SKKN Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả

doc 28 trang sangkien 31/08/2022 7960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_cach_tiep_can_linh_hoat_sang_tao_de_giang_day_kieu_bai.doc

Nội dung text: SKKN Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT Yên Phong số 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả Giáo viên: Nguyễn Thị Hòa Tổ: Văn Trường: THPT Yên Phong số 2 Năm học: 2013- 2014 Yên Phong,tháng 12 năm 2014 1
  2. PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Mục đích của sáng kiến: Mục đích của đề tài là tạo ra cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để người dạy kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống đạt hiệu quả cao, khắc phục việc truyền thụ kiến thức lí thuyết Làm văn khô cứng, tạo nên tâm lí nhàm chán đối với người học. Người dạy Làm văn cần hướng đến mục đích cuối cùng: Là giúp học sinh thể hiện (nói hoặc viết) những suy nghĩ (tư tưởng, quan điểm); tình cảm (vui hay buồn, căm ghét hay yêu thương); thái độ (đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán) của mình trước một hiện tượng đời sống . . . . Có nghĩa là giúp cho học sinh cách nghĩ và cách trình bày suy nghĩ của mình trước một hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội tích cực hay hiện tượng tiêu cực. Phương pháp thực hiện đề tài: mô tả, tái hiện lại đề tài, từ công việc tiếp cận của giáo viên, thiết kế bài dạy đến kết quả áp dụng đề tài tại đơn vị. Đề tài giới hạn trong phân môn Làm văn. Cụ thể, áp dụng cho kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12). Đối tượng áp dụng của đề tài là học sinh Trung học phổ thông, bổ túc Trung học phổ thông. Có thể kể ra rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trình trạng ấy và để khắc phục phần nào trình trạng ấy, tôi đã rút ra được kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy và mạnh dạn đề ra: Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả trong Ngữ văn 12. II. Đóng góp của SKKN: Những ai quan tâm đến môn Ngữ văn trong trường THPT hẳn đều nhất trí rằng : dạy phân môn Làm văn là một trong những vấn đề làm nhức nhối nhiều người hơn tất cả : vừa khó lại vừa khô, không tạo ra hứng thú thật sự cho học sinh, hạn chế sự tìm tòi, tự nguyện của học sinh đến với phân môn Làm văn. Xét về bản thân phân môn Làm văn là môn học vốn kết tinh đầy đủ nguyên lí kết hợp Học với Hành, là môn học bộc lộ rõ nét hơn cả nhân cách của học sinh, là 2
  3. môn học xứng đáng được coi là có truyền thống lâu đời nhất trong lịch sử giáo dục nước nhà, lẽ ra phải tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nhất, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh nhất thì kết quả ngược lại. Trong thực tế dạy phân môn Làm văn : người dạy hướng học sinh sử dụng thành thạo kiểu làm văn trong nhà trường phổ thông đó là làm văn Nghị luận (Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học). Nhưng đó là một thách thức không nhỏ, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, người dạy lại đặt ra rất nhiều câu hỏi mà không dễ trả lời : - Tại sao kết quả học làm văn nghị luận của học sinh cứ nghèo nàn và bấp bênh so với những môn học khác ? - Tại sao trong thực tiễn làm bài Làm văn nghị luận học sinh không giải quyết được những khó khăn gặp phải ? 3
