SKKN Dạy học chủ đề: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống – Sinh học 12 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học chủ đề: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống – Sinh học 12 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_day_hoc_chu_de_ung_dung_di_truyen_hoc_vao_chon_giong_si.docx
- Trần Thị Lệ Hằng, Hoàng Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Lan- THPT Cửa Lò 2- Sinh học.pdf
Nội dung text: SKKN Dạy học chủ đề: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống – Sinh học 12 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN === === SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG – SINH HỌC 12 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THUỘC MÔN: SINH HỌC Năm 2022 1
- MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1.Lý do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu đề tài 5 3. Phạm vi nghiên cứu 5 4. Điểm mới của đề tài: 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 PHẦN II: NỘI DUNG 6 1. Cơ sở khoa học 6 1.1. Cơ sở lí luận 6 1.1.1 Các khái niệm 6 1.1.2. Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực 7 1.1.3 Các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực 8 1.2. Cơ sở thực tiễn 10 2. Thực hiện giải pháp: Tổ chức dạy học Chủ đề: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống - Sinh học 12 13 2.1 . Mục tiêu chủ đề 13 2.2. Thiết bị dạy học và học liệu 15 2.3. Tiến trình dạy học : 4 tiết 15 3. Kết quả đạt được 36 PHẦN III: KẾT LUẬN 38 1.Kết luận 38 2. Kiến nghị 38 PHỤ LỤC I. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 39 PHỤ LỤC II: ẢNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TẠI LỚP 49 PHỤ LỤC III: PHIẾU ĐÁNH GIÁ 55 PHỤ LỤC IV: PHIẾU ĐIỀU TRA 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 3
- 2. Mục tiêu đề tài - Học sinh được tìm hiểu kiến thức về các nguồn vật liệu chọn giống, quy trình tạo giống bằng phương pháp hiện đại và các thành tựu tạo giống của nông nghiệp Việt Nam và thế giới. - Thực hiện được dự án, đề tài về các sản phẩm công nghệ tế bào và công nghệ chuyển gen. Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về thành tựu tạo giống hiện nay. - Thu thập được thông tin đánh giá triển vọng về công nghệ gen và công nghệ tế bào trong nền nông nghiệp hiện đại qua đó tìm hiểu được lĩnh vực nghề nghiệp có liên quan. - Góp phần hình thành phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, bảo vệ giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triên bền vững; Rèn luyện cho học sinh thế giới quan khoa học, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu lao động và các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phạm vi nghiên cứu Các bài học trong chương IV: Ứng dụng di truyền học – Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào. Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen. 4. Điểm mới của đề tài: - Hình thành phương pháp học tập chủ động sáng tạo, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, vừa học vừa áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, phát triển năng lực và phẩm chất người học. - Học sinh được tìm hiểu các cây trồng được sử dụng hàng ngày, các thành tựu về tạo giống ở Việt Nam và thế giới. - Thực hiện được dự án, đề tài về các sản phẩm công nghệ tế bào và công nghệ chuyển gen. Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về thành tựu tạo giống. - Tranh luận, phản biện được về việc sản xuất và sử dụng sản phẩm biến đổi gen và đạo đức sinh học. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp điều tra nhu cầu và hứng thú của học sinh đối với chủ đề. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 5
- nghiệm, kiến thức, kĩ năng, hứng thú, niềm tin, ý chí, ) trong một môn học hay bối cảnh nhất định, theo tốc độ của riêng mình. 1.1.2. Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là xác định và đo lường được “năng lực” đầu ra của học sinh. Dựa trên mức độ làm chủ kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh trong quá trình học tập. Các đặc điểm nổi bật của dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Đặc điểm về mục tiêu: Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể đo lường và đánh giá được. Dạy học để biết cách làm việc và giải quyết vấn đề. Đặc điểm về nội dung dạy học: Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được các mục tiêu năng lực đầu ra. Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Nội dung chương trình dạy học có tính mở tạo điều kiện để người dạy và người học dễ cập nhật tri thức mới. Đặc điểm về phương pháp tổ chức: + Người dạy chủ yếu đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ người học chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề. + Đẩy mạnh tổ chức dưới dạng các hoạt động, người học chủ động tham gia các hoạt động nhằm tìm tòi khám phá, tiếp nhận tri thức mới. + Kế hoạch bài dạy được thiết kế có sự phân hóa theo trình độ và năng lực của người học. + Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, quan điểm và tham gia phản biện. Đặc điểm về không gian dạy học: Không gian dạy học có tính linh hoạt, tạo không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. Lớp học có thể trong phòng hoặc ở ngoài trời, trong công viên, bảo tàng nhằm dễ dàng tổ chức các hoạt động nhóm. Đặc điểm về đánh giá: Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học. Chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài ra một đặc điểm quan trọng trong đánh giá đó là: người học được tham gia vào quá trình đánh giá, nâng cao năng lực phản biện, một phẩm chất quan trọng của con người trong xã hội ngày nay. Đặc điểm về sản phẩm giáo dục: + Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn. + Phát huy khả năng tự tìm tòi, khám phá và ứng dụng nên người học ít phụ thuộc vào học liệu trong Sách giáo khoa. + Người học trở thành những con người tự tin năng động và có năng lực. 7