SKKN Đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc Sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong giảng dạy môn Công nghệ Lớp 10

doc 30 trang sangkien 27/08/2022 7840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc Sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong giảng dạy môn Công nghệ Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_thong_qua_viec_su_dung_cac.doc

Nội dung text: SKKN Đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc Sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong giảng dạy môn Công nghệ Lớp 10

  1. MỤC LỤC Trang CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 Phần I. Đặt vấn đề 4 1. Lí do chọn đề tài. 5 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Đối tượng nghiên cứu. 5 4. Phương pháp nghiên cứu 6 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 5 4.2. Phương pháp điều tra 6 4.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 6 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6 4.5. Phương pháp thống kê toán học 6 5. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu. 6 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu . 6 Phần II. Nội dung 7 1.Cơ sở lý luận 7 1.1.Một số khái niệm cơ bản 7 1.1.1.Phương pháp dạy học tích cực 7 1.1.2.Khuyến nông 7 1.2.Giáo dục trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin 7 1.3. Ưu điểm của việc sử dụng các đoạn phim khuyến nông trong giảng dạy môn công nghệ 10 9 1.4. Hạn chế của việc sử dụng các đoạn phim khuyến nông trong giảng dạy công nghệ 10 10 1.5. Sử dụng những đoạn phim khuyến nông trong bài giảng. 10 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 10 2.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Công nghệ 10 2.2. Cơ sở tâm lí, nhận thức của học sinh trung học phổ thông trong việc lĩnh hội kiến thức công nghệ - Kĩ thuật nông nghiệp 11 2.3. Đặc điểm học tập của học sinh phổ thông 11 2.4. Đặc điểm trí tuệ của học sinh phổ thông 12 3. Chương trình công nghệ lớp 10 trong hệ thống chương trình công nghệ phổ thông 12 4. Sử dụng những đoạn phim về khuyến nông vào dạy học bài 34. “Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản” – Công nghệ 10. 13 1
  2. 5.Kết quả thực nghiệm 21 5.1. Kết quả định lượng 21 5.2. Kết quả định tính 22 5.3. Kết luận chung về thực nghiệm 23 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25 1. Kết luận 25 2. Kiến nghị 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 2
  3. CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin GV Giáo viên KTNN Kĩ thuật nông nghiệp PPDH Phương pháp dạy học PMDH Phần mềm dạy học ƯDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông 3
  4. Phần I. Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong nghị quyết TW 2 khóa VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục-đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”. Do mục tiêu dạy học thay đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội. Mặt khác nội dung dạy học cũng không thể cố định cho mọi giai đoạn phát triển của đất nước mà cũng luôn thay đổi cho phù hợp với mục tiêu. Phương pháp dạy học là cách thức, con đường để tác động vào nội dung nhằm đạt mục tiêu. Do đó tất yếu phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học bộ môn công nghệ kĩ thuật nông nghiệp nói riêng cũng luôn thay đổi. Một phương pháp dạy học nào đó được sử dụng do nhiều yếu tố quy định như: trình độ sư phạm của giáo viên, trình độ phát triển tâm sinh lí của học sinh, do tiến bộ kĩ thuật công nghệ thông tin, dẫn đến phải cải tiến hoàn thiện để có phương pháp dạy học tương đối hợp lí với từng nội dung và trong từng thời điểm. Phần kỹ thuật nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong chương trình phổ thông và là phần chiếm nhiều thời lượng nhất trong chương trình công nghệ lớp 10. Nó không chỉ quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có giá trị lớn về mặt thực tiễn đời sống và sản xuất. Nước ta có tới 70% dân số làm nông nghiệp. Vì vậy cần phải trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về nông nghiệp để các em học sinh có thể vận dụng và phát huy những kiến thức đó vào thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, thực trạng dạy và học bộ môn công nghệ nói chung phần công nghệ kỹ thuật nông nghiệp nói riêng ở trường phổ thông chưa được chú trọng. Giáo viên và học sinh đều coi đó là môn phụ, không thi tốt nghiệp, nên việc dạy-học chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên chưa chú trọng đến việc giảng dạy và soạn giáo án, nên không tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Trong giờ học sinh còn mất trật tự hoặc làm việc riêng. Vì vậy nên kết quả học tập môn học của học sinh chưa cao. Trong thời đại ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, cứ sau khoảng 4-5 năm lượng thông tin lại tăng lên gấp đôi. Thời đại mà CNTT được sử dụng rộng 4
