SKKN Biện pháp chỉ đạo phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở Trường Tiểu học Trường Đông A, huyện Hòa Thành

doc 38 trang sangkien 01/09/2022 7260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở Trường Tiểu học Trường Đông A, huyện Hòa Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_phoi_hop_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_n.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp chỉ đạo phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở Trường Tiểu học Trường Đông A, huyện Hòa Thành

  1. Đề tài NCKH năm 2015 khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Tiểu học MỤC LỤC TIÊU ĐỀ Trang A.MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 4 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 4. Giả thuyết khoa học 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Giới hạn đề tài và thời gian nghiên cứu 5 8. Cấu trúc của đề tài 5 B.NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận về phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội ở trường Tiểu học 1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6 1.2. Một số khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu 6 1.2.1. Khái niệm về phối hợp 6 1.2.2. Khái niệm về hoạt động 6 1.2.3. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6 1.2.4. Vị trí, chức năng, nguyên tắc, nội dung 6 1.2.5. Cơ sở pháp lý 7 1.3.Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng và Đội TNTP.HCM 9 1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng 9 1.3.2. Nhiệm vụ của Đội TNTP.HCM 10 1.3.3. Vai trò, nhiệm vụ của TPT. Đội 10 1.4. Quan hệ phối hợp của Hiệu với tổ chức Đội 10 Chương 2; Thực trạng về phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội Trường Tiểu học Trưởng Đông A. 2.1. Tiến trình nghiên cứu 11 2.1.1. Khái quát về Trường Tiểu học Trường Đông A 11 2.1.2. Khảo sát thực tế 13 2.1.2.1. Thực trạng về nhận thức của Hiệu trưởng 13 2.1.2.2. Thực trạng, tổ chức phối hợp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội 15 Người thực hiện : Lê Kim Yến Trang 1
  2. Đề tài NCKH năm 2015 khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Tiểu học 2.1.2.3. Nội dung và hình thức phối hợp 18 2.1.2.4. Thực trạng cơ sở vật chất và tài chính 19 2.2. Kết quả nghiên cứu 21 2.3. Những kinh nghiệm 22 2.3. Đánh giá việc phối hợp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội 22 2.3.1. Những ưu điểm 22 2.3.2. Những thuận lợi 22 2.3.3. Những mặt hạn chế 22 2.3.4. Những khó khăn thách thức 22 2.4. Những ý kiến đề xuất 22 Chương 3: Những biện pháp tăng cường phối hợp hoạt động ngoài giờ của Hiệu trưởng với Tổng phụ trách Đội có hiệu quả 3.1. Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ GV và HS 24 3.2.Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp 24 3.3. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá 25 3.4. Tổ chức rút kinh nghiệm và giao lưu 25 3.4.1. Đối với hoạt động rút kinh nghiệm 25 3.4.2. Đối với các hoạt động giao lưu rút kinh nghiệm 26 3.5.Tăng cường phối hợp với các đoàn thể 26 C. KẾT LUẬN 1. Kết luận 27 2. Một số khuyến nghị 27 2.1. Đối với phòng giáo dục 27 2.2. Đối với nhà trường 27 2.3. Đối với địa phương 28 Người thực hiện : Lê Kim Yến Trang 2
  3. Đề tài NCKH năm 2015 khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Tiểu học A MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục là nnền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc và là cơ sở vững chắc cho sự phát triển con người Việt Nam. Với mục tiêu đào tạo con người mới, phát triển toàn diện có đầy đủ cả đức lẫn tài. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là mũi nhọn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh trong nhà trường song song với kế hoạch dạy học. Đảng và nhà nước ta luôn luôn coi đầu tư vào con người là đâu tư cho sự phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong đó Đảng ta khẳng định “Muốn tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Điều 23, của Luật giáo dục. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học: “ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở”. Trong nhà trường Tiểu học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần củng cố, mở rộng khơi sâu năng lực nhận thức các bộ môn văn hóa , khoa học và rèn luyện phẩm chất nhân cách, tính cách, tài năng cho học sinh. Nhận thức rõ vấn đề này, hiện nay các trường Tiểu học quan tâm chú ý tới công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, mở rộng nội dung, đổi mới phương pháp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sau cho hấp dẫn để thu hút được học sinh, giáo viên và các lực lượng xã hội tham gia. Các nhà quản lý đã chú ý chỉ đạo các công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách khoa học và sát thực hơn. Song có thể nói một cách khách quan rằng: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Những đổi mới đó cũng chỉ là bước đầu còn chưa phong phú về hình thức và nội dung cho nên các hoạt động này chưa thật sự thu hút học sinh tích cực tham gia. Từ việc nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, thực trạng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và những kiến thức lý luận về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được trang bị từ những năm trước. Thực tế , ở Trường Tiểu học Trường Đông A hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được chú ý đến chất lượng và hiệu quả. Xuất phát từ thực trạng đó tôi chọn đề tài : “Biện pháp chỉ đạo phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở Trường Tiểu học Trường Đông A huyện Hòa Thành” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu để nắm được bản chất về sự phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp phối hợp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội, để sau này vận dụng vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho nhà trường có hiệu quả hơn. Người thực hiện : Lê Kim Yến Trang 3
