SKKN Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh đối với môn GDCD THCS

doc 17 trang sangkien 11281
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh đối với môn GDCD THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_lay_hoc_sinh_lam_trung_tam.doc

Nội dung text: SKKN Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh đối với môn GDCD THCS

  1. Đề tài: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN GDCD THCS. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới giáo dục. Hiện nay Đảng và nhà nước ta thực hiện giáo dục toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ. Môn GDCD cùng với môn học khác đề có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhưng nó vẫn là bộ môn đặc biệt hơn đó là giáo dục tư tưởng, đạo dức từ đó hình thành thế giới quan, nhân sinh quan , tư tưởng tình cảm điều chỉnh hành vi của các em. Môn GDCD ở trường THCS nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực đạo đức của con người phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện đại phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Vì vậy ở cấp học THCS học sinh cần hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông thiết thực phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hiểu được ý nghĩa của các chuẩn mực đối sự phát triển của cá nhân là sự cần thiết phải rèn luyện và rèn luyện như thế nào để đạt được chuẩn mực cần thiết. Từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân và đánh giá được hành vi của những người xung quanh, biết lựa chọn hành vi cho phù hợp, cho đúng với các chuẩn mực của xã hội trong giao tiếp và các hoạt động học tập, lao động và hoạt động tập thể. Có thái độ đúng, có tình cảm trong sáng lành mạnh đối với mọi người, gia đình, nhà trường, quê hương, đất nước. Có trách nhiệm đối với hành vi của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động và hướng tới giá trị xã hội tốt đẹp. Xuất phát từ mục tiêu trên mà phương pháp dạy học môn GDCD cũng có những yêu cầu đổi mới. Dạy – học môn không đơn giản là truyền thụ và tiếp thu tri thức mà còm phải hình thành hành vi, thói quen đúng ở mỗi học sinh. Vì vậy mấy năm gần đây BGD & ĐT đã có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, tinh thần đổi mới được quán triệt một cách triệt để. Nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học mà cụ thể là đổi mới các hình thức tổ chức học tập cho học sinh là rát quan trọng. Với lí do đó Tôi đã đi sâu nghiên cứu cho mình một vài phương pháp đổi mới các hình thức học tập dạy học tích cực phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là rất cần thiết trong trong quá trình lĩnh hội tri thức bộ môn. Nhưng thực trạng hiện nay của công tác giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao về chất lượng lí luận cũng như hoạt động thực tiễn. Vì quan niệm môn GDCD ở trường THCS chỉ là môn bổ trợ, là môn học phụ. Cho đến nay quan niệm này tồn tại khá nặng nề trong các cấp lãnh đạo , học sinh và phụ huynh. Họ không thấy rằng tri thức của bộ môn 1
  2. GDCD trực tiếp trang bị cho học sinh- công dân tương lai của đất nước những hành trang cơ bản, thiết thực thế giới quan, nhân sinh quan của mỗi con người. Khuynh hướng sai lầm trên dẫn đến những sai lầm trong công tác quản lí không chú ý tới việc đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng đúng đắn đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn. Nói cách khác, không xây dựng đội ngũ giáo viên có chuyên ngành vừa có trình độ, nghiệp vụ vững vàng mà đại đa số là kiêm nhiệm. Giảng dạy vẫn coi giờ lên lớp là giờ thời sự mang tính chất tuyên truyền, thuyết minh đường lối cách mạng mà không chú ý tới tri thức của khoa học. Nhiều trường không đảm bảo đầy đủ phương châm: Học đi đôi với hành chỉ coi chương trình mang tính pháp lệnh, ước lệ. Nhà trường và bản thân cán bộ giáo viên chưa thực sự đầu tư cho việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Đất nước đang có sự biến đổi toàn diện thì vị trí của bộ môn GDCD càng trở nên quan trọng. Vì nó góp phần