SKKN Dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” – Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh

docx 69 trang Mịch Hương 27/09/2024 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” – Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_chu_de_phan_bon_va_san_xuat_phan_huu_co_tu_cac.docx
  • pdfPhạm Thị Thanh Thái, THPT Anh Sơn 1, lĩnh vực Sinh- Công nghệ.pdf

Nội dung text: SKKN Dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” – Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “PHÂN BÓN VÀ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ CÁC PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP” – CÔNG NGHỆ 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH LĨNH VỰC: SINH - CÔNG NGHỆ 1
  2. MỤC LỤC TT Nội dung Trang Phần I ĐẶT VAN ĐỀ 1 Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 2.1 Cơ sở lí luận của đề tài 5 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 9 2.3 Một số giải pháp dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 theo 13 hướng phát triển năng lực học sinh. 2.3.1 Phân tích cấu trúc nội dung chủ đề “Phân bón và sản xuất phân 13 hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 Xây dựng bảng mô tả các mức độ cần đạt của chủ đề “Phân 2.3.2 13 bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” 2.3.3 Hệ thống câu hỏi định hướng dạy học chủ đề 15 2.3.4 Thiết kế dự án dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 nhằm phát 15 triển phẩm chất, năng lực học sinh 2.3.5 Kế hoạch dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 ở các lớp thực 18 nghiệm. 2.3.6 Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá dự án 34 2.3.7 Tổ chức dạy học ở lớp đối chứng 37 2.4 Thực nghiệm sư phạm 37 2.5 Ý nghĩa của đề tài 45 2.6 Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm 46 2.7 Bài học kinh nghiệm 47 Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 3.1 Kết luận 48 3.2 Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC 3
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu của giáo dục Việt Nam hiện nay là đổi mới toàn diện, thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong sự đổi mới chung của ngành Giáo dục & Đào tạo thì đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở tất cả các cấp học đang được coi là chìa khoá để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Đặc biệt chú trọng đổi mới dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, sự hứng thú và trách nhiệm học tập của HS. Chỉ thị Số 29/CT-UBND Tỉnh Nghệ An đã nêu rõ: Tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phù hợp với điều kiện từng nhà trường, địa phương. Chú trọng các phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy vai trò tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực nghiệm, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào các tình huống trong thực tiễn; tổ chức dạy học theo dự án, giáo dục STEM, đẩy mạnh việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Coi trọng dạy học phân hóa, dạy sát đối tượng trong triển khai dạy học tăng cường. Hiện nay ở các trường THPT, nhất là các trường thuộc khu vực miền núi thì việc giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học chủ đề môn học chưa nhiều, chưa tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn đến cơ hội phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh còn hạn chế. Vì vậy, việc lựa chọn các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, hiện đại, phù hợp để có thể phát huy được tính tự tin, tính tích cực chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh, phát triển năng lực người học là điều hết sức quan trọng của quá trình đổi mới. Môn Công nghệ lớp 10 là môn khoa học thực nghiệm, bằng thực nghiệm để làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các sự vật, hiện tượng. Đặc biệt chủ đề “phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” là phần kiến thức rất gần gũi với học sinh, gắn với việc sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” thuộc môn Công nghệ lớp 10 theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho người học, dạy học gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương là một hướng mới, cần thiết trong đổi mới dạy học và giáo dục ở các trường THPT. 1
  4. 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển năng lực học sinh. Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 10 tại các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn và thực hiện từ năm học 2019 -2020 cho đến nay. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: + Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực, tài liệu dạy học Công nghệ 10, các trang web liên quan để làm cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu. + Nghiên cứu xu hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực và các văn bản quy định hiện hành. + Nghiên cứu về nội dung chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 - Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn: Khảo sát về việc dạy học môn Công nghệ và hứng thú học tập của học sinh ở các trường THPT thuộc miền núi của tỉnh Nghệ An. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế, tổ chức các dự án dạy học chủ đề môn học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Phương pháp thống kê: + Thống kê kết quả điều tra giáo viên và học sinh trước khi áp dụng đề tài + Thống kê kết quả điểm số, chỉ tiêu phát triển năng lực của học sinh sau khi áp dụng đề tài + Xử lý kết quả bằng phần mền Excel máy tính 1.6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và tổ chức tốt các hoạt động dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 sẽ phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 1.7. Những đóng góp mới của đề tài. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chủ đề môn Công nghệ 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Thiết kế các bước dạy học dự án và thử nghiệm thành công hình thức tổ chức dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh, hình thành những kiến thức 3