SKKN Bước đầu tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng môn Sinh học 9

doc 26 trang sangkien 01/09/2022 5382
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bước đầu tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_buoc_dau_tich_hop_kien_thuc_giao_duc_bao_ve_moi_truong.doc

Nội dung text: SKKN Bước đầu tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng môn Sinh học 9

  1. 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 I. Lý do chọn đề tài 1 3 II. Phạm vi và đối tượng nhiên cứu 2 4 III. Mục đích nghiên cứu. 2 5 IV. Điểm mới trong nghiên cứu. 2 6 B. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ 3 7 I. Cơ sở lí luận 3 8 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 3 9 III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 4 10 IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. 13 11 C. KẾT LUẬN VẦN ĐỀ 14 12 I. Những bài học kinh nghiệm. 14 13 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. 14 14 III. Khả năng ứng dụng và triển khai. 15 15 IV.Những kiến nghị, đề xuất. 15 16 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 17 MỤC LỤC 17 1
  2. A. ĐĂT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.Có lí luận Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và của nhiều nước trên Thế giới nói chung,vì sự phát triển bền vững của toàn cầu.Trong đó con người là một bộ phận củ môi trường,do đó con người sẽ không thể sống nếu môi trường không được bảo vệ.Nói cách khác bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Từ những năm gần đây cho những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân,chủ yếu là do tác động của con người.Khi gánh chịu hậu quả gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được những ảnh hưởng có hại của mình ảnh hưởng đối với môi trường sống.Chính vì thế con người cần quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường,đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá.Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ ,hành vi của học sinh bằng chương trình lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp trung học cơ sở cũng như các cấp học khác Chúng ta đang sống trong một môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Để ngăn chặn cải thiện tình trạng hiện tại cũng như tương lai,chúng ta cần có thế hệ có nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người và các loài sinh vật khác,cũng như trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống.Tuyên truyền giáo dục là giải pháp đem lại hiệu quả cao,trong đó giáo dục ở nhà trường có vai trò rất quan trọng. Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp. 2.Có thực tiễn 2
  3. Hiện nay như chúng ta đã biết môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do tiến trình công nghiệp hoá, sự yếu kém về khoa học xử lý chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người. Để có một môi trường bền vững cho hôm nay và cả mai sau thì ngay từ bây giờ chúng ta cần phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết về môi trường .Nếu nhận thức của mỗi học sinh tốt,thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường,đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ,khôi phục thiên nhiên,góp phần cải thiện sức khỏe con người.Nhưng ý thức không là chưa đủ mà cần phải có những biện pháp ,những cách làm,để góp phần bảo vệ môi trường. Là một giáo viên sinh học ,việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em qua tiết dạy là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học .Vậy giáo dục như thế nào để có hệ thống và hiệu quả .Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về “Bước đầu tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng môn Sinh học 9”.Nhằm: +Rút ra một số kinh nghiệm trong việc “tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy sinh học 9”. + Xây dựng một số bài soạn theo định hướng : “tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường” có tính chất minh hoạ đã được dạy ở thực nghiệm. II.MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Mục đích: - Nghiên cứu để xác định tầm quan trọng của việc tích hợp bảo vệ môi trường vào việc giảng dạy bộ môn sinh học,góp phần nâng cao chât lượng học tập của học sinh ,giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường thông qua bài dạy môn sinh hoc 9 - Giúp học sinh ham mê,yêu thích bô môn sinh học. - Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường ,cải thiện và xây dựng môi trường xanh- sạch - đẹp. 2.Phương pháp nghiên cứu: 3
  4. Trong phạm vi đề tài này tôi đã chọn một số phương pháp sau: +Phương pháp điều tra khảo sát +Tổ chức ngoại khoá trong giờ thực hành,học ngoài thiên nhiên + Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới dạng trò chơi,kể chuyện + Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào bài học ở các mức độ khác nhau III.GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Trong môn sinh học 9 .Bài : 21,24,25,27,29,30,32,33,41,47,50,51,52, 53,54,56,58,59,60,61,62,63,66. IV.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN. Bắt đầu từ tuần 11 đến tuần 33 trong môn sinh học 9. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN : Để hình thành kiến thức kỹ năng,thái độ và phát huy năng lực tích cực của học sinh .Vì vậy trong việc giảng dạy người giáo viên cần có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện.Khi soạn giáo án việc xây dựng câu hỏi giáo dục bảo vệ môi trường được giáo viên thường xuyên tiến hành ở các bài có tích hợp môi trường.Để mang lại kết quả cao trong việc thực hiện mục tiêu của mỗi phần,mỗi bài,mỗi chương phải thường xuyên xây dựng những câu hỏi liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường sẽ đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần giải quyết ,mà muốn giải quyết vấn đề đó thì học sinh phải tích cực vận động linh hoạt,sáng tạo những kiến thức đã có để hoàn thành nội dung giáo viên đưa ra. Đa số học sinh thường gặp khó khăn trong tiếp thu kiến thức bảo vệ môi trường cũng như việc áp dụng kiến thức bảo vệ môi trường vận dụng vào thực tế của mình .Vì vậy cần tăng cường vấn đề tích hợp bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và cấp bách. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN Từ thực tiễn giảng dạy,kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp ở trường THCS Đức Mỹ,tôi nhận thấy hiện nay giáo viên đã và đang áp dụng một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy. Tuy vậy việc áp dụng còn lúng 4
