo viên giảng dạy môn âm nhạc ở các cấp học phổ thông đúng quy định, khoa học và thiết thực. Ở bậc học sinh THCS học đủ 13 môn, riêng học sinh khối lớp 6 học 12 môn trong đó có cả môn âm nhạc. Ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức, phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đối với đội ngũ giáo viên phổ thông nói chung giáo viên âm nhạc noí riêng có khả năng đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạn cách mạng mới đó là: Cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng về nghệ thuật âm nhạc và trước hết là ca hát cho học sinh. Riêng ở trường THCS nơi tôi đang giảng dạy môn âm nhạc, tôi vẫn thực hiện 3 phân môn: Học hát, Nhạc lý-tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức có hiệu quả cao được học sinh yêu thích âm nhạc, tập trung tiếp thu bài giảng có hiệu quả tốt đẹp. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS một yêu cầu được đặt ra cho bản thân tự rèn luyện phấn đấu, đó là làm thế nào để dạy tốt quả là không đơn giản. Bởi vậy tôi luôn cố gắng vươn lên để học tập nghiệp vụ, lý luận về chuyên môn thật giỏi. Gắn lý luận với thực tiễn, bám sát đường lối chủ trương của đảng nhà nước về đường lối văn hoá văn nghệ của đảng, nắm vững yêu cầu và sự đòi hỏi của ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay cũng như qua kinh nghiệm giảng dạy tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài này. Đề tài : « ĐƯA TRÒ CHƠI VÀO TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC VÀ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH ». MỤC LỤC Thứ tự Nội dung Trang 1 Mục lục 1 2 Kế hoạch nghiên cứu KHSPƯD 3 3 Tóm tắt đề tài. 5- 6 Giới thiệu 4 Phương pháp nghiên cứu 7 5 Phân tích dữ liệu và bàn luận 8- 9 6 Kết luận và khuyến nghị. 10 7 Tài liệu tham khảo. 12 8 Phụ lục 1: Các phương pháp tạo hứng thú cho học sinh. 12 9 Phụ lục 2: Bài kiểm tra trước tác động 14- 15 Phụ lục 3: Bài kiểm tra sau tác động TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI GIÁO VIÊN:: ĐINH ĐỨC BÌNH
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG MÔN ÂM NHẠC 10 Phiếu đánh giá đề tài NCKHSP ứng dụng 16 ĐỀ TÀI « ĐƯA TRÒ CHƠI VÀO TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC VÀ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH ». KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHSPƯD Bước Hoạt động Xuất phát từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn học âm nhạc là một môn phụ, các em 1. Hiện Trạng chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học. Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra miệng đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước 2. Giải pháp thay thế vào bài học mới, nhưng sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối với học sinh. Giải pháp thay thế là: "Đưa trò chơi vào trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả bài học và tạo hứng thú cho học sinh". -Việc áp dụng các phương pháp Đưa trò chơi vào trong quá 3. Vấn đề nghiên cứu, trình giảng dạy môn âm nhạc có nâng cao hiệu quả bài học và giả thuyết nghiên cứu tạo hứng thú cho học sinh không ? -Việc áp dụng các phương pháp Đưa trò chơi vào trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc sẽ nâng cao hiệu quả bài học và tạo hứng thú cho học sinh 4. Thiết kế - Ở đây tôi sử dụng thiết kế 1.Kiểm tra trước và sau tác động của nhóm học sinh tương đương. 5. Đo lường Tôi sử dụng bài kiểm tra để đánh giá tác động, từ đó phân tích dữ liệu và rút ra kết luận. 6. Phân tích dữ liệu Bài kiểm tra trước tác động (phụ lục 2) Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra (phần phụ lục 3) 7. Kết quả Đánh giá kết quả với vấn đề nghiên cứu có nghĩa không? Nếu có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng như thế nào? 1.TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong thời kỳ đổi mới và phát triển ca hát luôn là món ăn tinh thần cho con người cũng như trong chương trình giáo dục ở các cấp học .Đối với các cấp tiểu học, THCS thì TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI GIÁO VIÊN:: ĐINH ĐỨC BÌNH
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG MÔN ÂM NHẠC đây là kiến thức ban đầu giúp cho học sinh học và biết ca hát theo một quy định chung nhất. Nhưng qua thực tế việc giảng dạy phân môn này ở trường THCS, tôi thấy còn rất nhiều khó khăn như: Ngoài sự quan tâm của ngành giáo dục, sự giúp đỡ của các lãnh đạo và giáo viên trong trường thì mong muốn của tôi là đội ngũ giáo viên âm nhạc phải thật đồng bộ từ cấp mầm non, tiểu học và THCS. Vì nếu không có sự đồng bộ thì việc truyền thụ kiến thức sẽ gặp khó khăn cho giáo viên dạy các lớp sau. Ví dụ: giáo viên dạy mẫu giáo có khả năng gây sự say xưa yêu thích học hát, nghe âm nhạc cho các em ngay buổi ban đầu và tiếp đó khi lên cấp tiểu học các em đã vốn có cảm tình yêu thích học hát, nghe âm nhạc đây là cơ sở tốt cho giáo viên âm nhạc truyền thụ những kiến thức mới cho ở cấp tiểu học cho các em. Học xong tiểu học cũng như các môn học khác, các em đã có sẵn vốn kiến thức nói chung. Riêng môn âm nhạc và học hát vốn là sở thích của các em khi ở độ tuổi ban đầu “Học mà chơi, chơi mà học” ở các cấp mẫu giáo và ở các cấp đầu bậc tiểu học, lên cấp THCS, các em đã có kiến thức và sự say mê cộng với sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là trình độ năng lực nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên âm nhạc ở mức độ cao hơn sẽ tạo ra sự say mê ham thích, ưu ái môn học này. Đây là động lực to lớn để thúc đẩy các môn học khác và các hoạt động xã hội của nhà trường. Ta đã biết rằng bất kỳ làm việc gì nếu có hứng thú thì sẽ dễ đi đến thành công, đặc biệt là đối với học sinh do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các em. Nếu thích thú thì các em sẽ làm tốt, khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng. Hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm vững kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn. Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Âm nhạc bản thân nó cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Tạo cho các em hứng thú trong học tập môn âm nhạc không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làm cho các em vui tươi phấn khởi thoải mái về tinh thần. Xuất phát từ thực tế hiện nay là đang thực hiện các cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Mỗi thầy cô giáo phải tự đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá (từ năm học 2008 – 2009 đến nay đánh giá học sinh bằng hình tức xếp loại) học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển việc tạo hứng thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, bản thân tôi nhận thấy đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI GIÁO VIÊN:: ĐINH ĐỨC BÌNH