  4. Đề tài NCKH năm 2015 khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Tiểu học 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Sự chỉ đạo phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpcủa Hiệu trưởng với tổ chức Đội ở trường Tiểu học. Khách thể nghiên cứu: Sự phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpcủa Hiệu trưởng với tổ chức Đội ở Trường Tiểu học Trường Đông A. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu Hiệu trường nhà trường và tổ chức Đội nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phối hợp các hoạt động giáo dục và biết xây dựng nội dung hoạt động, phương pháp hoạt động và đề ra các biện pháp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh một cách khoa học và phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, trình độ của giáo viên và học sinh thì kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ mang lại hiệu quả thiết thực và chất lượng giáo dục ở học sinh và nhà trường sẽ nâng cao. Ngược lại, sự phối hợp đó thiếu đồng bộ, thống nhất và thiếu chặt chẽ nhất thiết sẽ mang lại hiệu quả giáo dục thấp kém cho nhà trường. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Xây dựng cơ sở lí luận về sự chỉ đạo phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội ở trường Tiểu học. Tìm hiểu thực trạng về sự chỉ đạo phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội ở trường Tiểu học Trường Đông A huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi về sự chỉ đạo phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội ở trường Tiểu học Trường Đông A nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu như sau : 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Phương pháp đọc tài liệu: phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết . . . . Nghiên cứu các văn bản tài liệu lí luận, những văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn bản Chỉ thị, Luật giáo dục, Luật giáo dục chăm sóc và giáo dục trẻ em, Điều lệ trường Tiểu họcvà một số tài liệu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường phổ thông, nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Hồ sơ, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, học sinh. Phương pháp toán học: Xử lý số liệu Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia . . . Người thực hiện : Lê Kim Yến Trang 4
  5. Đề tài NCKH năm 2015 khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Tiểu học 7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 7.1.Phạm vi giới hạn đề tài 7.1.1.Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về sự chỉ đạo phối hợp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Tìm hiểu về Hiệu trưởng với tổ chức Đội, giáo viên và học sinh ở Trường Tiểu học Trường Đông A 7.2. Thời gian nghiên cứu Tháng 6 nhận đề tài, xây dựng, xây dựng đề cương, gửi phiếu điều tra Tháng 7 thu thập và xử lý số liệu, viết bản nháp Cuối tháng 7 trình giáo viên hướng dẫn xin ý kiến, điều chỉnh, sửa chữa và viết thành văn bản khoa học chính thức – Nộp đề tài. 8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về chỉ đạo phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội ở Trường Tiểu học Chương 2: Thực trạng về sự chỉ đạo phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội ở Trường Tiểu học Trường Đông A Chương 3: Những biện pháp để tăng cường chỉ đạo phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng với Tổng phụ trách Đội có hiệu quả. KẾT LUẬN Mục lục Phụ lục. Người thực hiện : Lê Kim Yến Trang 5
  6. Đề tài NCKH năm 2015 khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Tiểu học B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG VỚI TỔ CHỨC ĐỘI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hiện nay việc nghiên cứu và thực sự phối hợp của Hiệu trưởng với tổ chức Đội trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường được thực hiện nhiều nhưng mỗi trường, mỗi nơi khác nhau, đa phần nhà trường chỉ thực hiện trong phạm vi trường học mà mình trực tiếp quản lý, giảng dạy. Cho nên khi đem những giải pháp ấy để áp dụng cho Trường Tiểu học Trường Đông A là không phù hợp vì mỗi trường có hoàn cảnh khác nhau, ở Trường Tiểu học Trường Đông A chưa có ai tham gia nghiên cứu đề tài này. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn tìm ra những biện pháp mới để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hơn nữa của nhà trường. 1.2.Một số khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu 1.2.1.Khái niệm về phối hợp Phối hợp là cùng hành động hoặc hoạt động hỗ trợ lẫn nhau trong công việc để hoàn thành mục tiêu đề ra. Vì thế sự phối hợp trong công tác là rất quan trọng, rất cần thiết. 1.2.2. Khái niệm về hoạt động Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội. Bất cứ một hoạt động nào cũng cần có sự tổ chức cụ thể nhằm mục đích để cho công việc hoàn thành nhanh, đúng tiện độ, hiệu quả. . . 1.2.3. Khái niệm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Là hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục tiêu, có kế hoạch, co tổ chức, được tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo cho các em có những nghỉ ngơi tích cực, để sản sinh ra nguồn năng lượng mới, hứng khởi mới, các em tích cực hơn trong quá trình đi tìm tri thức của chính bản thân các em. 1.2.4. Vị trí, chức năng, nguyên tắc, nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp a. Vị trí: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt động giáo dục trẻ em. Nó là cầu nối giữa nhà trường và xã hội giúp các em mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ thỏa mãn nhu cầu hoạt động của bản thân, mà còn giúp các em mở rộng hiểu biết giao lưu giữa các em với nhau giữa các em với xã hội bên ngoài. b. Chức năng: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em củng cố mở rộng, khơi sâu kiến thức cơ bản được học trong bài giảng hàng ngày, giúp trẻ được trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập cuộc sống và còn phát huy vai trò của nhà trường với đời sống xã hội. Người thực hiện : Lê Kim Yến Trang 6