  5. túng đặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi,giáo viên thường sử dụng câu hỏi có sẵn,nhiều khi chưa sát với đối tượng học sinh,không kích thích phát huy được năng lực tự học ,sáng tạo của các em ,làm cho các em thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Từ thực tế đó với mong muốn tìm tòi các biện pháp giáo dục cho học sinh về vấn đề bảo vệ môi trường trong các tiết học nhằm trang bÞ cho các em mét hÖ thèng kiÕn thøc t­¬ng ®èi ®Çy ®ñ vÒ m«i tr­êng vµ kü n¨ng b¶o vÖ m«i tr­êng,trở thành các tuyên truyền viên trong công tác bảo vệ môi trường ,có thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp. Nên tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Bước đầu tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng môn Sinh học 9” III/ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN 1.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: *Về phía giáo viên. Trong thực tế giảng dạy ,giáo viên chỉ chú ý đến kiến thức cần hình thành ở bài học chứ chưa chú ý đến lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học, nếu có chỉ là sơ sài. Nguyên nhân: +Chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh đi tìm hiểu thực tế về thực trạng của môi trường ở một số nơi ở địa phương. +Hiểu biết về vấn đề môi trường và tác hại của nó đối với con người,gia đình và xã hội của giáo viên còn hạn chế. +Chưa cập nhật kiến thức thực tế sinh động nên chưa gây được sự chú ý nhiều của học sinh. +Các nguyên tắc cần đảm bảo khi khai thác các nội dung giáo dục môi trường đòi hỏi phải: Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học ,không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục môi trường.Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc ,có tính tập trung vào chương mục nhất định ,không tràn lan,tùy tiện .Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và 5
  6. kinh nghiệm thực tế các em đã có ,tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với mội trường.Việc thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải cập nhật tốt kiến thức về môi trường và có kinh nghiệm. *Về phía học sinh: +Thực trạng học sinh ít tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô nhiễm môi trường ,còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường. +Bản thân học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn xả rác bừa bãi,bẻ cây,bẻ cành và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường +Địa bàn xã Đức Mỹ thuộc vùng sâu nên việc thu nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng từ thực tế làm vốn kiến thức để vận dụng vào bài học của học sinh còn hạn chế.Vì vậy ý thức bảo vệ môi trường của các em là chưa cao. 2.Kết quả từ thực trạng trên. Thực trạng trên thể hiện rõ qua kết quả điều tra của tôi giữa học kì I năm học 2014-2015 tại trường THCS Đức Mỹ như sau: Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh Tốt Trung bình Yếu Lớp SS SL % SL % SL % 9/1 30 9 30% 10 33.3% 11 37% 9/2 30 7 23% 13 44% 10 33% 9/3 29 9 31% 14 48,3% 6 20.7% Tổng 89 25 28% 37 41.2% 27 30.8% IV/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Biện pháp chung: 1.1. Giáo viên có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay trong các hoạt động dạy của mình. Nếu trong cấu trúc bài học nội dung có liên quan tới môi trường được đặt ở cuối mỗi bài nên chiếm một nội dung rất nhỏ trong bài, tuy nhiên người giáo 6
  7. viên nhất thiết không được coi là phần phụ mà dễ bỏ qua. Cần đưa vào mục tiêu giáo dục của bài. Giáo viên dẫn dắt gợi ý cho học sinh tự nói dựa trên hiểu biết của mình, sau đó giáo viên khuyến khích cho điểm đối với học sinh đưa ra những thông tin đúng ngoài SGK. Ví dụ: Bài 53:Tác động của con người đối với môi trường . Giáo viên cho học sinh tự đọc thông tin tìm hiểu sự tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội - học sinh sẽ hiểu được thời kì nguyên thuỷ môi trường ít chịu tác động của con người, thời kỳ xã hội nông nghiệp đã chịu sự tác động chủ yếu của con người do hoạt động phá rừng làm rẫy, xây dựng khu dân cư đặc biệt đến thời kỳ xã hội công nghiệp thì việc cơ giới hoá nông nghiệp, đô thị hoá dẫn tới suy giảm môi trường. Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu những hoạt động của cộng đồng dân cư nơi mình đang sống có ảnh hưởng tới môi trường như thế nào? Cuối cùng tìm ra các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Như vậy ta cứ tiến hành tích hợp ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh vào các bài học liên tục. Từ đó hình thành cho các em thói quen bảo vệ môi trường trước hết ở phương diện lý thuyết sau đó sẽ thành hành động cụ thể khi các em hiểu rõ vấn đề. 1.2. Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi trường. Để giảng dạy kiến thức có liên quan đến môi trường, giáo viên cần tích hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường với kiến thức môn học thành nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên mối liên hệ lí luận và thực tiễn đựoc đề cập trong bài học. Vì vậy kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không phải muốn đưa vào lúc nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào.Đối với môn Sinh học có thể áp dụng hai dạng khác nhau: * Dạng lồng ghép 7