  4. PHẦN II:NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Quá trình dạy học trên lớp tuỳ vào từng đối tượng cụ thể mà giáo viên triển khai linh hoạt các bước lên lớp và sáng tạo ra các tình huống dạy học, xây dựng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, để đạt hiệu quả cao nhất là học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện tốt kĩ năng thực hành. Để xây dựng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, linh hoạt và sáng tạo đạt hiệu quả cao cần xác định kĩ ba vấn đề. Vấn đề thứ nhất : Đối tượng học sinh của tôi đang nghiên cứu là bổ túc Trung học phổ thông, có những đặc điểm riêng như : ❖ Nhiều độ tuổi khác nhau, đối tượng học sinh phân luồng sau Trung học phổ thông. ❖ Nghỉ học lâu năm, lâu ngày, kiến thức không liên tục, chắp nối. ❖ Học sinh đa số học lực yếu, kém. Vấnđề thứ hai : Phân môn Làm văn có đặc thù riêng : là môn học vốn kết tinh đầy đủ nguyên lí kết hợp Học với Hành, nghĩa là vừa có tính lý thuyết vừa rèn luyện kĩ năng thực hành cao, đòi hỏi học sinh phải biết tích hợp kiến thức nhiều môn học khác nhau như Văn học, Tiếng việt, . . . . nhiều kênh thông tin khác nhau để vận dụng trong kĩ năng thực hành làm văn, viết (nói) bài làm văn nghị luận. Vì vậy, từ mức độ ấy đòi hỏi tâm lí tiếp nhận của người học rất quan trọng. Vấn đề thứ ba : Trong thực tiễn sống, con người thường thấy hiện ra trước mắt mình những câu hỏi, những băn khoăn mà mình vẫn muốn, vẫn chờ mong được giải đáp, nhưng lại khó giải đáp, và do đó mà thường khi vẫn được giải đáp theo nhiều cách khác nhau. Đó chính là vấn đề. Nghị luận về một hiện tượng đời sống nhằm trả lời câu hỏi ấy và rèn luyện cho học sinh ý thức quan tâm, có thái độ và 4
  5. nhận thức đúng đắn trước hiện tượng đời sống đang xảy ra. Đề tài nghị luận là các hiện tượng đời sống đáng được suy nghĩ, nghiền ngẫm trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt là các hiện tượng liên quan trực tiếp đến thanh niên học sinh, các hiện tượng này thường có ý nghĩa xã hội tích cực và có hiện tượng tiêu cực. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Căn cứ vào các vấn đề trên, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ đối tượng học sinh, tạo tâm lí hứng thú cho học sinh tiếp nhận phân môn làm văn nói chung và kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng một cách tự nguyện. Để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên linh hoạt, sáng tạo tình huống dạy học bằng: - Hình ảnh, tư liệu về những con người giàu nghị lực trong cuộc sống. - Tấm gương những con người giàu lòng nhân ái. - Hình ảnh, tư liệu về những hiện tượng đời sống mà xã hội đang quan tâm. Trong quá trình sáng tạo tình huống dạy học, giáo viên không quá lạm dụng, sa đà vào những hình ảnh hoặc những câu chuyện kể mà phải biết lựa chọn vài hình ảnh tiêu biểu, một hoặc hai câu chuyện điển hình, gây tác động trực tiếp đến tâm lí của học sinh, nhằm tạo sự hứng thú, rung động trong tâm lí tiếp nhận của học sinh. Đáp ứng những yêu cầu trên, tôi đã thực nghiệm trên lớp bằng các phương thức, cách thức tiếp cận làm sao cho việc giảng dạy làm văn nhẹ nhàng hơn, học sinh tiếp nhận hứng thú hơn, đạt hiệu quả cao nhất. Chương 2: Thực trạng vấn đề Để thực hiện phương pháp : Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả. Giáo viên cần chuẩn bị cách tiếp cận về chương trình dạy học làm văn theo nguyên tắc tích hợp đồng tâm và cách tiếp cận nghiên cứu, xử lí tài liệu: I. Cách tiếp cận chương trình dạy học Làm văn theo nguyên tắc tích hợp đồng tâm : 5