vào chiến lược con người mà chúng ta đang triển khai. Từ nhận thức trên, người giáo viên trực tiếp giảng dạy hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo và đào tạo các thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên vùa là người thầy dạy học, là người đưa đò, là người cha người mẹ thậm chí cũng có lúc phải là người bạn tốt của các em, gần gũi các em. Khi các em tự giác, chủ động, tích cực nắm bắt tri thức bộ môn thì mọi hoạt động học tập của các em chắc chắn tốt hơn cả về lí luận cũng như hoạt động thực tiễn. Vì vậy Tôi đã chọ đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tích tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh THCS”. 2. Mục đích nghiên cứu: Từ thực trạng trên đề tài tìm ra những nguyên nhân mà công tác giảng dạy chưa đạt hiệu quả. Qua đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt công tác giảng dạy khắc phục tình trạng thụ động tiếp thu tri thức của học sinh, hạn chế việc học sinh coi nhẹ tri thức của bộ môn, bỏ học bộ môn. 3. Giới hạn đề tài: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tích tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh THCS trong việc tiếp thu và vận dụng tri thức của bộ môn vào hoạt động thực tiễn. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu : Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tích tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu và vận dụng tri thức của bộ môn vào hoạt động thực tiễn. Khách thể nghiên cứu : Tìm hiểu thực trạng công tác giảng dạy bộ môn GDCD trong trường THCS Cẩm Tân, Huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh Hóa. 5. Giả thuyết nghiên cứu: 2
  3. Nếu trường áp dụng đồng bộ phương pháp đề tài đã nêu ra thì công tác giảng dạy bộ môn sẽ đạt kết quả cao trong những năm học tiếp theo 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên đề tài đã tự xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của đề tài. - Tìm hiểu thực trạng công tác giảng dạy - Các bài học về đổi mới phương pháp để làm tốt công tác giảng dạy. 7. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi đáp - Các phương pháp hỗ trợ khác: Thống kê 8. Kế hoạch nghiên cứu: Tháng 11/ 2012: Đăng kí đề tài, lập đề cương Tháng 12 / 2012: Điều tra thực trạng giảng dạy và học tập của học sinh Tháng 1 đến tháng 2/ 2013: Nghiên cứu và viết đề tài Tháng 3 báo cáo sơ bộ. 3
  4. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để rút ra biện pháp đổi mới các hình thức tổ chức học tập cho học sinh Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học. Việc nghiên cứu những căn cứ trên cho ta hình dung về những em học sinh thiếu niên, đang ngồi trên ghế trường trung học, đó là những học sinh đang phát triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ để những tri thức và kĩ năng cơ bản trong giao tiếp. Để đi tới một nghiên cứu cụ thể, trước hêt cần xác định công tác giảng dạy, định hướng cho các em phát triển toàn diện. Đối với công tác dạy học , người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công trong công tác giảng dạy. Lứa tuổi học sinh THCS nhận thức còn non trẻ, tư duy còn chưa đạt tới đỉnh cao, các em cần có người chỉ đạo cho các em nhận thức đúng đắn để các em dần trở thành người sống có ích trong xã hội. a. Cơ sở lí luận: Trước hết Tôi căn cứ vào sách giáo khoa GDCD của BGD & ĐT để xác định nội dung cấu trúc của chương trình. Nội dung sách giáo khoa đều có hai phần: Phần thứ nhất là các chuẩn mực đạo đức và phần thứ hai đó là phần hệ thống pháp luật cơ bản. Từ các chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản ở cấp THCS mà mỗi lớp có hệ thống bài học tương ứng phù hợp với lứa tuổi và nhận thức. Nhìn tổng quát chương trình GDCD được sắp xếp theo cấu trúc đồng tâm, ưu điểm của cấu trúc này là ở chỗ tri thức khoa học được lặp lại dưới dạng phức tạp hơn, cao hơn, sâu sắc hơn. Đối với phần đạo đức : Là chương trình đồng tâm được tiếp nối từ bậc tiểu học và lôgis cấu tạo đảm bảo nội dung tri thức, mức độ nâng cao dần theo từng khối lớp phù hợp sự phát triển