SKKN Dạy học phát triển kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp thông qua chủ đề “Tuần hoàn máu” Sinh học 11 cơ bản

docx 46 trang Mịch Hương 27/09/2024 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học phát triển kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp thông qua chủ đề “Tuần hoàn máu” Sinh học 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_phat_trien_ki_nang_so_cuu_va_phong_chong_mot_so.docx
  • pdfCao Thị Long - Đậu Đình Sanh - Trường THPT Nghi Lôc 3-Sinh học.pdf

Nội dung text: SKKN Dạy học phát triển kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp thông qua chủ đề “Tuần hoàn máu” Sinh học 11 cơ bản

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: DẠY HỌC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG SƠ CỨU VÀ PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ TAI NẠN THƯỜNG GẶP THÔNG QUA CHỦ ĐỀ “ TUẦN HOÀN MÁU” SINH HỌC 11 CB Người thực hiện: 1. Cao Thị Long - Chức vụ: TTCM Điện Thoại: 0385037007 2. Đậu Đình Sanh - Chức vụ: Giáo viên Điện Thoại: 0943 389 898 SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Sinh học NĂM HỌC: 2021 - 2022
  2. QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh SKKN Sáng kiến kinh nghiệm SGK Sách giáo khoa GDPT Giáo dục phổ thông NL Năng lực GD&ĐT Giáo dục và đào tạo ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm DHTCĐ Dạy học theo chủ đề KNS Kĩ năng sống THPT Trung học phổ thông
  3. không có các kiến thức và kỹ năng đầy đủ để thực hiện các biện pháp sơ cứu ban đầu dẫn đến nạn nhân tăng tỷ lệ tử vong hoặc tăng tỷ lệ thương tật. Một số trường hợp nạn nhân được sơ cứu nhưng không đúng cách nên cũng dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong cho nạn nhân. Vì những lý do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Dạy học phát triển kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp thông qua chủ đề TUẦN HOÀN MÁU Sinh học 11 cơ bản” nhằm mục đích lồng ghép các kĩ năng sơ cứu ban đầu cho các em, giúp các em có các kĩ năng sơ cứu áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nắm vững các kiến thức về tuần hoàn máu - Thực hiện thành thạo các kĩ năng sơ cứu ban đầu bao gồm: hà hơi thổi ngạt, ép tim hô hấp nhân tạo, lấy dị vật ra khỏi đường hô hấp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Thông qua chủ đề “Tuần hoàn máu” sinh học 11 cơ bản rèn luyện và phát triển kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp - Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: HS khối 11 trường THPT Nghi Lộc 3 Nghệ An 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, phân tích các loại tài liệu có liên quan tới đề tài. - Phương pháp chuyên gia: trao đổi với các chuyên gia có hiểu biết về nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra: thông qua quan sát, dự giờ; phỏng vấn, trao đổi; phát phiếu điều tra đối với HS ở trường THPT Nghi Lộc 3 - Phương pháp thực nghiệm: tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm tại 4 lớp 11 ở trường THPT Nghi Lộc 3, phân tích định tính (điều tra qua phiếu thăm dò ý kiến) và phân tích định lượng (cho HS làm bài kiểm tra; thống kê, xử lý số liệu) để rút ra những nhận xét, kết luận về tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Việc dạy học theo chủ đề không còn mới, tuy nhiên thông qua chủ đề dạy học để phát triển kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp như: cầm máu, hô hấp đuối nước, điện giật thì hoàn toàn mới. Thông qua dạy học chủ đề này chúng tôi đã góp phần thực hiên mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là hình thành và phát triển cho HS những năng lực cốt lõi, đặc biệt là năng lực sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp như: cầm máu, hà hơi thổi ngạt, ép tim hô hấp nhân tạo khi gặp nạn nhân đuối nước, điện giật 2
  4. giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống. Trong thời gian gần đây, giáo dục KNS cho học sinh được quan tâm nhiều hơn. Giáo dục KNS cho học sinh phổ thông hiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi KNS phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục KNS phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm. Thời gian qua, dù giáo dục KNS có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về KNS của học sinh còn nhiều khiếm khuyết. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, chưa có kĩ năng xử lí các tình huống trong cuộc sống, đặc biệt là tình huống cấp bách. 2.1.3. Thực trạng của việc rèn kĩ năng sống hiện nay. Học tập là một nhu cầu cần thiết của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường xung quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều chỉ trích do quá nặng nề về kiến thức trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu hụt. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến các em không còn thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn hạn chế. Qua thực tế giảng dạy ở lớp 11 trường THPT Nghi Lộc 3, chúng tôi nhận thấy kĩ năng sống của học sinh còn yếu, đặc biệt là kĩ năng sơ cứu các tai nạn thường gặp như: cầm máu, hà hơi thổi ngạt, ép tim hô hấp nhân tạo, lấy dị vật ra khỏi đường hô hấp chúng tôi tiến hành khảo sát ở lớp 11A1, 11A2, 11B1, 11B2 đầu năm học với phiếu trả lời nhanh, kết quả như sau: Kĩ năng sơ Tổng số HS Kĩ năng tốt Có hình thành Kĩ năng chưa cứu khảo sát kĩ năng tốt, còn yếu 160 SL % SL % SL % 4