  5. rãi, những ứng dụng của tin học vào dạy học trong nhà trường đang phát triển rất mạnh mẽ, mỗi ngành học điều có thể sáng tạo cho riêng mình những phần mềm hoặc sử dụng một phần mềm nào đó của chương trình có sẵn. Chỉ thị 58-CT/TW của bộ chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là: “Đẩy mạnh ƯDCNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bài học và ngành học”. Tiếp theo, chỉ thị số 29/ 2001/CT Bộ giáo dục và đào tạo cũng đưa ra mục tiêu cụ thể: “Đẩy mạnh ƯDCNTT trong giáo dục và đào tạo theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giáo dục, học tập ở tất cả các môn học”. CNTT đã được ứng dụng rất nhiều ở các môn khoa học cơ bản trong trường phổ thông. Đặc biệt việc sử dụng powerpoint để thiết kế các bài giảng nhằm trực quan hoá kiến thức cho học sinh.Tuy nhiên việc ƯDCNTT vào dạy học môn công nghệ phần công nghệ kỹ thuật nông nghiệp chưa được phổ biến rộng rãi. Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn công nghệ kỹ thuật nông nghiệp tôi chọn, thực hiện đề tài nghiên cứu:“ Đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc Sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong giảng dạy môn công nghệ lớp 10”. 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng những đoạn phim về khuyến nông để thiết kế bài giảng, khi dạy học môn công nghệ lớp 10 ở trường phổ thông trung học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Vì thời gian có hạn đề tài mới chỉ tập trung thiết kế, xây dựng và sử dụng những đoạn phim về khuyến nông trong giảng dạy một số bài thuộc chương 2 “chăn nuôi thủy sản đại cương” 3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh khối 10 bậc trung học phổ thông 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài như: sách, đĩa, , hình ảnh, các tài liệu tham khảo khác có liên quan 5
  6. - Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 (phần Nông, Lâm, Ngư nghiệp). - Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong nội dung bài 34. “Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản - Công nghệ 10” theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 4.2. Phương pháp điều tra Xây dựng phiếu điều tra tình hình nhận thức của giáo viên về vị trí, vai trò của ƯDCNTT trong dạy học. Xây dựng phiếu điều tra về tình hình học tập của học sinh. 4.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Thông qua báo cáo đề cương, góp ý của các thầy cô trong Hội đồng khoa học tham khảo chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện đề cương nghiên cứu. 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Vĩnh Tường, tiến hành theo quy trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 4.5. Phương pháp thống kê toán học Các số liệu thu thập được từ điều tra và thực nghiệm sư phạm sẽ được xử lí thống kê toán học. 5. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 10, Trường THPT Vĩnh Tường, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Thời gian nghên cứu 3 tháng , bắt đầu từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2014. - Kế hoạch nghên cứu : + Tháng 9, tháng 10 nghiên cứu về cơ sở lí luận, tìm tài liệu tham khảo. + Tháng 11 thiết kế giáo án, xây dựng kế hoạch thực hiện. + Tháng 12 thực nghiệm đề tài, phân tích số liệu, kế luận và kiến nghị. 6
  7. Phần II. Nội dung 1.Cơ sở lý luận 1.1.Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.Phương pháp dạy học tích cực PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp GV hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. 1.1.2.Khuyến nông Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường, để họ có khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. 1.1.3.Nội dung những đoạn phim về khuyến nông Những đoạn phim vầ khuyến nông là những đoạn phim nới về những vấn đề trong sản xuất nông nghiệp, truyền đạt cho nông dân những chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn hoặc phổ biến những cách làm ăn mới, những biện pháp kỹ thuật mới. 1.2.Giáo dục trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin Khi xem xét giáo dục trong bối cảnh cuộc cách mạng CNTT, ta cần xem xét hai khía cạnh: Thứ nhất. giáo dục sẽ phải tạo ra nguồn nhân lực như thế nào để đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức. Thứ hai, CNTT sẽ có tác động tới bản thân 7