  6. Chương trình Làm văn từ Trung học cơ sở (THCS) đến Trung học phổ thông (THPT) có liên quan rất chặt chẽ với nhau, vì chúng xây dựng theo nguyên tắc tích hợp đồng tâm nâng cao. Các tri thức và kĩ năng các lớp dưới là cơ sở cho việc tiếp tục mở rộng, nâng cao ở các lớp trên. Chính vì thế, Giáo viên cần có cái nhìn khái quát nội dung văn nghị luận đã học từ các lớp THCS đến THPT. Văn nghị luận được học trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS (bắt đầu từ lớp 7 cho đến lớp 9). ❖ Lớp 7 : Nội dung chủ yếu là giúp học sinh tìm hiểu chung về văn nghị luận : Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận; Thế nào là văn bản nghị luận; Đặc điểm của văn bản nghị luận; Bố cục và phương pháp lập luận trong bài nghị luận. Sau đó đi vào tìm hiểu và luyện tập hai thao tác chính là chứng minh và giải thích. ❖ Lớp 8 : Văn nghị luận tiếp tục được học với việc nhắc lại vấn đề luận điểm trong bài nghị luận, kĩ năng xây dựng và trình bày luận điểm. Sau đó học thêm một số vấn đề mới về văn nghị luận như : Tìm hiểu các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự trong văn nghị luận. ❖ Lớp 9 : Văn nghị luận tiếp tục được học thêm các nội dung mới như : Các phép lập luận diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp; Nghị luận xã hội và nghị luận văn học (chủ yếu là loại văn bình luận, đòi hỏi vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận). Văn nghị luận được học trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT (từ lớp 10 cho đến lớp 12). ❖ Lớp 10 : Ôn lại các kiểu văn bản đã học ở THCS và học thêm một số nội dung mới. Các kiểu văn bản ôn luyện bao gồm bốn kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. Các nội dung mới bao gồm hình thành và rèn luyện năng lực liên tưởng, tưởng tượng, khả năng quan sát, thể nghiệm đời sống; biết suy nghĩ, phát hiện vấn đề từ đời sống; biết đọc và tích luỹ kiến thức, . . . . ❖ Lớp 11 : Tập trung ôn lại và mở rộng, nâng cao các tri thức và kĩ năng về kiểu văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học, mà trọng tâm là giới thiệu và 6
  7. luyện tập bốn thao tác lập luận chưa được học ở các lớp dưới: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. ❖ Lớp 12 : Tiếp tục hoàn thiện về văn nghị luận mà trọng tâm là các dạng bài nghị luận, luyện tập kết hợp các thao tác và hoàn chỉnh kĩ năng viết bài (bố cục, mở bài, kết luận, diễn đạt và hoàn chỉnh bài văn . . .). Tính tích hợp đồng tâm nâng cao theo chiều dọc của chương trình phân môn Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn từ THCS đến THPT giúp cho giáo viên có cái nhìn toàn diện về chương trình Làm văn để nhận thấy: Kiến thức làm văn THPT chủ yếu viết dưới dạng tổng kết lại một số kiến thức và kĩ năng làm văn đã học ở các lớp dưới ở mức độ nâng cao. Vì thế, khi dạy giáo viên cần tận dụng và phát huy tối đa những hiểu biết của học sinh về vấn đề đã học để tìm hiểu bài. Ví dụ: Khi thiết kế bài dạy Nghị luận về một hiện tượng đời sống, GV cần lưu ý tính tích hợp như: Lớp 11 HS đã học kĩ năng Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận hoặc lớp 11 HS đã học và rèn luyện kĩ năng thực hành về các thao tác lập luận như: So sánh, Phân tích, Chứng minh, Bình luận, Bác bỏ . . . . Vì vậy trong quá trình dạy học GV yêu cầu HS ôn lại kiến thức để vận dụng vào kiểu bài làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống mà không cần dạy lại kiến thức đã học. II. Cách tiếp cận tài liệu và xử lí tài liệu từ các kênh thông tin khác nhau : Để học sinh hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu đồng tình trước những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau đây: Thứ nhất: Đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống chủ yếu được ra theo hướng mở, có nghĩa là chỉ nêu đề tài và yêu cầu học sinh trình bày những suy nghĩ và ý kiến riêng chứ không dừng lại ở mức độ giải thích, chứng minh xuôi chiều một hiện tượng. Thứ hai: Đề tài nghị luận về một hiện tượng đời sống rất rộng, bao gồm những hiện tượng đời sống có ý nghĩa tích cực và hiện tượng tiêu cực. Vì thế, giáo viên 7