SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh môn Giáo dục công dân

doc 8 trang sangkien 30/08/2022 6421
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_thuc_day_doi_moi_phuong_phap.doc

Nội dung text: SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh môn Giáo dục công dân

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO CÀ MAU TRƯỜNG THPT KHÁNH HƯNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PP DẠYHỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH HỌC SINH MÔN GDCD - Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : GDCD - Họ va tên giáo viên: Hùynh Lệ Thủy - Chức vụ, nhiệm vụ đang phụ trách: Giảng dạy GDCD khối 10, 11, 12 - Đơn vị công tác: Tổ Văn - Sử - GDCD trường THPT Khánh Hưng Khánh Hưng, ngày 09 tháng 04 năm 2009
  2. ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PP DẠYHỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH HỌC SINH MÔN GDCD A. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Do thực trạng quan niệm sai lệch về chức năng vai trò của môn học GDCD ở trường THPT là môn học phụ không thi tốt nghiệp hay vàomột trường đại học cao đẳng nào cho nên việc học cũng như việc kiểm tra đánh giá trong môn GDCD đã qua rất xem nhẹ và như vậy là thiếu khoa học,phủ định sai về chức năng , vai trò của môn học GDCD với đúng nghĩa “GDCD” - Để thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu của môn học GDCD: Giáo dục học sinh tính tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Đặc biệt là rèn luyện đạo đức, nhân cách, phẩm chất của con người. Con người trong xã hội mới, phát triển toàn diện. - Cùng với sự đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì việc đổi mới trong kiểm tra đánh giá học sinh là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học. Riêng môn giáo dục công dân kiểm tra đánh giá không những thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học mà còn đánh giá hiệu quả giáo dục nhân cách, phẩm chất, chuẩn mực đạo đức của học sinh. Vậy kiểm tra đánh giá như thế nào trong môn học giáo dục công dân để đạt được mục tiêu dạy học vừa đạt hiệu quả trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là thực hiện vai trò chính của môn giáo dục công dân với đúng nghĩa của nó. Qua 3 năm đổi mới pp giảng dạy Môn học GDCD ở trường THPT bản than tôi đúc kết một số vấn đề kiểm tra đánh giá môn GDCD như sau B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Chúng ta ai cũng biết kiểm tra đánh giá là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, chính xác những thông tin về hiện trạng, nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục, về khả năng giáo dục căn cứ vào mục tiêu đào tạo và dạy học làm cơ sở cho những chủ trương biện pháp và hoạt động tiếp theo. Theo phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống chỉ chú ý chú trọng kiểm tra kiến thức mà giáo viên truyền đạt và hình thức kiểm tra tự luận là chủ yếu và chỉ có cách đánh giá làgiá viên đánh giá học sinh. Như vậy học sinh nhận thức một cách máy móc, sao chép kiến thức của giáo viên cung cấp trong phạm vi hẹp, chưa phát huy được tính sáng tạo, năng động cho học sinh, ít liên hệ thực tiển và khả năng vận dụng vào cuộc
