SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Lịch sử ở Lớp 5B trường Tiểu học Lý Tự Trọng

doc 16 trang sangkien 9624
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Lịch sử ở Lớp 5B trường Tiểu học Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_phan_mon_lich_su_o_lo.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Lịch sử ở Lớp 5B trường Tiểu học Lý Tự Trọng

  1. 1 I. TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ Ở LỚP 5B TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG II. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới phương pháp dạy học ở phân môn Lịch sử, đó là tìm cách chuyển quá trình thuyết giảng một chiều, áp đặt của người dạy trở thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của người học. Trong đó, sự trải nghiệm và nổ lực tìm kiếm kiến thức mới cho bản thân người học đóng vai trò chủ yếu chứ không chỉ đơn thuần là tiếp thu một cách thụ động từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, người thầy giáo phải biết khéo léo đặt vấn đề và tổ chức cho học sinh tự tìm tòi khám phá, phát hiện, hợp tác, chia sẻ, sàng lọc ý kiến, để giải quyết vấn đề. Mỗi phương pháp dạy học không thể phù hợp cho tất cả các bài học. Phương pháp đặc trưng bộ môn thường được áp dụng là định hướng quan trọng trong tiết dạy, nhưng áp dụng nó cần sự biến hoá vận dụng theo điều kiện hỗ trợ và năng lực của thầy giáo. Sự năng động, sáng tạo thể hiện ở việc kết hợp giữa giáo viên tự nghiên cứu ý đồ sách giáo khoa và sự lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Muốn dạy tốt phân môn lịch sử ở trường Tiểu học đạt hiệu quả cao, thầy giáo phải nắm vững nội dung và phương pháp tổ chức dạy học. Đây là một hoạt động nhận thức lịch sử, nếu giải quyết được vấn đề này sẽ có tác dụng không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học cho môn Lịch sử nói chung và phân môn Lịch sử lớp 5 nói riêng. Mở đầu bài diễn ca 01/02/1942 Bác Hồ có viết “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Cách đây hơn 80 năm mà Bác đã nhắc nhở lớp con cháu phải biết lịch sử nước nhà, tự hào và phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước. Muốn hiểu biết thì phải học, người học phải tích cực. Điều đó chúng ta cần nghiên cứu để tìm biện pháp dạy học môn lịch sử lớp 5 theo hướng phát huy tính tích cực. Bước đầu hình thành cho học sinh một số kĩ năng: Kĩ năng quan sát, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ sách giáo khoa, trong cuộc sống gần gũi với học sinh Kĩ năng đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; nhận biết đúng các sự kiện lịch sử; trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Qua đó các em có thái độ đúng đắn, ham học hỏi, thích tìm hiểu lịch sử, phát huy truyền thống anh hùng của ông cha, tự hào về quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Biết tôn trọng và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước.
  2. 2 Đi sâu tìm hiểu mục tiêu của từng bài tôi luôn đặt ra câu hỏi: Phải có biện pháp bổ trợ thiết thực để khắc sâu kiến thức cho học sinh, gây được hứng thú ở đầu tiết hoặc cuối tiết học, có xâu chuỗi kiến thức bằng hệ thống câu hỏi hoặc trò chơi thông qua phiếu bài tập. Nhận thức được tầm quan trọng và những hạn chế cơ bản của học sinh cũng như bản thân và nhiều giáo viên khác trong những tiết dạy- học phân môn Lịch sử lớp 5, nên tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn lịch sử tại lớp 5B trường TH Lý Tự Trọng”. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi học sinh lớp 5B trường Tiểu học Lý Tự Trọng, Bình Lâm, Hiệp Đức, Quảng Nam. Đối tượng nghiên cứu là chương trình phân môn Lịch sử 5. Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ 2/2014 đến tháng 02/ 2015. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN Khi bàn về vai trò giáo dục lịch sử nhà văn Nga Trécnexếpxki đã viết: “Có thể không biết, không cảm thấy say mê học tập môn toán, tiếng Hy Lạp và La Tinh, hóa học Có thể không biết hàng ngàn môn khoa học khác, nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà không yêu thích môn lịch sử thì chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ”. Ngày nay, trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển như vũ bão, xu thế quốc tế hóa đang là xu thế chủ đạo trên thế giới, việc giáo dục lịch sử càng được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa nhằm giữ vững bản sắc dân tộc, không hòa tan vào thế giới. Như vậy, vấn đề đưa ra là làm sao để học sinh hứng thú môn học, khắc sâu kiến thức lịch sử, tự hào và tôn vinh giá trị truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam. Dạy và học phân môn Lịch sử lớp 5 theo quan niệm hiện đại không phải là học thuộc lòng, nạp vào trí nhớ của học sinh theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe mà là: học sinh thông qua quá trình làm việc với sử liệu để tự tìm ra cho mình các kiến thức lịch sử. Phân môn Lịch sử 5 phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại, mỗi bài là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật tiêu biểu của một giai đoạn nhất định. Vì vậy, mỗi bài học, người giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung từng bài dưới nhiều phương thức và mức độ khác nhau giúp học sinh tiếp thu bài một cách hứng thú, tích cực, độc lập suy nghĩ. Đồng thời, các em biết lắng nghe ý kiến người khác chia sẻ, biết hợp tác công việc với bạn, biết đánh giá ý kiến của bạn và tự đánh giá mình. Qua đó, các em hiểu kiến thức một cách sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ lâu, nhớ nội dung mang tính cô đọng, trọng tâm sau một tiết học, một giai đoạn Lịch sử để có thể trình bày đúng và có hệ thống. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Tình hình thực trạng chung
  3. 3 Tôi xin được nói về thực trạng vấn đề học môn Lịch sử. Những năm gần đây, học sinh chẳng mặn mà gì với môn Lịch sử. Theo chuyên mục giáo dục ngày 26/7/2011, thống kê từ điểm thi các trường đại học cho thấy điểm thi môn lịch sử ở hầu hết các trường thấp có trên 98% bài thi môn Lịch sử dưới điểm trung bình. Thậm chí có trường chỉ một thí sinh đạt điểm trung bình môn sử. Đây là con số báo động, đáng lo ngại. Tại trường Đại học Quảng Nam, 99% thí sinh có điểm thi môn sử dưới trung bình. Trong số 900 thí sinh dự thi khối C, số thí sinh có điểm 5 chưa đếm đủ 10 đầu ngón tay (9 thí sinh). Kết quả đó cho thấy học sinh của chúng ta đang bị lu mờ về kiến thức lịch sử. Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, môn Lịch sử luôn là môn học bắt buộc và có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần dân tộc ở mỗi con người. Đứng trước thực trạng việc dạy và học môn Lịch sử như vậy, tôi nhận thức được vai trò của người thầy giáo và tầm quan trọng của việc dạy- học phân môn Lịch sử trong trường Tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn học này. 2. Những thuận lợi và hạn chế của lớp nghiên cứu a) Thuận lợi + Có sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của tổ chuyên môn, nhà trường. + Được sự động viên, hỗ trợ đắc lực của đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên phụ trách trong khối lớp. + Có tài liệu tham khảo trong thư viện trường. b) Hạn chế + Qua nghiên cứu khảo sát học sinh trong lớp, tôi nhận thấy phần lớn các em nắm kiến thức lịch sử còn mơ hồ. + Nhiều học sinh trả lời không hứng thú học phân môn Lịch sử vì bài học dài, nhớ lẫn lộn các sự kiện, thời gian, nhân vật lịch sử. + Học sinh chưa nhận thức đúng mục tiêu của môn học, chưa ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, chưa tích cực tư duy, suy nghĩ tìm câu trả lời đúng yêu cầu. Tinh thần hợp tác học tập chưa cao, nhiều em chưa tự tin, học thụ động. + Vốn trải nghiệm, tri thức lịch sử của học sinh hạn chế. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp qua việc làm bài tập để hiểu và nhớ thời gian, sự kiện và nhân vật lịch sử. Ví dụ 1: Khi dạy phần ôn tập giai đoạn từ 1858 đến 1945, giúp các em nhớ lại kiến thức đã học về các sự kiện, nhân vật lịch sử, tôi tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Các nhóm nhận phiếu bài tập.