nhận thức của các em. Các phạm trù đạo đức rất cụ thể, gần gũi với các hành vi chuẩn mực đạo đức hàng ngày của các em. Đối với phần pháp luật : Lôgis cấu tạo nó cũng giống đạo đức. Từ những khái niệm pháp luật cơ bản được nâng lên ý thức pháp luật và hành vi pháp luật. Chương trình pháp luật ở THCS là những vấn đề về pháp luật cơ bản của xã hội mà mỗi người, mọi lứa tuổi cần nắm. Toàn bộ cấu trúc chương trình GDCD của bốn lớp học được cấu trúc hợp li, phù hợp với đặc trưng của các lĩnh vực tri thức riêng lẻ, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với xu hướng đi lên của lịch sử. Đồng thời chương trình cần đảm bảo được tính thiết thực phù hợp với khả năng tiếp thu của lứa tuổi và sự biết điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Sự cấu tạo kiến thức của mỗi bài học đảm bảo lô gis nội tại. Từ những khái niệm nâng lên thành quan niệm quan điểm, ý thức về bản chất của sự vật. Đặc biệt các bài đã chú ý tới chức năng tư duy khoa học sau mỗi kiến thức. Lớp 6 là lớp đầu cấp vì thế môn GDCD lớp 6 đã giúp các em hiểu được các phạm trù đạo đức để từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân cho hợp với chuẩn mực. Lên đến 4
  5. lớp 7, 8, 9 các phạm trù đó được mở rộng hơn đòi hỏi các em phải nhận thức rõ hành vi đúng đắn và sai lệch để điều chỉnh và đánh giá đúng trong thực tiễn. Đặc biệt, lớp 9 là lớp cuối cấp nhưng các em lại đang đứng trước ngưỡng cửa của sự giao thoa thì sự hình thành những tình cảm, hàng vi đạo đức đúng với chuẩn mực đạo đức là rất cần thiết và cấp bách. Nhưng một vấn đề đặt ra là làm thế nào để để giảng dạy bộ môn cho hấp dẫn và lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động của thầy mà từ đó phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh? Đó là một câu hỏi lớn đúng hơn là vấn đề lớn cần các cấp lãnh đạo mà chủ yếu là người giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải giải quyết. Chính vì vậy khi giảng dạy môn GDCD đòi hỏi giáo viên phải dạy học mới theo hướng tích cực. Người giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động dạy và học sao cho kích thích được sự nỗ lực hoạt động suy nghĩ, tìm tòi khai thác thông tin, tự kiến tạo tri thức. Từ những hành vi đạo đức, lối sống, thái độ của các em trong cuộc sống hàng ngày để đánh giá sự vận dụng tri thức của các em vào thực tiễn. b. C¬ së thùc tiÔn: Cẩm Tân là một xã đang phát triển, đời sống nhân dân lại còn nhiều khó khăn, một số hộ bỏ mặc con em ở nhà để đi làm ăn xa. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của học sinh. Nhiều em chưa có đủ sách vở, đồ dùng học tập, chưa có nhiều thời gian cho việc học vì thế khó khăn cho học sinh khi tiếp cận với kiến thức . Học sinh của trường đa số các em ở lứa tuổi 11 - 15, tuổi còn nhỏ thể lực yếu. Bên cạnh đó các em có ý thức là ngại học môn giáo dục công dân, hơn nữa đồ dùng dạy học còn thiếu chưa sinh động học sinh không nắm vững kiễn thức và việc điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực còn chậm .Bên cạnh những mặt yếu và khó khăn, song các em ở trường THCS Cẩm Tân cũng có nhiều ưu điểm đáng khích lệ. Các em ở độ tuổi hiếu động, tò mò thích tìm hiểu, thanh luận. Trường lại có bề dày về thành tích học tập bộ môn, đó là cơ sở để thúc đẩy các em học tập tốt. Tôi đã áp dụng những yếu tố này trong việc thực hiện biện pháp mới có hiệu quả Tóm lại : Căn cứ vào 2 cơ sở trên tôi đã đi sâu vào tìm tòi, nghiên cứu để thay đổi các hình thức tổ chức học tập cho học sinh và thực tế tình hình địa phương để giúp các em tiếp thu bài giảng được tốt hơn. 2. Tìm hiểu đặc điểm tình hình a. Thuận lợi: Trong quá trình giáo dục luôn được các cấp, ngành, chi bộ và các lực lượng xã hội quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ. Được sự chỉ đạo sâu sắc, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của BGH nhà trường. Được sự hỗ trợ của hội phụ huynh, của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ phòng học, bàn ghế khang trang, phòng học thoáng mát, phòng máy chiếu, phòng thư viện b. Khó khăn: 5