  3. sống rất thấp đặc biệt là sức sáng tạo và xử lý những tình huống xảy ra khác nhau trong cuộc sống chưa linh hoạt chưa có kinh nghiệm Do vậy để đạt được mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự sáng tạo, tìm tòi phát minh, vận dụng vào cuộc sống thì việc đổi mới phương pháp đánh giá là rất cần thiết. Chính vì thế mà người giáo viên phải đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh để tổng hợp thông tin đầy đủ về việc học tập của học sinh ( từ khâu soạn bài, đọc bài, tìm hiểu bài đến tiếp thu bài mới vận dụng vào thực tiển và điều chỉnh hành vi của học sinh). Kiểm tra đánh giá, phải góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu học sinh không chỉ học thuộc lòng nội dung bài học mà còn phải biết liên hệ nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống, phải biết vận dụng kiến thức kỹ năng đã được trang bị trong bài học và huy động vốn kinh nghiệm sống của bản thân. Kiêm tra thái độ, tình cảm, kỹ năng nhận xét, đánhgiá, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hành trong cuộc sống. Từ trên cơ sở đó thúc đẫy học sinh tích cực rèn luyện theo yêu cầu của chuẩn mực mà bài học đặt ra. Qua những lần tiếp thu về chuyên môn, tập huấn về việc đổi mới kiểm tra đánh giá tự bản thân đúc kết áp dụng trong thực tiển giảng dạy như sau I. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thúc đẫy phương pháp dạy học. 1. Đa dạng hình thức đánh giá. a) Giáo viên đánh giá học sinh: Để thực hiện việc giáo viên đánh giá học sinh với nhiều cách khác nhau: - Đánh giá qua bài kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết, học kỳ của học sinh để GV đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức, khả năng diễn đạt bằng từ ngữ, những hiểu biết suy nghĩ của học sinh. - Đánh giá thường xuyên qua việc phát vấn trên lớp, qua thảo luận nhóm, giáo viên đánh giá việc quan sát, tiếp thu kiến thức của học sinh, khả năng tư duy của học sinh. Bằng cách nhìn quan sát, ánh mắt, gương mặt biểu hiện thái độ tình cảm của học sinh cũng như mức độ hiểu bài của học sinh từ đó giáo viên có thể gợi ý, uốn nắng, giúp đỡ học sinh. - Đánh giá học sinh qua các hoạt động như đóng vai, mô tả sơ đồ bài học, diễn đạt thuyết trình vấn đề đã học, thực hành vv đánh giá kỹ năng của hcọ sinh. - Hay bằng những phương pháp khác trong từng tình huống của bài học, tình huống của quá trình dạy học. b) Học sinh đánh giá lẫn nhau: - Quá trình này rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận xét đánh giá vấn đề với một thế giới quan và phương pháp luận biện chứng mà các em đã được học quá trìnhđánh giá này rèn cho học sinh kỷ năng đánh giá, giáo dục học sinh có ý thức trách nhiệm hơn trong học tập tiếp thu vấn đề mới trong bài học.
  4. - Bằng cách thực hiện như sau: Trao đổi bài kiểm tra định kỳ so sánh với đáp án của giáo viên rồi nhận xét bài làm của bạn, rồi nhận lại ý kiến của bạn về bài viết của mình. - Hoạt động thảo luận trong nhóm, các nhóm đánh giá với nhau về sản phẩm của nhau, đánh giá ý kiến, nhận xét lời phát biểu của bạn trong giờ học. - Đánh giá nhận xét về việc làm hành vi của các bạn trong lớp qua việc liên hệ thực tiển với nội dung bài học. c) Học sinh tự đánh giá: Đây là một khâu quan trọng và khó nhất trong việc đánh giá vì “muốn nhìn thấy gương mặt mình phải nhìn qua gương” . Do vậy học sinh tự nhận xét đánh giá về mình là một việc làm rất khó, sự đánh giá đó có độ chính xác cao hay không phụ thuộc vào năng lực giám sát bản thân, năng lực tư duy, sự hiểu biết của học sinh và đặc biệt là phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm làm việc của học sinh. Sự đánh giá nghiêm túc, trung thực, khách quan đúng thực lực mới đem lại hiệu quả tốt cho chất lượng giáo dục và nâng cao năng lực học tập, có ý chí vươn lên từ sự điều chỉnh hành vi sai lệch, phát huy tính tích cực, tránh tình trạng “ lạc quan tếu” đánh giá quá cao về mình, đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan và ngược lại. Do vậy trong quá trình dạy học môn giáo dục công dân giáo viên cần giáo dục rèn luyện học sinh kĩ năng tự đánh giá, biết đánh giá chính xác đúng thực lực Ví dụ: Trong bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học với khái