  4. 4 - Bước 2: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học, thảo luận để nối thời gian ở cột A với sự kiện hoặc nhân vật lịch sử ở cột B. - Bước 3: Yêu cầu các nhóm trình bày từng ý, nhóm khác nhận xét. - Bước 4: Nhận xét, tuyên dương. Với cách làm này giúp học sinh nhớ lâu những sự kiện lịch sử nối liền với những nhân vật lịch sử tiêu biểu. a) Hoàn thiện phiếu học tập. Nối thời gian ở cột A với tên một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử ở cột B sao cho đúng: THỜI GIAN (A) SỰ KIỆN (B) a. 1- 9-1858 1. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập b. 1905 2. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập c. 5- 6-1911 3. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước d. 3- 2-1930 4. Pháp xâm lược nước ta e. 19- 8-1945 5. Cách mạng tháng Tám thành công 6. Phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi g. 2- 9-1945 xướng Theo em, trong các sự kiện nêu trên, sự kiện nào có vai trò quan trọng nhất? Vì sao? Đây là loại câu hỏi mà đòi hỏi học sinh phải tương tác lẫn nhau, suy nghĩ nhiều, có ý kiến sáng suốt, năng động. Có nhóm sẽ cho rằng Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, hoặc Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, hoặc Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, hoặc Cách mạng tháng Tám thành công, Có như vậy các em bàn cãi với nhau đưa ra lí lẻ để bảo vệ ý kiến của nhóm mình. Sau đó thầy giáo là người kết luận cuối cùng và tuyên dương các nhóm có ý đúng. b) Hoàn thiện phiếu học tập. Nối các thông tin ở cột A sao cho phù hợp với các thông tin ở cột B về các quyết định của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (Năm 1976) Cột A Cột B Tên nước 1. Thành phố Hồ Chí Minh b. Thành phố Sài 2. Lá cờ đỏ sao vàng Gòn- Gia Định c. Tiến quân ca 3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM d. Quốc kì 4. Hà Nội e. Thủ đô 5. Quốc ca
  5. 5 Ví dụ 2: Tôi thường cho các em củng cố lại kiến thức lịch sử thông qua các phiếu bài tập cá nhân để các em thực hiện. Chính vì vậy mà đã hình thành được kĩ năng học tập cá nhân. Mỗi em có một sổ tay tư liệu lịch sử, khi học xong bài học trên lớp, về nhà tự nguyện ghi vào các nhân vật, sự kiện của bài học đó nên giúp các em dễ nhớ và nhớ lâu Ví dụ: Một số phiếu bài tập cho từng giai đoạn lịch sử. (Ở phần phụ lục 1) 2. Phát huy tích cực của học sinh thông qua các hình thức học tập a) Phát huy tính trải nghiệm của học sinh Muốn học sinh nhớ lâu và không bị sai lệch thời gian, nhân vật, sự kiện lịch sử thì giáo viên phải tổ chức nhiều hình thức học tập, các hình thức vừa mang tính khoa học, mềm dẻo, vừa mang tính thực tế. Phối hợp các hình thức khác nhau để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Phát huy tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng, hăng hái và biết bảo vệ ý kiến của mình đồng thời biết lắng nghe ý kiến người khác, chia sẻ, hợp tác công việc với bạn. Cách làm này kích thích trí óc tìm kiếm suy luận, tư duy tưởng tượng của học sinh giúp các em nhớ lại, nhớ lâu, nhớ chính xác các sự kiện lịch sử đã diễn ra theo dòng thời gian. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực, tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Điều quan trọng đối với học sinh là gợi cho các em các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan gần gũi với cuộc sống của các em. Liên hệ tới việc làm này các em sẽ kể ra tên các vị anh hùng dân tộc được tôn vinh ghi danh trên những con đường, tên những trường học, liên đội, chi đội mang tên và các em sẽ nghĩ ngay đến công lao của vị anh hùng đó, hiểu được vì sao lại kỉ niệm các ngày lễ lớn. Ví dụ : Vào các ngày lễ lớn khi thông báo cho các em nghỉ học, giáo viên tổ chức cho các em trao đổi về ý nghĩa ngày lễ đó giúp các em hiểu được: Đó là ngày gì? Có ý nghĩa như thế nào? Các em cần tỏ thái độ như thế nào? Phải làm gì để xứng đáng với những cống hiến của những người đi trước? Ví dụ : Ngày 2 tháng 9 hàng năm là ngày Quốc khánh : Kỉ niệm ngày mà Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/ 1945). Qua cuộc sống trải nghiệm các em có nghe đâu đó những câu thơ hay, những câu chuyện kể về các anh hùng, danh nhân kiệt xuất về ngày này hoặc giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe một số câu thơ: “Hôm nay sáng mồng hai tháng chín Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ chim cũng nín Bỗng vang lên tiếng hát ân tình Hồ Chí Minh ! Hồ Chí Minh ! ” ( Tố Hữu)