niệm lương tâm “ Là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân ” thì giáo viên lồng ghép ngay: Qua một ngày học tập và làm việc trước khi đi ngũ có bao giờ em kiểm tra đánh giá lại những công việc của mình làm, những hành vi của mình chưa? Nếu chưa có thì từ đây các em thực hiện điều đó. Hay bằng cách cho học sinh tự tìm ra nguyên nhân của kết quả học tập mà mình đạt được hay những chuyện đáng tiết xãy ra với mình, từ nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan thì khi tìm ra nguyên nhân chủ quan là học sinh đã tự đánh giá được mình, tự rút kinh nghiệm cho bản thân. - Bằng cách đánh giá này phát huy tính tự lực, rèn kỹ năng tự đánh giá mình, khẳng định mình, tạo niềm tin, sức mạnh để tiếp tục hoạt động, điều chỉnh khắc phục những thiếu sót để phấn đấu tốt hơn. d) Học sinh đánh giá giáo viên: Đây la việc làm rất tế nhị trong giảng dạy và rất khó thực hiện, nó có thể phát huy tác dụng cao nhưng cũng có thể hạn chế đó là đánh giá sai sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và xúc phạm đến GV. Cho nên khi tiến hành cần lưu ý. Cách tiến hành: - Việc làm này thông qua cách lấy ý kiến học sinh, thăm dò ý kiến của học sinh về một giáo viên nào đó về việc dạy học của một giáo viên nào đó theo chủ quan của học sinh.
  5. - Giáo viên dạy môn giáo dục công dân cũng có thể tạo điều kiện, tạo cơ hội cho học sinh đánh giá về mình theo sự suy nghĩ ý kiến của các em. Bằng những cách như: Phiếu thăm dò, trắc nghiệm theo câu hỏi mà giáo viên soạn sẳn để thăm nắm về những suy nghĩ đánh giá của học sinh về bản thân, về phương pháp giảng dạy để từ đó giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy, điều chỉnh hành vi bản thân để phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh hơn. Hay khéo léo lồng vào bài học bằng những câu hỏi để học sinh trình bày về suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề nào đó có liên quan đến môn học, bài học vv Bằng phương pháp này giáo viên tạo điều kiện cho học sinh thực hiện quyền dân chủ, quyền tham gia đóng góp xây dựng của học sinh. 2. Đa dạng hình thức kiểm tra: a) Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra vấn đáp vào đầu giờ học, giữa giờ, cuối giờ, cũng có thể kiểm tra bằng giấy như bài tập nhanh, phiếu học tập, câu hỏi trắc nghiệm, nội dung kiểm tra nằm trong bài trước đã học, hay bài đang học, hay vấn đề vừa tìm hiểu xong, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà. Với việc kiểm tra này rèn luyệnhọc sinh tính tự học ở nhà, chú ý theo dõi bài, ý thức xây dựng bài. b) Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ, nội dung kiểm tra là nội dung kiến thức trọng tâm phần đã học, có liên hệ thực tiển, vận dụng vào cuộc sống. Thông quakiểm tra giáo viên nắm bắt thông tin kịp thời, có tính hệ thống thông tin về tình hình chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học sau mỗi phần học, kì học năm học của giáo viên và học sinh. Để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh và tự điều chỉnh phương pháp dạy học của bản thân mình để có phương pháp dạy học tốt hơn cho quá trình tiếp theo tốt hơn, phù hợp trình độ, tâm lý của học sinh hơn. * Điều lưu ý trong kiểm tra định kỳ cho có hiệu quả, thì giáo viên phải có hệ thống câu hỏi đề cương cho học sinh, có kiểm tra đánh giá, điều chỉnh đề cương của học sinh. 3.Cách thức ra đề kiểm tra: Các dạng câu hỏi: tự luận, trắc nghiệm khách quan, bài tập nghiên cứu nhỏ (Phần này như hướng dẫn của SGV và tài liệu tập huấn) * Những điều cần chú ý khi ra đề kiểm tra định kỳ hay khi đặt câu hỏi kiểm tra thường xuyên Giáo viên cần lưu ý như sau: Nên hỏi những gì học sinh đã học, đã biết, bắt học sinh làm những việc gì học sinh làm được